Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày CQPTGL vào Giao Thừa Năm Đinh ...
-
Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...
-
I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the ...
-
Tại sao Hội Thánh lại dám mạo hiểm xưng mình là Thánh Thể của Đức Chí Tôn là Đại Từ ...
-
Nay, nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
Đề tài : Tham thiền để nghiêm khắc phán xét bản thân M LTH, Tuất thời Mùng 2 Thánh 4 Kỷ ...
-
Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
Đạo lý nhiệm mầu, pháp môn vô tận. Đời là một trường học để vạn hữu tiến hóa trong định ...
-
Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến ...
-
"Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia, ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/10/2021
NHAT KÝ CUỐI TUẦN
Nhat ky THANG CORONA
NHẬT KÝ THÁNG CORA (Ngày 05-4-20)
SUY NGẪM
. . . “Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu cũng không làm sao triệt thối được tâm đạo con người giải thoát. Bởi lẽ còn cống cao là còn chấp mạnh, chấp chặt vào cái gì thì cái đó bị trước bị ngăn, thì khổ não phiền còn thiêu đốt, lửa vô minh cháy cả trí khôn. Chấp danh lợi ái ân, danh lọi ái ân mất đi mà khổ, chấp pháp quyền kinh giáo chùa am, pháp quyền hình kinh chùa am mất đi mà lòng khiếp đởm bỏ tu chối đạo.
Biết đâu kẻ kia là công cụ để dồi mài thử thách cho bậc chơn tu, lẽ đâu tối mãi không sáng ra, tròn hoài mà chẳng khuyết, tới được không lui, âm trưởng thì dương tiêu, hết tiêu rồi đến trưởng, mà quẻ Thái mới có hào từ “Vô bình bất bất bí, vô vãng bất phục” [1] (Long Hoa GC-1976, Huyền Quan Đàn)
_____________
BÀI THƠ " IF " ( của văn hào Anh khôi nguyên giải Nobel Rudyard Kipling - XEM BẢN DỊCH vIỆT NGỮ PHÍA DƯỚI BÀI THƠ GỐC )
Theo Giáo Sư Phạm Trọng Lệ: “Bài thơ này của văn hào Anh khôi nguyên giải Nobel Rudyard Kipling đăng năm 1910, nói về đức tính khắc kỷ, (stoicism) chịu đựng nghịch cảnh, được chọn làm bài thơ hay nhất năm 1995 do đài BBC tổ chức trưng cầu ý kiến thính giả. Nhiều người dịch sang tiếng Việt, trong đó TchyA Đái Đức Tuấn, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (xem Thivien.net) mà theo tôi nghĩ là hai bài dịch hay, và cũng không nên quên bản dịch của Tâm Minh Ngô Tang Giao. Bản dịch sang tiếng Pháp rất hay của văn hào Andre Maurois. Bs Nguyễn văn Ái, cựu giám đốc viện Pasteur ở VN, cũng có bài dịch này trong Cỏ Thơm.
Trong giai đoạn hiện tại chúng ta và mọi người trên thế giới nên đọc, để vững tâm hơn trước mối đe dọa của đại dịch.”
IF ( Rudyard Kipling - (1865–1936)
If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don’t deal in lies,
Or being hated, don’t give way to hating,
And yet don’t look too good, nor talk too wise:
If you can dream—and not make dreams your master;
If you can think—and not make thoughts your aim;
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you’ve spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build ’em up with worn-out tools:
If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: ‘Hold on!’
If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with Kings—nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds’ worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that’s in it,
And—which is more—you’ll be a Man, my son!
Bác sĩ Mùi Quý Bồng đã cảm xúc và phóng tác ngay bài thơ này.
Mời quý vị cùng thưởng thức.
NẾU
Nếu mà con giữ thẳng được đầu
Khi mọi người cúi gục từ lâu
Và đổ lỗi cho con, họ muốn.
Nếu con vẫn tự mình tin tưởng
Khi mọi người đã nhuốm nghi ngờ .
Khi con vẫn kiên nhẫn đợi chờ.
Không nao núng khi mà người khác
Lừa dối con, hay là thù ghét
Nhưng con cần nên biết khiêm nhường
Tránh để không tự mãn, khoe khoang
Trong tất cả hành vi, lời nói.
Nếu con có thể mơ và nghĩ
Nhưng không bị chi phối quá nhiều.
Nếu có thể đối diện hai điều
Chiến Thắng hay bao nhiêu Tai Hoạ
Con vẫn đều hành xử như nhau.
Nếu con chịu đựng được nỗi đau
Thấy những lời, những câu trung thực
Con nói ra kẻ xấu bẻ quặt
Giăng bẫy cho người ngốc mắc vào.
Hay thấy những sự việc thanh cao
Mà con đầu tư vào bằng cả
Cuộc đời con bỗng nhiên đổ vỡ,
Và con phải gân cổ, còng lưng
Gầy dựng lại từng phần, từng phần
Với vật dụng vô cùng cũ kỹ.
Nếu con có gan đem tất cả
Gia tài mà con đã góp, gom
Tung hê hết trong cuộc đỏ đen
Rồi sẽ bắt đầu gom góp lại
Từ trắng tay mà không tiếc nuối
Không thốt nửa lời nói thở than.
Nếu trái tim, gân cốt, tâm thần
Con suy yếu, nhưng con vẫn gắng
Dù tất cả thân thể con trống rỗng,
Trừ một điều, ý hướng kiên trì.
Thì con ơi, cứ vững tâm đi.
Nếu con với mọi người tiếp cận
Hay vua quan kết làm bầu bạn
Mà vẫn giữ phẩm hạnh chu toàn.
Nếu kẻ thù, hay bè bạn thân
Không ảnh hưởng, tổn thương con được.
Nếu mọi người tính toán sau trước
Nhưng vẫn là mực thước với con.
Và nếu mỗi một phút đang còn
Con lấp thật kín bằng sáu chục
Giây thời gian ý nghĩa đích thực
Thì con ơi, hạnh phúc nào hơn
Trái đất này, con là chủ nhân
Với mọi thứ đầy tràn trên đó
Và, một điều quan trọng hơn nữa,
Là như thế, con sẽ thành nhân!
MÙI QUÝ BỒNG
(phóng tác) - 03/28/2020
VII. Nhat ky THANG CORA
NHẬT KÝ THÁNG CORONA (ngày 01/4/2020)
TỰ THẮP SÁNG HIỆN HỮU
Thiện Chí biên soạn
“Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm.” (Ga 12,46)
Một Ki-Tô hữu đã nhắc lại câu Thánh kinh trên để kể chuyện “Làm thế nào sống trong ánh sáng”:
“Một hôm, vị đạo sĩ hỏi đệ tử: làm sao có thể biết được là ngày đã đến và đêm sắp kết thúc. Mỗi đệ tử trả lời một cách khác nhau nhưng không câu nào làm ông hài lòng. Sau cùng ông nói: “Khi chúng ta nhìn vào người bên cạnh, nếu chúng ta có thể nhìn người đó như người anh em của chúng ta, thì lúc đó là ngày đã đến chúng ta, nhưng bao lâu chúng ta chưa đạt được điều này thì chúng ta sống trong đêm tối.” (Góp nhặt)
Chúng ta phải sống như con cái sự sáng, không phải vì ích lợi cho chúng ta, mà còn để cho đời này bớt tối tăm. Thánh Phalô khuyên: “Anh em hãy chiếu sáng như những vòm sao trên bầu trời thế gian.”[2]
Đối với tín hữu Cao Đài, trên đường tu học hành đạo, muốn đạt được kỳ cùng mục đích, điều kiện tiên quyết là phải “tự thắp sáng hiện hữu”.
Thắp sáng hiện hữu có nghĩa là tự nhận thức con người thật mà mình đang sống; tức nhìn thẳng vào giá trị con người mình ở giữa xã hội, không che đậy, không mơ hồ tự dối. Như thế gọi là “tự biết mình”. Biết cái CON lẫn cái NGƯỜI của bản thân, cái “tâm” lẫn cái “thể”, cái “văn” và cái “chất”. Biết “con” là bản năng thú tánh còn lưu lại trên đường tiến hóa; biết “người” là nhân bản, là linh căn bẩm thụ từ Thượng Đế. Biết được rồi mới biết TỰ CHỦ để chế ngự cái “con” và hành sử nhân năng, tức cái “Người”.
Sách Đạo Học Chỉ Nam[3] viết: “Giá trị con người do con người tự tạo. . . Nhưng đứng về cá nhân mà xét, thật hoàn cảnh xã hội và con người hiện nay, nhận thấy có gì xứng đáng đâu? Con người là một hạt sương trên ngọn cỏ, một lượn sóng giữa trùng dương, thoạt mất thoạt còn, yếu ớt đến nỗi một con vi trùng, một ngọn gió phớt qua cũng đủ tiêu diệt trong một giờ hàng trăm hàng vạn người.
Một mặt khác, con người phải luôn luôn nhớ rằng: mình là “âm dương chi giao, quỷ thần chi hội”. Nghĩa là: Mình đứng giữa âm dương, phân nửa là thần, phân nửa là quỷ, có phải mà cũng có quấy, có thiện mà cũng có ác, vậy con người phải chọn con đường mà đi. Đi trúng con đường lành thì lên, bằng sái con đường lành thì xuống. Con người còn có thể tu nên Tiên, nên Phật, làm sư biểu cho muôn đời. Như thế, giá trị con người không phải là con người tự tạo cho mình sao?
Vậy vấn đề nhân bản là vấn đề hóc hiểm mà quan yếu. Nếu bản (gốc) không lập, thì Đạo không sanh. Người không gốc, thì người không đứng vững. Mà người là tâm, gốc của tâm là tánh. Biết vun trồng bản tánh, mới thiệt chỗ căn cơ, tông tổ của người.”
Nên Thánh giáo Cao Đài có dạy:
“Muốn làm người hành giả đi trên Đại Đạo để tìm về nơi nguyên bổn vĩnh cửu trường tồn, thì Bổn Huynh khuyên hãy thắp sáng hiện hữu trước khi để nhận thấy chỗ cứu cánh thật sự của đạo pháp, thì bước đường tu tiến mới vững vàng khi gặp lúc thiên ma vạn chướng ngăn ngõ đón đường, mới không bị chùn bước.”[4]
Thắp sáng hiện hữu không chỉ như thắp ánh đèn mà cả một quá trình chủ động trau dồi trí năng và nhân cách:
“. . .Học đạo rất hữu ích đó chư hiền đệ hiền muội! Học đạo lý bên ngoài để làm sáng tỏ đạo lý bên trong, nên nói học đạo là để làm người chí nhân chí mỹ. Tu công lập quả để đắp xây âm đức. Luyện đạo là chính mình làm sáng cái đạo tự hữu hằng hữu của mình để có một đời sống thực tiễn và ý nghĩa hơn. Như vậy, dầu lớn nhỏ, khi có tâm chí thì tu luyện cũng thành công. Nay được gặp thời kỳ ân xá mở rộng pháp môn, Thiêng liêng chống con thuyền đưa người vượt qua bỉ ngạn, nếu ai không giác ngộ thì khó sang qua đời thánh đức và khó vào cõi an lạc.”[5]
Như thế, thắp sáng bằng công trình đối trị thất tình lục dục; bằng công quả hy sinh giúp đời; bằng công phu quán chiếu nội tâm. Nên thánh giáo đã dạy tiếp:
“Hiện tại (…) lòng người điên đảo, ngoài thì tình thế rối ren, vì thế mỗi vị nên tự thắp sáng chính mình, có như vậy thì giờ khắc công phu cũng như phương pháp thiền định mới hợp với thiên lý và nhơn tâm, thì điển lực diệu dụng mới chan hòa khắp nơi và thắp sáng được hiện hữu, thì người Thiên ân hành giả mới cùng với Thánh Hội đem đến kết quả cho nhơn sanh, vừa tự độ, độ tha.”[6]
Trách nhiệm của người tín hữu bình thường, tự tu, cầu tiến phải rất cần mẫn như thế, còn đối với người hướng đạo giáo dân vi thiện còn nghiêm nhặt hơn nữa:
“Người lãnh đạo Thiên ân phải biết thắp sáng chính mình bằng khắc kỷ phục lễ, dám nhận khuyết điểm của mình trước đại chúng để đánh tan mối hoài nghi trong phần hành sự của mọi người, đó mới thật là sám hối.
Người Thiên ân hướng đạo mà chưa có cái đại hùng đại lực ấy thì chưa thể chấp trì quyền pháp của Đức Chí Tôn.[7]
Thiển nghĩ, bốn câu thánh thi sau đây có thể đúc kết, làm cẩm nang sống đạo cho mọi người giác ngộ đang cố gắng tự thắp sáng hiện hữu trên đường hành đạo cứu đời:
“Một trời, một đất, một lòng tin,
Biết đạo, trước tiên biết được mình,
Mới biết sống đời là sống đạo,
Đại thừa sứ mạng rất phân minh.”[8]
T H ÁN H G I Á O VỀ ĐẠO PHÁP
“Về đạo pháp, các con cũng biết, Thầy đến lần ba này làm cho nhơn loại khắp trên mặt địa cầu được sống lại ơn cứu độ lan chảy khắp năm châu. Trước đây năm sáu mươi năm, các con cũng thấy các tôn giáo như ngủ mê, mà từ ngày được đạo Thầy hoằng khai thì các tôn giáo lần lượt chấn hưng sự sống, đó chẳng những đến cho các con mà đến khắp hoàn cầu, nên phong trào đạo đức đâu đâu cũng sống dậy. Nhưng dòm lại nơi các con được Thầy ban trao quyền pháp thì chưa thấy gì để làm tiêu biểu một nền đạo đức mới để rồi liên hiệp các nơi những hướng đạo như các con. Thầy chưa hân hạnh được thấy đứa nào trở nên thánh thiện, vì phần đông các con lo ganh đua phần hình tướng mà ít thấy đứa lo tu tỉnh nội tâm, dầu có chăng cũng nhận cái giả làm chơn chất, chấp ngón tay mà cho là mặt trăng, vì vậy chưa thấy chỗ chơn không huyền diệu.(…)
Một ngày tới đây, nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nơi này được nhơn vật khắp hoàn cầu sẽ đến cùng các con mà cầu Đạo, hỏi Đạo, nhưng các con chưa được mấy đứa đắc chứng chơn truyền. Nếu các con không làm được Thánh, khó mong hóa độ người người. Nếu đem tài đem sức mà tranh thì các con phải thua xa mọi người, làm sao mà cho họ phục? Nói tài nói sức thì các con phải thua xa, các con có hơn chăng là nhờ đạo đức, mà đạo đức không trau giồi thì làm sao hoàn thành sứ mạng?”
(Đức Chí Tôn , Bát Nhã Thiền Đường, 2.7.1974)
T H Á N H GIÁO
( Long Hoa Giáo Chủ -Huyền Quang Đàn, 1976)
“Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng chấp một chỗ một bên, mà lòng trở thành chướng ngại hạn hẹp, nhỏ nhen, thiếu lượng từ bi thì sao thấy được “tánh” mà thành được Đạo.
Kẻ Hướng Đạo người tùng pháp vượt ngoài lẽ tương đối mà nhập với đại trung đại nhứt, thì gọi là giải thoát; mà chưa vượt khỏi cặp mâu thuẫn kia thì đành muôn thuở lăn quay trong lẽ tiêu tức dinh hư, mãi mãi lên xuống nổi chìm, tử sanh ràng buộc trong biển khổ não phiền mờ mịt, trong vòng thức giác vô minh, làm sao thấy được chơn tâm tự thể mà lên bờ giải thoát.
Kẻ tùng pháp đi đến Đạo, kẻ truyền giáo mở phương tiện pháp môn, đều phải “hư tâm nhược kính” để lòng mình tự nhiên như tấm gương trong, vật đến thì nó hiện, vật đi thì nó không hiện, đến cũng không phải cầu mời, đi cũng không lòng cầm giữ, không lưu luyến, không chọn lựa, không ghét thương, tâm ấy là tâm hư, Phật gọi “vô cấu vô niệm” cũng như các bậc danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc, bịnh thì thiên biến vạn hóa lúc nhiệt lúc hàn, hoặc trong nhiệt có hàn, trong hàn lẫn nhiệt, hoặc giả hàn, giả nhiệt biết bịnh mà lập phương theo lẽ thiệt hư mà liệu dược, không chấp nhất một bề. Không phải chỉ có một toa mà bệnh nào cũng dùng được.”
BÀI ĐỌC THÊM
Kiến Tánh Thành Phật
Author: TvTrucLamTuQuang
https://www.epub.vn/books/kien-tanh-thanh-phat-1577885957
KỆ KIẾN TÁNH
Một điểm rỗng rang thể vốn không,
Muôn điều tạo hóa ấy cơ đồng.
Bao la thế giới ngoài trời đất,
Lặng ánh hàn quang cõi cõi trong.
Ở Thánh chẳng thêm phàm chẳng bớt,
Vuông tròn tùy món mặc dung thông.
Nghìn sông nước lắng trăng in bóng,
Hoa nở khắp nơi rực sắc hồng.
Âm :
Nhất điểm hư vô thể bổn không,
Vạn ban tạo hóa giá cơ đồng.
Bao la thế giới càn khôn ngoại,
Trạm tịch hàn quang sát hải trung.
Tại Thánh bất tăng phàm mạc giảm,
Phương viên tùy khí nhậm dung thông.
Thủy trừng nguyệt hiện thiên giang ấn,
Sắc ánh hoa khai đại địa hồng.
Như vậy bài kệ Kiến tánh là bài kệ nói về việc nhận ra bản tánh Phật:
Một điểm rỗng rang thể vốn không, muôn điều tạo hóa ấy cơ đồng. Nghĩa là nơi chúng ta ai ai cũng có một điểm sáng, nó không có hình tướng cho nên rỗng rang không giới hạn, thể của nó vốn không, nơi mọi người đồng nhau không khác. Những hiện tượng tạo hóa lập bày ở thế gian, đứng trên bản thể rỗng rang sáng suốt mà nhìn thì nó đồng nhau không khác.
Bao la thế giới ngoài trời đất, lặng ánh hàn quang cõi cõi trong. Người đời thường nói trời đất trùm cả muôn sự muôn vật, nhưng ở đây nói cái điểm rỗng rang hay Phật tánh của mỗi người trùm cả trời đất, chớ nó không ở trong trời đất cho nên nói “bao la thế giới ngoài trời đất”. Sát hải chỉ cho thế giới nhiều như biển cả, cũng không ngoài cái tánh rỗng rang của chính mình. Cái điểm sáng đó là ánh sáng mát mẻ soi khắp muôn cõi.
Ở Thánh chẳng thêm, phàm chẳng bớt, vuông tròn tùy món mặc dung thông. Điểm linh quang này ở Thánh chẳng thêm ở phàm chẳng bớt, nơi Bồ-tát cũng như nơi phàm phu cái tánh sáng đó cũng như vậy không tăng không giảm. Nhưng tại sao các Ngài thì sáng suốt thành Thánh còn chúng ta thì mê muội phàm phu ? Bởi vì các Ngài nhận được tánh sáng đó và hằng sống với nó nên thành Thánh, chúng ta thì có mà quên đi nên là phàm, chớ chẳng phải không có hoặc kém hơn các Ngài. Tánh giác thì dung thông không ngăn ngại, tùy theo món đồ vuông thì nó vuông, tròn thì nó tròn, tùy theo món đồ mà nó hội nhập. Món đồ là ví dụ, chớ sự thật thì tánh giác ở nơi trời, nơi người thì nó như trời như người, ở nơi con vật thì nó giống như con vật. Tùy hình tướng chúng sanh phàm phu thấp kém, hay Thánh hiền nó vẫn bao dung trong đó, nó không nhỏ lại hay lớn hơn mà dung thông, tùy theo nghiệp của chúng sanh mà ứng hiện.
Nghìn sông nước lắng, trăng in bóng, hoa nở khắp nơi rực sắc hồng. Một nghìn con sông mà nước lóng trong thì có một nghìn cái bóng trăng hiện. Nhưng dưới nước có nghìn mặt trăng mà trên chỉ có một mặt trăng. Như vậy mặt trăng là một mà bóng mặt trăng thì có cả nghìn cả muôn, để nói rằng pháp thân thì không hai mà ứng hóa thân thì vô số.
NHẮN LỜI CÙNG COVID !
Ôi! Covid! Ngươi vốn một vi sinh trên quả đất,
Mà địa cầu, môi trường dành cho sự sống xanh,
Lẽ ra ngươi là những mầm sống an lành,
Sao lại nỡ tung hoành gieo sự chết,
Hay ngươi muốn làm vua cao tuyệt đích,
Nhớ răng:
Luật tiến hóa không chỉ hủy diệt đâu !
Cơ bảo tồn sẽ đem sự sống dài lâu,
Trời đã trao con người một tiềm năng thiên chức,
Lớp trước ngã, lớp sau càng tâm quyết,
Vì Người là chủ thể của tình thương,
Và ngươi, dù có kế quỷ vương,
Chẳng bao giờ soán được ngôi Thượng Đế,
Bởi Ngài là lẽ thật là tình thương muôn thuở,
Còn Covid, ngươi sẽ rả tan dưới ánh mặt trời,
Covid ơi! Đạo lý và khoa học đã chứng minh rồi !
Sám hối đi thôi !
TH.CH. Fb 30/3/2020
MESSAGE TO COVID !
Oh! Covid! You are a microorganism on earth,
But the earth, the environment for green life,
You should be the seeds of peace,
How dare you sow death,
Or do you want to be the supreme king,
Remember that:
The law of evolution is not just destructive!
It will bring long life,
God has given man a divine potential,
The first class fell, the next class more determined,
For He is the subject of love,
And you, though you have the devil king scheme,
Never usurped the throne of God,
For He is truth and eternal love,
As for Covid, you will scatter in the sun,
Oh Covid! Ethics and science have proven it!
Just repent!
TH.CH. Facebook March 30, 2020 (Đã chỉnh sửa)
Trach Nguyen
Đã chia sẻ với Bạn bè của bạn
CẢNH TRẦN THẾ LẮM ĐIỀU KHỔ NẠN
Cảnh trần thế lắm điều khổ nạn,
Thấy con người chẳng đặng an toàn;
Khắp nơi trược khí tràn lan,
Phải chăng tạo hóa dựng màn diệt vong?
Hay do bởi lòng người điên đảo;
Xui con người đến cảnh tang thương,
Trả vay vay trả khôn lường;
Khơi nguồn thánh đức, mở màn quy nguyên.
(Bảo Pháp Huỳnh Chơn)
[2] Nguyễn Ngọc Xuân, bài viết “Ánh sáng” từ Fb.
[3] Minh Lý Thánh Hội, Đạo Học Chỉ Nam, Mục “Giá trị con người do con người tự tạo”.
[4] Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-5 Đinh Tỵ (17-6-1977).
[5] Ibid.
[6] Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 03-11 Kỷ Mùi (21-12-1979).
[7] Ibid.
[8] Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15-01 Nhâm Tuất (08-02-1982).