

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho ...
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
. . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất ...
-
Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...
-
Ngày xưa Chu Hi 朱熹 (1130-1200) có lần cảm khái: "Vị giác trì đường xuân thảo mộng, Giai tiền ngô ...
-
Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
-
Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970
-
Le Tao /
L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...
-
Tất cả vũ trụ vạn hữu là một trường dịch hóa miên miên bất tuyệt, sinh động vô cùng. Nên ...
-
I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin 1. Về mặt tôn giáo, thế ...
Thiện Chí
BIẾT ĐƯỜNG SINH DIỆT, DIỆT SINH

Suy ngẫm
BIẾT ĐƯỜNG SANH DIỆT
“Có cái có trong tình tạo hóa,
Không là không đạo cả lưu hành,
Biết đường sanh diệt, diệt sanh;
Hoàn nguyên phản bổn, nhọc nhành chi con ?”
(Đức Diêu Trì Kim Mẫu)
* * *
Tình tạo hóa : tình thương tự nhiên của “ trời đất” trong cuộc sinh hóa tự nhiên tạo ra vạn vật. Gọi là tình thương vì đem lại sự sống, hơn nữa, phát huy sự sống mạnh mẽ nơi tạo vật, gọi là “trưởng dưỡng”. Do đó có thể nói, vạn vật được sinh ra, tồn tại và phát triển nhờ một năng lực vô hình là tình thương thúc đẩy. Về mặt đạo lý, đó là một giai trình tiến hóa. Nói cách khác, là “cái có” do “tình tạo hóa” thể hiện ra. Cái có ấy đương nhiên không thể chối bỏ; dù muốn dù không, mặc nhiên nó vẫn hiện hữu cụ thể, lâu dài và nối tiếp liên tục.
Đã nói đến ‘tình thương” để chỉ nguồn gốc phát sinh sự sống. Mà nói đến “tình” là gián tiếp nói đến một “chủ thể” đang mang cái cảm xúc ưu ái hướng đến các đối tượng. Cái tình ấy vô hình, tiềm ẩn nhưng có khả năng thúc đẩy sự sinh hóa, duyên do của cái CÓ. (Theo Đạo học, chủ thể ở đây thường ám chỉ “Thượng Đế hữu ngã)]
Đạo cả lưu hành: Đạo cả hay Đạo lớn, hay Đại Đạo, theo đạo học là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật; vạn vật từ đó sinh ra và từ đó vạn vật được lưu hành. Lưu hành là cuộc vận động các vật thể theo một quy trình hầu đạt đến đích điểm. Nhưng nguồn năng lượng nào tác động và duy trì cuộc vận động ấy?
Sau khi đã có rồi – đúng hơn, đồng thời với cái có – thì cuộc “lưu hành” khởi động, không nhất thiết phải có cái “tình”, tức “vô tình” mà đương nhiên cuộc vận động diễn ra theo một “Quy luật” cố hữu, bất biến. Quy luật ấy Đạo học gượng gọi là Đạo, hay Nguyên lý, hay Nguyên tắc, không phải là một chủ thể, gọi là “Đạo tự nhiên”. Vậy cái KHÔNG của Đạo là không chấp vào cái Có hữu vi như một điều kiện để vận động, mà vận động “vô vi” tức là “lưu hành” theo quy luật. (Theo Đạo học, Đạo hay Nguyên lý ở đây có thể hiểu là “Thượng Đế vô ngã”.)
Hội ý hai thực tại Có và Không ta ngộ ra rằng “ Có “ và “Không” vốn dĩ chỉ là MỘT vì đều nằm trong một Bản thể vừa là Nguyên thủy, vừa là Thực thể bất diệt vừa là Động năng vận hành đại cuộc TIẾN HÓA không ngừng qua vô vàn chu kỳ “ thành trụ hoại không” từ VÔ ra HỮU, từ HỮU về VÔ. Nhận thức được như thế, tức là “ Biết đường sanh diệt, diệt sanh”.
“ Biết đường sanh diệt, diệt sanh” nhà Phật gọi là “ Liễu sinh tử” tức là thấu suốt đạo lý của sự sống /đời sống và đạo lý của sự chết. Thấu suốt rồi thì chấp nhận cả cái “Hiện sinh” và cái “ Giải thoát”. Dưới góc nhìn “Liễu sinh tử” này, tác già Tâm Hạnh (Truc Lâm Bach Mã.net) có giảng đề tài “Kiến Phật liễu sinh tử” như sau : “Liễu sanh tức là ngay lúc đang còn sống trong cuộc đời này mà vượt lên trên tất cả, không còn bị hoàn cảnh của cuộc đời chi phối, làm khổ. Liễu thoát (liễu tử) là khi chết được an nhiên, giải thoát, không còn bị cái chết làm khổ, không còn bị trói ---------------*buộc trong vòng sanh tử của tam giới nữa.”[1]
Bài hát nổi tiếng “ Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mở đầu có đoạn :
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về. . .”
Có lẽ nhiều người hát hay lắng nghe hát sẽ đồng cảm với nhạc sĩ cái triết lý “ liễu sinh tử” mà tác giả lồng vào những ca từ và điệu nhạc làm rung động tâm tư những ai đang trải nghiệm cuộc sống.
Nhưng những giây phút rung động đó chỉ thoáng qua, rồi có khi quên lãng khi hòa mình vào đời sống xã hội bao nhiêu phiền não; trừ phi người có thiền tâm chứng ngộ sâu sắc được lẽ sinh diệt giữa “cõi đi về”, bèn cảm thấy an nhiên tự tại ngay tại đây-lúc này, vì đã tự xác tín cứu cánh “hoàn nguyên phản bổn” đương nhiên sẽ đến không phải “nhọc nhằn” tìm kiếm.
Cho hay, bao nhiêu chủ thuyết, bao nhiêu giáo lý, đạo học xưa nay từng truyền bá qua vô vàn kinh điển chủ yếu để chỉ ra cái Chân lý thực tại - Bản thể của vũ trụ vạn vật, mà từ đó Nguyên lý SINH DIỆT – HỮU VÔ – TIẾN HÓA diễn tiến không ngừng. Người tu theo Chánh pháp trong mọi tôn giáo, chứng ngộ được Nguyên lý ấy tức là “Đạt đạo” thì con đường hành đạo giải thoát hay Quy nguyên về Bản thể hằng hữu trở thành mặc nhiên ở cuối chu kỳ Tiến hóa.
Đức Vô Cực Từ Tôn đã khích lệ chư hành giả bằng giáo lý Đại Đạo như sau :
“Đời là trường tiến hóa của vạn linh. Các con vào để tiến hóa, nhưng tiến hóa về đâu hỡi các con ? Tạo Hóa không hữu tình cũng không vô tình mà sanh các con, sanh vạn vật. Nhưng vạn vật và các con lại sanh ra trong tình Tạo Hóa. Tạo Hóa có những gì đã ban tất cả cho con, từ quyền năng pháp độ cho đến máy nhiệm tân kỳ, các con đều có cả. Các con là một Tạo Hóa trong Tạo Hóa. Thế nên các con có thể tiến từ cõi vô thường lên đến cõi hằng thường vô sanh bất diệt” [2]
CAO ĐÀI GIÁO LÝ