Website Nhip Cầu Giáo Lý phát xuất từ thánh ngôn “Nhịp cầu giáo lý xây non nước; guồng máy thiên nhiên dựng đạo đời” của Đức Chí Tôn. Đó là tôn chỉ của Nhịp Cầu Giáo Lý nhằm nêu cao lý tưởng xây dựng đời thánh đức cho dân tộc và thế giới nhân loại của người đạo Cao Đài. Nội dung của Nhịp Cầu Giáo Lý bao gồm các chủ đề:
Sứ mạng của Nhịp Cầu Giáo Lý chính là sứ mạng của mỗi người con tin của Thượng Đế, như thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: “Người Đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tính chất của Tạo Hóa kết hợp với sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhơn loài.”( Ngọc Minh Đài, Tuất thời Rằm tháng 7 Canh Tuất (16.8.1970))
Và mục tiêu của Nhịp Cầu Giáo Lý chính là mục tiêu phổ thông phổ truyền giáo lý Đại Đạo của toàn Đạo không phân biệt Hội Thánh, Thánh sở, công truyền hay tâm truyền theo đường lối “Phổ thông giáo lý không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu đạo là đủ, mà phải làm cho cơ đạo được thống nhất tinh thần, thống suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh.” ( Đức Giáo Tông Vô Vi Dại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 19 tháng 2 Bính Dần (28.3.1986))
- Nghiên cứu giáo lý Đại Đạo
- Tham luận hay thuyết minh giáo lý
- Trích lục thánh giáo
- Tư liệu sử đạo
- Vạn giáo nhất lý
- Thư viện
- Nhạc đạo & bài hát đạo
- Hình ảnh sinh hoạt tôn giáo . . .
Sứ mạng của Nhịp Cầu Giáo Lý chính là sứ mạng của mỗi người con tin của Thượng Đế, như thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo: “Người Đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tính chất của Tạo Hóa kết hợp với sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhơn loài.”( Ngọc Minh Đài, Tuất thời Rằm tháng 7 Canh Tuất (16.8.1970))
Và mục tiêu của Nhịp Cầu Giáo Lý chính là mục tiêu phổ thông phổ truyền giáo lý Đại Đạo của toàn Đạo không phân biệt Hội Thánh, Thánh sở, công truyền hay tâm truyền theo đường lối “Phổ thông giáo lý không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu đạo là đủ, mà phải làm cho cơ đạo được thống nhất tinh thần, thống suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh.” ( Đức Giáo Tông Vô Vi Dại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 19 tháng 2 Bính Dần (28.3.1986))