Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • "Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tấn hóa về nẻo tinh thần đạo đức nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con.
    Thầy tức là NGUYÊN-LÝ của VÔ-VI ĐẠI-ĐẠO, chủ quyền tạo hóa cả Càn Khôn Vũ Trụ và sanh sản các Thiên Lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng. Đó là nguồn cội vô thủy vô chung đó các con ..."[1]


  • Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.


  • Khi nghiên cứu đối chiếu quan niệm các tôn giáo về thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể", chúng ta có thể nhận định rằng : Vạn vật có nguồn  gốc chung gọi là "Nhất bổn". Cái gốc chung ấy đã phóng phát ra các nguồn năng lực nuôi dưỡng vạn hữu. Do đó vạn vật hiện thực là do"nhất bổn tán vạn thù".


  • THI TIÊN LÝ BẠCH / TỬ LA LAN

    Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa nay đã đắc tiên vị, đảm nhiệm trọng trách Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ phổ Độ. Tín đồ Cao Đài tự hào kính gọi Người là Đức Lý Giáo Tông. Vào đêm 17-8 Quý Tỵ( 1953), nhân ngày vía Đức Lý tại Đền Thánh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã kính cẩn gọi “Đó là người Anh Cả thiêng liêng quyền năng vô đối, linh hiển lạ lùng…”.


  • 1. VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地

    001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]

    天地之間, 其猶橐籥乎? 虛而不屈,動而愈出。《道德經 • 第五章》

    【Dịch】Khoảng trời đất giống như ống bễ thợ rèn. Trống không mà không hao kiệt; càng động, hơi càng ra.


  • Ý NGHĨA CÂU KHUYẾT

    BÁC NHÃ PHÁ VÔ MINH HUỜN NGUYÊN TÁNH MẠNG

    TAM TÔNG KHAI CHÁNH PHÁP BẢO HỢP THÁI HÒA

    DÀN BÀI

    Ý nghĩa câu khuyết:

      I. Vế thứ nhứt: Bác Nhã Phá Vô Minh Huờn Nguyên Tánh Mạng

    a. Bác Nhã

    b. Phá Vô Minh

    c. Huờn Nguyên Tánh Mạng

    - Tu Tánh

    - Tu Mạng

    - Tánh Mạng Song Tu

      II. Vế thứ hai: Tam Tông Khai Chánh Pháp Bảo Hợp Thái Hòa

    a. Tam Tông Khai Chánh Pháp

    b. Bảo Hợp Thái Hòa

      - Về mặt đời

      - Về mặt Đạo

      - Về mặt cá nhân

    III. Trách nhiệm của Môn sanh  Minh Lý


    Kết Luận


    ____________________


  • Tứ vô lượng tâm

    Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát phải thực hành trong đời hành đạo của mình để đạt đạo quả cao gồm có bốn tâm : Tâm Từ (metta), tâm Bi (Karuna) Tâm Hỉ (mudita) và tâm Xã (Upekkha).


  • Cao Đài Vấn Đáp / Cơ Quan PTGLĐĐ

    1. Đạo Cao Đài do ai sáng lập ?

    Đạo Cao Đài do Đức Cao Đài Thượng Đế tức Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mà Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Trời,11 Do Thái giáo gọi là Đức Jéhovah ; Hồi giáo gọi là Đức Alah sáng lập tại nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XX qua các sự kiện chính yếu sau đây :

    - Vào đầu năm 1921, qua phương tiện thông linh bằng cơ bút (giáng cơ), Đức Thượng Đế lần đầu tiên xưng danh là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" và chánh thức thâu nhận Ngài Ngô Văn Chiêu làm đệ tử đầu tiên.

    - Sau khi các vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vâng lịnh làm lễ vọng thiên cầu đạo vào ngày mùng 1 - 11 - Ất Sửu (16-12-1925); ngày 19-12-1925 Đức Thượng Đế giáng cơ mừng cho các Ông :

    "Mừng thay gặp gỡ Đạo Cao Đài"

    Đêm Lễ Giáng Sinh 24-12-1925, Ngài giáng cơ dạy như sau:
    "Ngọc Hoàng Thượng Đế Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương,

    "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
    Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên;
    Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
    Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên."
    (TNHT, QI,1973, tr.5)
    Vậy Đạo Cao Đài do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tức Đức Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát sáng lập.


  • Bát Bửu Phật Đài / Thiện Chí St.

    NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI

    Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, TP. HCM có một lịch sử rất đặc biệt, có mối liên hệ đặc biệt giữa đạo Cao Đài và Phật giáo, tượng trưng cho Cơ Qui nguyên của Đại Đạo.

    Do cơ duyên huyền diệu, cư sĩ Ngô Chí Bình (sau này nhập môn Cao Đài có thánh danh Thiện Bảo, nguyên Tổng Lý Minh Đạo thứ hai của Cơ Quan PTGL) được cơ bút Ơn Trên hướng dẫn thỉnh đại tượng Đức Thích Ca từ Chùa Xá Lợi (Quận 3 TP.HCM) về an vị tại Bát Bửu Phật Đài.


  • Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được cho là kết quả cuộc hôn phối giữa nhã nhạc – nhạc tài tử cung Huế với âm nhạc dân gian – dân ca Trung bộ, Nam bộ.


  • Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007.

    Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở Nam Định miền Bắc Việt Nam do tiên thánh giáng bút, in ngay tại đàn bằng chữ Nôm trên giấy dó, ra đời vào tháng 9, tháng 10 năm 1923, được học giả Đào Duy Anh sưu tầm.


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970














    Học đạo để nên người thánh thiện,
    Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
    Có thân, thân chớ đọa trầm,
    Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

    Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây