Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
05/05/2013
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/03/2015

TÂM VẬT BÌNH HÀNH



Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng danh từ vũ trụ hay càn khôn thế giới. Nhưng “vũ trụ” và “càn khôn” chỉ gợi cho ta hình ảnh lớn rộng vô cùng, vô biên của không gian mà không nêu lên được chủ thể chứng thực cái vô cùng, vô biên đó. Đạo gia bèn dùng 2 chữ Tâm Vật để chỉ sự biến hiện khôn lường của vạn vật vạn sự trong trạng huống vừa chủ quan, vừa khách quan.
Tâm là chủ thể, vật là khách thể; nói nôm na, Tâm vật vừa ám chỉ vũ trụ, vừa xác minh có “con người” chứng minh sự hiện hữu của vũ trụ.
Nhưng đề tài hôm nay không những chỉ muốn nói đến tính cách hiện hữu tương đối đó mà còn tiến lên một bước đề cập đến đường lối, thái độ xử sự, ứng hóa cho tâm cho vật theo lẽ đạo tự nhiên. Đó là phương châm Tâm Vật Bình hành.

I. Ý NGHĨA HAI CHỮ TÂM – VẬT

1. Tâm là gì?
“Muốn nói không, thật không hằng hữu
Nói có thì thật hữu chơn thường
Ở Trời làm chủ âm dương
Nơi người, nhơn nghĩa kỹ cương pháp quyền.
Rất hồn hồn thiêng liêng trong sáng,
Cả hiển vi vô gián thái hòa,
Ngại khi tâm ấy vọng tà
Gây nên xáo trộn, ta bà đảo điên.
Thường răn đe tâm viên ý mã
Khá ngăn phòng phước họa không nơi
Xưa nay tôn giáo dạy đời
Đọa siêu bởi đó, khuyên người tu tâm
.(Bác Nhã Thiền Sư-Minh Ly Đạo)

2. Vật là gì?
- Những gì thuộc về hữu vi gọi là vật.
- Cái bàn, cái ghế là vật, cây cỏ, núi sông là vật, thân thể chúng ta là vật.
- Sự sống cũng là vật, cuộc đời là vật, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, các mối tương quan giữa người và người cũng là vật.
- Bản chất của vật là vô thường, nay còn mai mất.
- Hình thức của vật muôn màu muôn vẻ phức tạp, biến đổi khôn lường. Nó quấy phá cho tâm điên đảo, nó lôi cuốn cho tâm si mê. Mà nó cũng đánh dấu sự tồn tại của cuộc sống, sự tiến bộ của con người; nó mặc nhiên làm bằng chứng cho cái hữu trong cái không (vô) muôn đời.
- Nhà Phật gọi vật là Pháp đối với tâm hay đạo. Kinh Kim Cang viết rằng:
Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyển, bào ảnh
Như lộ, diệc như điển,
Ứng tác như thị quán.
Nghĩa là:
Hết thảy pháp nào thuộc hữu vi
Chiêm bao, bọt, bóng, dối ra chi
Như luồng điển chớp, sương đầu cỏ
Phải xét cho rành như thế ni.

3. Tương quan giữa tâm và vật
- Tâm là ngã, là ta, làm chủ ở trong
- Vật là cái ngoài ta, cái mà ta nghe, ta thấy, ta đụng chạm, ta nhận thức, ta biết nó có.
- Vạn vật có hay không cũng do Tâm. Vật có đó mà nếu tâm không phóng đến vật thành thức thì vật kể như không có.
- Dưỡng Chơn Tập có viết: “ Mình quên mình thì vật kia tự nhiên mất dạng. Vật tuy đầy ở trước mặt mà thường coi như không vậy”.
“Chỉ giữ vô tâm cùng mọi vật
Sợ gì mọi vật phủ vây mình”
Và:
“Chơn thường tu ứng vật
Ứng vật bất khả mê”.
Lại viết: “các sự vật trong thiên hạ, tự có cái đạo lý minh tinh (yên lặng) trong đó, không nên để một mãy tư ý xen vào.
Cho nên nói: thiên hạ có tưởng gì, có lo gì? Bởi cớ mà quân tử gặp việc, thì làm rồi việc chớ không sanh sự; tùy vật mà cấp cho vật chớ không để ý tới vật.
“Muôn việc thành do một cái tâm,
Tâm cho minh mẫn chớ u trầm;
Tâm linh ví tợ cơ trời đất
Vận chuyển hồng trần quá thậm thâm”
(Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH 6.12.69)

II. TÂM VẬT BÌNH HÀNH
1. Tâm vật bình hành trong nội thân con người
- Thân tâm con người là một thể thống nhất Tâm vật. Hai thực tại này sinh hoạt hòa hài thì con người sống an nhiên; nếu một bên có sự bất trắc hay thái quá bất cập thì bên kia phải chịu hậu quả tệ hại.
- Tâm phát giận thì tim đập nhanh, bắp thịt co rút, mắt trợn trừng, nói to tiếng, khoa tay, múa chân.
- Tâm sầu não, thì ăn không tiêu, ngủ không yên, người hao mòn, lao phổi, đau dạ dày…
“Tâm có định rồi thân mới an
Tâm còn điên đảo ắt nguy nàn”
- Ngược lại, thân thể có khỏe mạnh, tâm linh mới sáng suốt…
- Vậy nơi bản thân con người không thể chấp nhận một lối sống cực đoan. Muốn sống an nhiên trọn một kiếp người thì không thể quá khắc khổ, hủy hoại xác thân, cũng không thể hưởng thụ quá mức, bỏ mặc tinh thần u tối, trí năng mờ mịt, tâm linh hôn trầm.
2. Tâm vật bình hành trong đời sống xã hội
Bên ngoài phạm vi nội thân, vật chính là cuộc sống, là sinh kế và bổn phận đối với gia đình, xã hội. Vậy tâm vật ở phạm vi này là tâm linh và nhân sinh.
Thánh giáo dạy: “Tâm linh là chủ sử thần minh của tứ chi ngũ quan. Nếu tâm linh mờ tối không được luyện trau thì đời sống của con người chỉ là công cụ cho vật chất, thì thật là uổng phí. Thế nên các tôn giáo từ xưa chú trọng về phần tâm linh trước nhất.
Về nhân sinh cuộc sống gắn liền với thiên chức, gia đình, xã hội, nước non. Phải làm mới có mà ăn, phải dệt mới có mà mặc, phải hoạt động mới có mà sống, mà ở. Là nhân sinh không ai chối bỏ được điều này.
“Tuy nhiên nếu tâm linh mờ đục thì cuộc sống nhân sinh thường hay lầm lạc, xáo trộn trật tự kỷ cương để gây nên những trái oan hận thù, vì sống, ăn, mặc, ở. Thế nên con người phải biết giữ được mức độ quân bình cho chính bản thân; là tâm linh phải lo luyện trau cho thanh thoát, đừng để thất tình lục dục bao vây. Có thế mới hòa vào xã hội nhân sinh để sống một cuộc sống có ý nghĩa siêu nhiên hơn. Khi con người tự thấy lòng bác ái vị tha nảy nở là biết sống đời sống tề vật của Trang Chu hay bình đẳng quan của Thích giáo. Tâm linh và nhân sinh không thể tách rời mà phải luôn luôn gắn liền với nhau nhịp nhàng sinh động vô kỷ, vô công, vô cầu, vô danh, tự khắc sẽ hòa mình vào đại thể mà hưởng thú thiên nhiên (mà dự Yến Bàn đào)
”.
(Vân Hương Thánh Mẫu – Cơ Quan PTGL 14.8.Bính Thìn,
7.9.1976)
3. Tâm vật bình hành trong thiên đạo đại thừa
Chiếc chìa khóa để bước qua ngưỡng cửa thiên đạo đại thừa là Phá chấp. Sự phá chấp đầu tiên và quan trọng là phá cái chấp ngã. Nếu còn chấp ngã là còn vì mình, còn muốn cho mình, còn ham cho mình, còn lo cho mình, còn phiền hà những gì không thuận lợi cho mình. Thế là tâm chưa giải thoát.
Muốn cho tâm giải thoát tất phải vô ngã.
Nhưng không thể bỏ ngã bằng cách bỏ tất cả thực tế hiện hữu của thế giới chúng sanh, không thể phủ nhận định luật sinh tồn và tiến hóa của Tạo Hóa. Không thể triệt tiêu những gì chi phối đến tự ngã mà phải hóa giải sự chi phối ấy ở nội tâm bằng tâm vô ngại. Có thế mới không vướng mắc từ cái chấp này đến cái chấp khác.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy người tu Thiên Đạo như sau:
“Bởi tự ngã nên không lìa được chấp ngã. Thế nên, người tu hành cần lưu tâm trước khi thọ Thiên Đạo Đại Thừa để giữ cho chính mình một cuộc sống thung dung tự tại, tự do, muốn sống cuộc sống tự tại, tự do người tu hành phải chuyên luyện một tâm vô ngại. Những tiến hóa, khai sinh, tổ hợp ly tán hay hoại diệt đều là vô nghĩa trước tâm vô ngại. Nếu tâm được vô ngại rồi, không biến, không hóa, không sinh, không diệt mà vẫn có tất cả…”
Ý thức hệ ràng buộc con người với con người trong thế giới hiện hữu. Dầu muốn hay không muốn thì tâm vật vẫn song hành. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật”.
“Thế nên sứ mạng đại thừa, là thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh, hòa mình trong xã hội nhân loại. Thể dụng ứng hiến hình danh công cụ, tâm vật bình hành. Tất cả đều hoàn hảo trong một cuộc sống ung dung tự do, tự tại.
“Những ai giác ngộ tu trì đã có nguyên nhân từ trước, mang vào mình sứ mạng đại thừa để thực hành Thiên đạo, tất phải chấp nhận vào cõi bà sa thế giới. Chấp nhận trong mọi hoàn cảnh, tắm khúc sông đục, đi vào truông vắng với bọn tì phu. Chấp nhận để hành Thiên đạo, đúng Thiên lý hợp Thiên cơ
”.
(Quán Thế Âm Bồ Tát, Rằm.7.Đinh Tỵ, 29.8.1977)

III. TỪ TÂM VẬT BÌNH HÀNH ĐẾN ĐẠO THỜI TRUNG
Phá chấp – lìa tự ngã – Tâm vô ngại là phương châm sống đạo tự nhiên của người tu thiên đạo. Và tất cả đường lối sống đạo đó nhắm một mục đích là thực hành sứ mạng đại thừa.
Đã đành sứ mạng đại thừa là phải hòa quang hỗn tục để cứu độ chúng sanh; nhưng cuộc diện của chúng sanh của xã hội loài người nhứt là thời đại cực kỳ biến động này, luôn luôn bất định, luôn luôn phức tạp đi đến chỗ hỗn loạn.
Vậy người sứ mạng sẽ bình hành Tân vật như thế nào?
Lấy cái lẻ không biến đổi nào để hành sử, ứng hóa giữa những muôn ngàn biến đổi đang diễn tiến kia?
- Đó là Đạo thời Trung.
- Thời là nối tiếp nhau, là vần xoay.
- Trung là cái cốt tủy không thay đổi để hành động vừa đúng đạo lý, vừa hợp với cái thời hiện tại (vừa xoay vần đến).
Ví dụ như Dịch có 64 quẻ, không có quẻ nào giống quẻ nào, mà hợp lại, nối tiếp nhau thành một chu kỳ, biến hóa. Nơi mỗi quẻ là mỗi thời kỳ, mỗi trạng huống hay tình cảnh mà người quân tử phải giải quyết sao cho bảo tồn được cương vị mình, sao cho đạt được thiên thời địa lợi nhơn hòa, tức là làm sao cho thành công theo chánh đạo.
Vậy người lãnh lấy sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ « tâm phải kiên trì chuyên nhất đúng đạo hợp thời để thực hiện việc trước tiên là tạo thế nhơn hòa ».
Đó là :
« Chuyển nhơn dục loạn thành thể trị,
Hoằng đạo cơ chơn lý hiển dương
Quân bình tâm vật kỹ cương
Thần hình cụ diệu tứ phương cộng đồng
»(Huấn từ Đứ Chí Tôn, CQPTGL)

Vậy muốn có thế nhơn hòa là mục đích của Tam Kỳ Phổ Độ, người sứ mạng phải phát huy cái đức tâm vật bình hành một cách thời trung.
« Thời trung là một cuộc vận chuyển vần xoay tạo dựng trong thời đó ».
« Thế thì ai vận chuyển vần xoay tạo dựng trong thời này ».Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đáp :
« Thượng Đế và con người hay Thiên lý và Nhân tâm nếu thiếu một trong hai thì cuộc đời sẽ đi đến cơ hủy diệt
»
(CQPTGL, 5.10.1963).

Đó chính là nguyên tắc « bình hành » của người sứ mạng ngày nay vậy.

IV. KẾT LUẬN
Khai Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn xác lập nền Đại Đạo theo tôn chỉ qui nguyên,đó là cái đích điểm mà tất cả vạn vật chúng sanh đều được hưởng ơn cứu độ, bởi vạn vật chúng sanh đều nằm trong yếu lý « Thiên địa vạn vật nhất thể ».
Thế nên sứ mạng kỳ ba là đại cuộc cuối cùng tận độ quần sinh, là thiên cơ được Đức Từ Phụ ban trao cho các hàng sứ giả trong cõi thiêng liêng cũng như trong cõi thế gian với qui mô hi hữu lập thành thế thiên nhơn hiệp nhứt.
Thế Thiên nhơn hiệp nhứt giải quyết cuộc diện nhân loại không phải chỉ trong lãnh vực tâm linh mà còn an bày cho cuộc sống nhân sinh.
Người sứ mạng không được thiên chấp ở Tâm hay Vật mà tác động phải song hành nhứt quán.
« Trong thế pháp mở đàng chánh pháp,
Xa cái tâm pháp vật đều không
Đại Đạo bất nhị pháp môn
Là nơi cực lạc Chí Tôn trị vì”

(Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH, 12.9.1970)


Thiện Chí (12.6.1992)






Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạt đạo nhờ tâm chẳng vọng tâm,
Muôn đường ngàn nẻo cũng do tâm.
Hỡi ai giữ được tâm chuyên nhứt,
Sẽ dứt phàm tâm lộ thánh tâm.

Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQPTGL, 13-5 Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây