Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
LIỄU giải (1) cho đời nhẹ tội khiên(2 TÂM người Bồ Tát(3) rộng vô biên CHƠN như bất động,(4) chơn như ...
-
Le Tao /
L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...
-
Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...
-
Đức Ngô Minh Chiêu là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế; đứng đầu một nhánh ...
-
Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...
-
Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...
-
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là ...
-
"Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...
-
Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo ...
-
by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...
-
Đại Từ Phụ vì đức háo sanh đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu rổi các chơn linh ...
-
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2008
Đúc kết Hội thảo về cố Đạo Trưởng Huệ Lương
Thật vậy, Đức Chí Tôn đã minh thị rõ ràng từ trước (1967): "Vậy các con chung nhau mà gìn giữ cho tương lai, không phải riêng chỉ cho Minh Lý mà chung trong hệ thống loài người, thì Quế phải đóng một vai trò làm cái cầu cho những nguyên nhân sớm về cùng Đạo. Thầy ban cho con một ghế để đi lại khỏi ngỡ ngàng, mà cũng luyện được lòng con: không ta, không người, không không, để về với Đạo. . . . Hôm nay Thầy đặt vào con trên ghế Vĩnh-Tịnh Sư, tăng phong Minh- Thiện lên Siêu-Tịnh Sư giữ phần Định-pháp, còn Quế giữ phần Hoằng-pháp". [1]
Lần giở lại những trang sử thời kỳ những năm 30-40-50, trong khi Minh Lý Đạo đang tiến hành cơ định pháp thì ĐT. Huệ Lương lãnh vai trò quan trọng cơ hoằng pháp, chuyển biến từ năm 1936 thành lập Liên Hòa Tổng Hội, đến Đại Hội Long Vân Đệ Nhất, rồi Đại Hội Long Vân Đệ Bát nhân dịp khánh thành Thánh thất Trung Thành là cơ duyên đưa ĐT. Huệ Lương vào sứ mạng lãnh đạo Hội Thánh Truyền Giáo từ 1956 sau thời kỳ Đạo Cao Đài và bản thân ĐT. chịu pháp nạn. (Tham luận của ĐT. Thượng Hậu Thanh)
Thế là ĐT. đã trực tiếp tham gia vào sứ mạng TRUNG HƯNG CHÁNH PHÁP, để "hoằng pháp" vậy.
Đến năm 1962, để có thêm động năng thống nhất tinh thần toàn đạo, Đức Chí Tôn ân tứ cho Đức Lý GiáoTông lập Ban Phổ-Thông Giáo-Lý do Ngài làm Trưởng Ban và chỉ định Ngài Huệ-Lương cùng Đạo trưởng Chơn-Tâm làm Đệ nhứt và Đệ nhị Phó Trưởng Ban. Cùng lúc Ngài Huệ-Lương mở lại cuộc vận động hiệp nhứt chi phái, lập một phái đoàn đi thăm Tòa-Thánh Tây-Ninh, Hội Thánh Bến-Tre, Hội Thánh Tiên-Thiên.
Đến năm 1965 cơ Đạo qua một khúc quanh, trong đó "nền đạo MINH-LÝ được phục hưng, cửa pháp rộng khai, nguồn ân chảy đến, điển huệ sáng soi, Thần cơ tái hiện."[2]
Huyền diệu thay, năm 1965 cũng là năm khai mạc Văn phòng Phổ Thông Giáo Lý, tiến tới thành lập Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài Giáo Việt Nam. Đầu năm sau, ngày 14 tháng 2 năm Bính Ngọ (05-3-1966). ĐT. Huệ Lương được sắc chỉ :
"Huệ Lương!
Mấy mươi năm nhọc nhằn gian khổ,
Suốt một đời củng cố đạo tâm,
Thiên nhơn lý đạo xét tầm,
Mạng Trời trao để vững cầm Cơ Quan.
Hiền đệ! Bần Đạo thừa sắc chỉ, trao nhiệm vụ Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài Giáo Việt Nam cho hiền đệ. Hãy thành tâm tạ ơn Chí Tôn và đứng lên thi lễ cùng huynh đệ."[3]
Từ đây là thời cơ hai nguồn thần lực tương liên, tương hiệp, thúc đẩy cơ đạo tiến triển thêm về Chơn pháp và Đạo học, theo lời dặn dò của Đức Trần Hưng Đạo:
"Đây Bản Thánh dặn dò Định-Pháp cùng Huệ-Lương, luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn đạo thể cho xứng đáng một hướng đạo sư giữa thời thế loạn. Định Pháp, bên trong sưu tầm nghiên cứu giáo lý, đem lại cho người đời hiểu rõ " thuần chơn vô ngã’’ là thế nào, " vạn giáo nhứt lý’’ là thế nào. Huệ Lương, bên ngoài nắm giềng mối cơ quan PTGL, đem lại cho người đời sự hiểu biết chỗ tương quan thiết thực "Tam giáo đồng nguyên’’, "Ngũ chi hiệp nhứt"
Ngoại giáo, nội tâm, hai công thức quan trọng nầy do nhị hiền đệ thọ lãnh, phải làm sao đạt đến hồi kết quả chân chính của nền Đạo học; hiện tình cơ đạo ngày nay đã diển tiến nhiều tấn tuồng bi đát. Muốn duy trì lại một mức độ thăng bằng cho khỏi đảo điên nhân vật, nền Đạo học cần xây đấp vững chắc, lý đạo cần xương minh, càng sớm càng hay, càng nhiều càng tốt…’’ [4]
Nhưng đạo pháp trường lưu, mà hàng thiên ân sứ mạng trước sau phải theo luật tre tàn măng mọc, nên song hành với xương minh chánh pháp, còn phải lo bề tiền tấn hậu kế. Nên ĐT đã nhiều lần nhắn nhủ thế hệ tiếp nối như sau:
"Các em nam nữ sinh viên! Các em là tương lai đầy sinh lực của gia đình và sau cùng là của xã hội và Hội Thánh. Các em cần được bảo vệ, giúp đỡ mọi mặt để vươn mình lên một cách vui tươi, lành mạnh, hào hùng hầu đảm nhiệm một cách xứng đáng cái di sản vô giá về vật chất cũng như tinh thần của Hội Thánh. Hội Thánh trông cậy ở các em và đặt hết kỳ vọng ở các em. Các em nên luôn luôn nghĩ đến điều ấy.[5]
Với tinh thần thừa kế chí hướng tiền nhân, với tâm huyết đầu tư cho tương lai đạo nghiệp, chúng ta hãy cùng ghi nhận đề xuất cụ thể cho ba trung tâm quyền pháp đạo do vị tham luận viên Hội Thánh Truyền Giáo (Gs Thượng Văn Thanh) nêu lên: "Chủ trương cụ thể hóa "hoài bão xây dựng một thế hệ trẻ trung, mầm non tiếp nối đời sống tâm linh thánh thiện theo luật tiền tấn hậu kế, tre tàn măng mọc trong tinh thần huynh đệ đại đồng trong mai hậu", mà sự chân thành cộng tác là điều kiện và cơ hội tốt để hiểu biết, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiền hữu Thượng Văn Thanh cảm nhận rằng cuộc Hội thảo đang đem lại " ấn tượng truyền sinh, tạo sự sống mới cho tương lai". Cảm nhận này ngẫu nhiên trùng hợp với phương án "Lập thân hành đạo" của giáo sĩ Huệ Ý(CQPTGL) dành cho người Thanh niên, người tín hữu Đại Đạo; và ý kiến của hiền hữu Lễ sanh Thượng Khóa Thanh (HT.Truyền giáo) mạnh dạn đề nghị ba Thánh sở mau chóng hợp tác thực hiện trọng trách đã đế ra.
Trở lại tham luận của Minh Lý Thánh Hội (ĐT. Đại Bác) về tấm gương sáng của ĐT. Huệ Lương, tham luận nhấn mạnh tinh thần "Dung hòa- hiệp nhất" trong cuộc đời hành đạo của Người, chứng tỏ Người là một Thiên ân, một sứ đồ mà Đức Chí Tôn trao quyền pháp để gieo giống "Thuần chơn vô ngã", "Vạn giáo nhất lý", "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát" trong hơn nửa thế kỷ đầu của Đại Đạo TKPĐ.
