Nho giáo, ảnh hưởng của nó / Trần Đình Hượu
    Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta.

    Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí / Adler
    hưa tiến sĩ Adler, Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin? P.L.F.

    ĐẠO CAO ĐÀI VỚI DÂN TỘC / Phó Giáo Sư TS. Nguyễn Thanh Xuân
    Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam với khoảng 2,5 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Nam Bộ. Đạo Cao Đài ra đời như một hiện tượng tôn giáo độc đáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX với nhiều nét đặc trưng riêng khác. Một trong những đặc trưng tiêu biểu của Cao Đài là quá trình gắn bó với dân tộc.

    TỆ NẠN PHÂN HOÁ TRONG NỘI BỘ HỒI GIÁO / Charlie Nguyễn
    Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên, có tôn giáo phân hóa trong hòa bình, như đạo Phật chẳng hạn cũng có sự phân hoá nhưng không có sự cực đoan (Đại Thừa, Tiểu Thừa Nam Tông Bắc Tông không bao giờ chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo độc thần đã đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều thế kỷ. Điển hình là sự phân hóa củaThiên chúa Giáo La Mã:Thiên chúa Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để biến thành Chính Thống Giáo, Công Giáo Anh ly khai trong thế kỷ 16 biến thành Anh Giáo và phong trào cải cách tôn giáo do Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16 cũng đưa đến sự ly khai khỏi Thiên chúa Giáo La Mã để hình thành các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn giáo và giáo phái ly khai đều bị Thiên chúa Giáo dùng sức mạnh quân sự đàn áp trong máu lửa.

    Khủng hoảng của hiện đại / GS.CaoHuy Thuần
    Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự phát triển thần kỳ của khoa học, ai cũng lạc quan về tương lai. Cha đẻ của môn xã hội học, Auguste Comte, xây dựng cả một hệ thống lý thuyết cắt nghĩa rằng lịch sử của nhân loại là lịch sử của tiến bộ, tiến bộ của đầu óc con người từ giai đoạn thần linh qua giai đoạn siêu hình để cuối cùng đến giai đoạn khoa học. Đó là một sự tiến bộ không ngừng và giai đoạn sau tốt đẹp cho con người hơn giai đoạn trước về phúc lợi, vật chất cũng như tinh thần. Lạc quan đó, Tây phương đã thấy đổ vỡ phũ phàng với chiến tranh thế giới thứ hai.

    CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY XÃ HỘI HÓA THIỀN & DƯỠNG SINH / Thiện Chí
    Dưới đây là một vài trích dẫn về phong trào xã hội hóa học thiền và tập dưỡng sinh tại các nước phương Tây. Họ đang đưa thiền đến trường học cho trẻ em, Họ giới thiệu thiền phổ cập trên mạng, biểu diễn dưỡng sinh ở cà các hội chợ, các sinh hoạt xã hội đông người. . . Qua đó, chúng ta suy nghĩ về thánh ý nhấn mạnh hai chữ “phổ độ” trong mục đích ĐĐTKPĐ “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát” đối với toàn thể nhân loại . . .

    TÌM HIỂU ĐỨC TIN TÔN GIÁO (tiếp theo) / SƯU TẦM
    Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải quyết mọi chuyện bằng khoa học kỹ thuật được. Càng phát triển khoa học kỹ thuật, tâm hồn chúng ta càng cần niềm tin để giữ được sự cân bằng. Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bí ẩn. Sáng 16/5/2010 (tức ngày 3/4 năm Canh Dần), Tuần Văn hóa Phật giáo 2010 đã chính thức khai mạc tại Huế. Tuần Việt Nam vừa có cuộc trao đổi với Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba nhân sự kiện này. Người Việt rất chăm thực hành tôn giáo, tín ngưỡng - Sau hơn 2 năm sống và làm việc với rất nhiều chuyến đi đến mọi miền đất của Việt Nam, ấn tượng của ông về văn hóa Việt Nam có thay đổi nhiều so với khi ông mới đến đây không?

    TÌM HIỂU ĐỨC TIN TÔN GIÁO / SƯU TẦM
    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển kỳ diệu và trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để khai minh Đại Đạo. Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình. Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.. . .

    TÌM HIỂU QUẺ THIÊN PHONG CẤU / Diệu Huyền (CQPTGL)
    Quẻ Thiên Phong Cấu được tạo bởi hai quẻ đơn: - Ba vạch trên là quẻ Càn, Càn thượng hay ngoại Càn. Càn tượng Thiên. Thiên là Trời. - Ba vạch dưới là quẻ Tốn, Tốn hạ hay nội Tốn. Tốn tượng Phong. Phong nghĩa là Gió. Tên quẻ là Thiên Phong Cấu. Cấu là gặp nhau. Theo tượng quẻ Càn là Trời, Tốn là Gió. Càn trên Tốn dưới, có nghĩa là gió thổi dưới trời, gió thổi muôn phương, không có vật gì là không gặp. Cấu là một hào âm xuất hiện, một hào âm mới sinh dưới năm hào dương, bắt đầu cho chu kỳ âm trưởng dương tiêu.

    Hài hòa theo Giáo Lý Cao Đài / Phối Sư Thương Minh Thanh
    Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ TGP,TPHCM (6 bis Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1,TP,HCM) nhân dịp Kỷ niệm 50 năm phát hành Thông điệp “Hoà bình trên trái đất” (1963-2013) của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII.

    Đờn ca tài tử Nam bộ / Hiền Hòa
    Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được cho là kết quả cuộc hôn phối giữa nhã nhạc – nhạc tài tử cung Huế với âm nhạc dân gian – dân ca Trung bộ, Nam bộ.

    Quá trình hình thành Trung Tông Thánh Tịnh / Thượng Liêm Thanh
    Dưới đây là bài phát biểu của Giáo Sư Thượng Liêm Thanh vào dịp Lễ Khánh Thành Trung Tông Thánh Tịnh tại Hội Thánh Truyền Giáo

    Học đạo để nên người thánh thiện,
    Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
    Có thân, thân chớ đọa trầm,
    Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

    Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây