

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
(Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...
-
Lão Giáo /
Nói đến Lão giáo, người ta nghĩ ngay đến đường lối tu hành theo Tiên Đạo, là cách tu ẩn ...
-
Người đời thường nói: "tạo tự thì dễ, tạo tăng (con người) mới khó". Nói như thế không có nghĩa ...
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn ...
-
Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành hai nhóm gắn liền chủ yếu với Lão giáo và ...
-
Ở thánh địa Châu Thành nói riêng, toàn tỉnh Tây Ninh nói chung, có rất nhiều di tích lịch sử ...
-
Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...
-
Cất lên tiếng khóc chào đời, Mới hay hạt bụi thành người nhân gian. Biết xuân sinh, biết đông tàn, Làm người chỉ ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/01/2010
Tâm sự của mùa Xuân

Vậy mới biết trong trời đất không có gì dừng lại và không có gì không lập lại. Không ai có thể bắt buộc nơi này hay nơi khác chịu mãi cái nóng mùa Hạ hay cái lạnh mùa Đông , cũng không ai có thể giữ mãi mùa Xuân cho riêng mình. Đó là luật của cơ tạo hóa và tiến hóa.
Mỗi thời gian một không gian, lẽ tương sinh tương đối của không-thời tạo ra muôn màu muôn vẻ cho vạn vật. Nhưng tất cả đều do một nguyên lý điều hòa. Nếu có tác nhân "phi lý" đưa đến, lập tức phát sinh hiện tượng bất hòa bất trắc. Dẫu sao, nguyên lý vẫn bất biến, trước sau vẫn an bài sự sống tự nhiên của muôn loài. Nhờ đó vũ trụ luôn luôn đổi mới, luôn luôn hiện sinh. Vậy, thời tiết bốn mùa hàn ôn thấp nhiệt tuy có khác mà đều là biểu hiện của lý duy nhất là lẽ sinh tồn trong trời đất. Lý đó là Đạo hay đạo lý.
Suy ra, vũ trụ là thành quả của mối tương quan giữa cái bất biến và thiên biến, giữa cái tiềm ẩn và hình tướng, giữa tâm và vật, tức giữa bản thể và hiện tượng. Nhưng bản thể khó biết; hiện tượng muôn trùng, làm sao nhận định được ý nghĩa sự hiện hữu của vạn vật?_ Vậy phải tìm hiểu cái dụng của đối tượng. Nó đem đến sự ổn định hay rối lọan; sự an lạc hay đau khổ; sự tiến bộ hay lạc hậu; sự sống hay sự chết . . .Thế nên chân lý phải bao gồm cả THỂ TƯỚNG DỤNG. Nói cách khác, chân lý là ĐẠO ĐỨC mà Đức Lão Tử diễn giải trong Đạo Đức Kinh, là BỒ TÁT ĐẠO của Phật, là MINH MINH ĐỨC của Nho. Trong Tam kỳ phổ độ Cao Đài gọi là SỨ MẠNG ĐẠI THỪA.
Do đó có thể nói cái làm cho thiên nhiên có bốn mùa là Đạo, cái dụng sinh-trưởng-thâu-tàng của tứ quý là Đức. Trong đó Đức của mùa Xuân sáng tỏ nhất, rực rỡ nhất, nên bao giờ cũng được đón chờ, ca tụng khắp nơi.
Thế gian ai cũng mừng Xuân nhưng không phải ai cũng được như Xuân, nên Thiêng liêng thường lấy ý nghĩa mùa Xuân để diễn bày đạo đức . . .
"Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là xuân, xuân lạc thiên nhiên,
Vui xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu người yên vật lành."