Muốn tìm một bậc chân tu mạnh dạn phá chấp mọi hình thức tôn giáo: tâm truyền hay công truyền, Tòa thánh hay Hội thánh, Thánh thất hay Cơ Quan, Chức sắc hay Chức vụ; chỉ nhắm một mục đích tối cao của Sứ mạng Đại Đạo, sẽ gặp người chân tu tiêu biểu chính là ĐT. Huệ Lương Trần Văn Quế. Thật vậy, nên Đức Chí Tôn đã chọn lựa Người để đặt định chuẩn cho bậc hướng đạo thế thiên hành hóa: "không ta, không người, không không để về với Đạo." (Thánh Ngôn Minh Lý, 6-8-1967).
Đạo nghiệp và hoài bão của Người chứng tỏ Người xứng đáng nêu gương thực hiện những chữ không ấy. Và tin tưởng rằng đoàn hậu tấn tiếp tục chí hướng cùng đạo nghiệp của Người đang gieo rắc lý tưởng thống nhất tinh thần quy nguyên Đại Đạo ra khắp nơi.
Nhắc lại sứ mạng của Ngài Tổng lý Minh Đạo đồng hành cùng chư thiên ân tại Minh Lý Thánh Hội, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và lãnh đạo Cơ Quan PTGLĐĐ, bài tham luận tỏ ra đặt niềm tin vào thiên cơ đã khai minh Đại Đạo, hoằng giáo tại thánh địa Nam bang bằng Chánh pháp song hành Phước huệ song tu.
Hơn nữa, nhìn vào tình hình sinh hoạt tâm linh và sự ra đời các tôn giáo có chủ thuyết đại đồng trên thế giới, cộng với khuynh hướng liên giao hòa ái của giới Cao Đài trong ngoài nước, đang mở ra một triển vọng tìm thấy giải pháp an định cuộc đời và thống hợp tâm linh. Bài tham luận còn đặt trọng tâm vào hoài bão của chư Thiên ân về cơ thống nhất nền Đạo và triển vọng Quy nguyên của mọi nguồn tư tưởng và định hướng tâm linh trên thế giới. Chính ĐT. Huệ Lương từng dẫn đầu phái đoàn Cao Đài Việt Nam đi dự Hội nghị Tôn giáo thế giới tại Tokyo( Nhật Bản) năm 1955, và gần đây năm 2004 đại biểu Cao Đài và Minh Lý cũng có cơ hội tham dự Hội nghị Tôn giáo thế giới tại Barcelona Tây Ban Nha. Đặc biệt, ngày nay người ta đã nhận thấy xuất hiện nhiều tượng đài tôn vinh Thượng Đế bằng Thiên nhãn ở Trung Đông.
Nhưng trước sự thúc bách của cơ đời cơ Đạo, những người sứ mạng không thể an tâm trong niềm tin và niềm hy vọng, mà phải cùng nhau đề ra những kế sách hữu hiệu cho con người và cho tổ chức (Tham luận của ĐH. Tường Chơn):
_Về con người, Ơn Trên đòi hỏi những đức tính: "…Tuy sống còn tại thế, làm một công dân như các công dân khác, nhưng tâm hồn ( tư tưởng ), ngôn ngữ hoàn toàn là người có mực thước đức độ, mô phạm gương mẫu, còn những hành động thì toàn là hành động ích chúng lợi tha. Như vậy, tuy chưa giải thoát phần nhục thể, tâm hồn đã giải thoát tại thế gian …" [6] mà chính Ngài Huệ Lương là một chân dung tiêu biểu, để cho Đức Chí Tôn sử dụng tạo thế liên hợp-dung hòa cho toàn Đạo.
_ Về kế sách, một kế sách hội nhập trong lòng Đại Đạo trên cơ sở Khối Minh Lý-Truyền Giáo-Cơ Quan mà Ngài Huệ Lương là chất keo gắn kết từ lâu, gồm những trọng điểm thực tiễn cần hiệp tâm nghiên cứu cho đường lối hành đạo trước mắt
1. Phát huy truyền thống tu tịnh tập thể tại Bác Nhã Tịnh Đường bằng một chương trình tối ưu để chư thiên ân thăng tiến về Đạo pháp dưới sự soi sáng của Ơn Trên.
2. Lấy đà từ những định kỳ thảo luận Dịch lý chung giữa Cơ Quan và Minh Lý Thánh Hội, phát triển thêm những chương trình bồi dưỡng chung giữa các thánh sở với nhiều đối tượng từ thấp đến cao.
Đó là hoài bão của nhị vị thiên ân sứ mạng Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ Nguyên Quân Bồ Tát và Đức Quảng Đức Chơn Tiên: "Thành hình một khối nghiên cứu, phát minh và tu chứng môn tâm truyền đạo pháp, hầu mới xứng đáng một thiên ân nói lên sứ mạng của mình tái tạo nhơn hoàn, năm châu chung một"(BNTS)Và:
"Chư Thiên ân sắt son gìn giữ,
Giữ Đạo Trời tuần tự hóa hoằng,
Trung Hưng, Minh Lý, Cơ Quan,
Tuy ba mà một chu toàn đồng thân."(QĐCT)
Thật vậy, Bề Trên gần gũi của chúng ta là một "Bồ Tát Tam Tông Pháp Chủ", một "Chơn Tiên Quảng Đức" là hai nguồn ân điển có đủ thần lực được Đức Chí Tôn phó thác phò trì cơ Đạo thì chúng ta phải hết sức tự tin lại càng không thể tự mãn với hiện tại.
Nếu đã ý thức rằng chính Thiên ý đã gieo nhân tố Quyền pháp đặc biệt vào giữa ba Thánh sở để vận dụng thiên cơ hoằng khai Đại Đạo là một đặc ân hiếm có, là phần Thiên; còn phần Nhân, " chúng sanh cũng cần phải hướng về ơn cứu độ, phải có công phu công quả; người hướng đạo cũng phải được trui rèn tôi luyện, lấy tài đức nguyện lực, lấy hy sinh làm giá chuộc!". Hơn nữa, "ba tổ chức Đạo của chúng ta (tuy ba mà một) họp lại có thể ngang tầm sứ mạng chưa ? ". Theo ĐT. Phối Sư HT.Truyền Giáo Cao Đài đó là nỗi ưu tư chung của chúng ta vậy. (Ph.S.Thượng Hậu Thanh)
Hơn nữa tầm sứ mạng của ba Trung tâm Đạo chúng ta không thể hạn chế trong cục bộ một "khối tam liên", mà còn phải mở rộng ra, bồi đắp cho cội nguồn Đại Đạo, đơn cử như Vĩnh Nguyên Tự mà vị Chánh Hội Trưởng Hoàng Mai đã cảm xúc nhắc nhở.
Hướng về biểu ngữ "Tưởng nhớ và noi gương Đức Quảng Đức Chơn Tiên" trong hội trường này, nhân kỷ niệm lần thứ 27 ngày đăng tiên của ĐT. Huệ Lương đồng thời tưởng niệm tiên vị " Quảng Đức" của Người, chúng ta không quên lời minh giải của Đức Bác Nhã Thiền Sư :
"Quảng Đức Chơn Tiên là một Thiên Vị cao cả của hàng Thiên ân. Bần Tăng tạm giải sơ cho chư hiền hữu được thông đạt Thánh Ý, rõ được trí thức, đạo đức và tài năng của Người, tuy chưa được viên túc cả ba nhưng Chí Tôn muốn phó chúc cho Người để tấn tới hoàn mỹ đúng như trong Dịch Lý, Hệ Từ Thượng Truyện ở chương 6 là :
"Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, Âm dương chi nghĩa phối nhựt nguyệt, dị giản chi thiện phối chí Đức"
Vậy là Quảng Đức gồm 4 câu rất tinh yếu."[7]
Bốn câu tinh yếu của Hệ Từ vốn ca tụng Đạo Dịch, nay Ơn Trên đem ứng dụng để nói về Trí – Đức – Tài của một nhân vật như Ngài Huệ Lương Trần Văn Quế thật là một vinh dự hi hữu.
Nếu ta nghiên cứu về học vấn và tri thức của Người, nhất là bản tuyên dương công trạng của do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc vào ngày 09 tháng 01 năm Quí Sửu,(1973) và Sắc Dụ đăng phong của Đức Chí Tôn ngày 07-06-Tân Dậu (1981), thì sẽ càng thấy ý nghĩa những câu phó chúc trên đây:
_Lòng thương người, mến Đạo của Người thật bao la, kiến thức của Người thật uyên bác
_Đức tin dũng mãnh, chí Đạo của Người trải khắp ba miền xuyên suốt.
_Tư cách Người khoan hòa khiêm tốn, sống giản dị an bần lạc đạo.
Đặc biệt, qua cuộc Hội thảo, phần tham gia ý kiến còn phát hiện những giai đoạn Ơn Trên đặc biệt ưu ái truyền trao Đạo pháp cho Người ngay từ những bước đầu hành đạo. ( Đạt Tường-CQPTGL)
Suy niệm về những đặc điểm mà Người được Ơn Trên tuyên dương, tham luận viên Huệ Khải của CQPTGL đã mạnh dạn bộc lộ lòng ngưỡng mộ tôn kính chân thành :
"Đến nay, tiền bối đã đủ cả ba Hạnh, Pháp, và Tâm, đã "cùng Trời hiệp một" với quả vị Quảng Đức Chơn Tiên (1981). Chúng ta vinh hạnh là lớp người sau mà khoảng cách thế hệ với tiền bối Huệ Lương có thể nói là không có hay chỉ là rất ngắn. Tiền bối chính là tấm gương sáng rất thân thương trong đời chúng ta.
"Trong Nhị Kỳ Phổ Độ, Phật Tổ dạy Bát Chánh Đạo.
"Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy chúng ta tám đặc điểm của tiền bối Huệ Lương.
"Trộm nghĩ, đấy cũng là "con đường Bát Chánh" để chúng ta noi theo ngõ hầu thực thi sứ mạng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thông qua các Hội thánh, trong khi Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là bộ máy tác động sau cùng của Đức Chí Tôn.
"Nói cách khác, có thể tóm tắt lời dạy Đức Giáo Tông Đại Đạo để làm "con đường Bát Chánh" của chúng ta hôm nay bao gồm tám trọng điểm như sau:
1. Một lòng trọn vẹn đức tin, phụng thừa Thiên mạng phổ thông giáo lý.
2. Sống trung thành với quan điểm Tam Giáo Đồng Nguyên, Vạn Giáo Nhất Lý.
3. Hòa đồng với tôn giáo bạn, không phân biệt các hình thức dị biệt.
4. Thiết tha với lý tưởng nhân loại đại đồng.
5. Yêu nước thương nòi, bảo tồn trọn vẹn đất nước.
6. Thiết tha và tích cực gầy dựng thế hệ tiếp nối.
7. Cho tới mãn đời quyết không xa lìa sứ mạng thế Thiên hành hóa.
8. Thiết tha thực hiện hoài bão xây dựng một Hội Thánh Đại Đạo duy nhứt."
Ôi, đáng khâm phục thay, bằng tám con đường này Người đã bôn ba khắp chốn, dấu chân Người đã in đậm ở Cầu Kho, ở Vĩnh Nguyên Tự (phát biểu của Giáo sĩ Hoàng Mai), xuống Mỹ Tho, lên Tây Ninh, ra Bắc làm Khâm sai Tòa Thánh Tây Ninh, vào miền Trung lãnh sứ mạng trọng đại. Rồi trở về miền Nam vẫn trung kiên, dung hòa thế thiên hành hóa khi tuổi đã cao sức đã yếu. Chính trong giai đoạn ở miền Bắc, phát biểu của hiền hữu Huệ Nhẫn (CQPTGL) đã ghi nhận được nhiều dấu ấn trong cuộc đời hy sinh hành đạo gian khổ của Người.
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/ducketht
[1] Mimh Lý Thánh Hội, Trích Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ngày 01 tháng 7 năm Đinh Mùi (06/8/1967)
[2] Minh Lý Thánh Hội, Trích Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư năm 1986
[3]Thánh thất Nam Thành, Hợi thời, 14-02 Bính Ngọ (05-3-l966)
[4] Minh Lý Thánh Hội, Trích Thánh Ngôn của Đức Hưng Đạo Đại Vương ngày Mồng 4 tháng 9 năm Canh Tuất (03/10/1970)
[5] Đạo từ của Đạo trưởng Chủ trưởng Hội Thánh Truyền Giáo trong lễ khai mạc Đại hội Sinh viên Cao Đài thuộc Hội Thánh Truyền Giáo ngày 14.11.1971 tại Thánh Thất Trung Minh.
[6] Minh Lý Thánh Hội, Trích Thánh Ngôn của Đức Quan Âm Bồ Tát – Ngày 16 tháng 6 năm Canh Tuất (18/7/1970 )
[7]Đức Bác Nhã Thiền Sư,MLTH.07-6-Tân Dậu