Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng", nhất là mục đích ...
-
"Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...
-
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, ...
-
Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi ...
-
Vào đêm lễ Phục Sinh năm nay, 07-4-2012, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI thắp cây nến đầu tiên tại ...
-
Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...
-
DẩN NHậP Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là : " Trần gian vạn khổ còn kia, Lòng người Bồ ...
-
Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu ...
-
Những năm gần đây, dư luận thế giới rất sôi nỗi về “Thuyết âm mưu”. Những “thế lực” vận dụng ...
-
Sau 14 năm làm vua, theo truyền thống của nhà Trần, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, ...
Thiện Chí
ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA
ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA
Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một trongTam giáo ĐạoTổ, công đức vô biên thời Tam Kỳ Phổ Độ, xin được giới thiệu cùng chư đạo hữu đề tài ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA.
I. TIỂU SỬ ĐỨC LÃO TỬ(*)
Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân , họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu Lão Đam, là một vị tư tưởng gia nổi tiếng vào những năm cuối thời đại Xuân Thu. Trong Đạo Giáo, được tôn là vị Tổ sáng lập nên tín đồ xưng Ngài là “Đạo Đức Thiên Tôn”, “Thái Thượng Lão Lý Quân”, “Thái Thượng Đạo Tổ”, “Vô Cực Lão Tổ”, “Tam Thanh Đạo Tổ”, “Lão Quân Gia”, “Vô Cực Chí Tôn”, “Vô Cực Thánh Tổ.
Ngài sanh ngày mười lăm (15) tháng hai (2) năm Canh Thìn , tức năm thứ mười đời vua U Vương nhà Châu (Chu) [1122 TCN–249 TCN]
, người ở lý (xóm ấp) Khúc Nhân, làng Lại, huyện Khổ , thuộc nước Sở. (hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam-NT)
*Theo một truyền thuyết khác thì Lão Tử sanh ra đầu đã bạc mà có hiệu là Lão Tử, chính là hóa thân của Nguyên Thủy Thiên Vương thành Thần Bảo Quân để tế độ ,Các thiên thần, chư Tiên phải nghe lệnh Ngài. Đời Châu Văn Vương thì Ngài làm quan của nhà vua. Đến đời Vũ Vương được thăng chức Trụ Hạ. Về sau, thấy nước Châu ngày càng suy vi, nên đến đời Chiêu Vương, Ngài từ quan về ở ẩn. Ngài là nhà tư tưởng lớn thời kỳ cuối đời Xuân Thu [770–476 TCN]
, được Đạo giáo tôn làm Tổ Sư khai sáng của đạo Lão.
* Thái Thượng Lão Quân đã viết mười hai bộ kinh điển, nổi tiếng hơn cả là “Tây Thăng Kinh”, “Hóa Hồ Kinh”, “Đạo Đức Kinh” v.v…mà trong đó, quyển “Đạo Đức Kinh” được xem là quí giá nhất, đã xuất bản in ấn hàng triệu quyển trên thế giới hiện nay.
“Đạo Đức Kinh” có 81 chương, chia thành hai quyển thượng, hạ. Trong sách nầy, Lão Tử cho rằng , vũ trụ vạn vật có một cái gốc chung mà Ngài gọi là “ĐẠO” hoặc “VÔ”, nói rộng là những triết lý “Đạo pháp tự nhiên” và “Thanh tĩnh vô vi” hay “Trường Sanh Cửu Thị”, là những giáo lý giáo nghĩa căn bản của đạo Lão. Vấn đề mà Ngài quan tâm bàn đến là:- làm sao để xóa bỏ những tranh chấp trong xã hội, làm thế nào để cuộc sống con người được an ổn hạnh phúc. Từ đó, Ngài đề ra pháp thực hành là, con người nên sống theo cái tính tự nhiên và tính tự phát của “Đạo”, nhờ vậy mà ngăn ngừa được những tai hại của chiến tranh , trở lại được với tâm cảnh và hình thái sinh hoạt “chân thành vốn sẵn” của loài người, đạt kết quả là thiên hạ sẽ “vô vi nhi trị” (vô vi mà an thiên hạ).
Trong bá gia chư tử thời Tiên Tần, Lão Tử là vị được xem là đứng đầu trong hệ thống các luận thuật về “nguồn gốc vũ trụ”. Ngài lấy “ĐẠO” làm căn bản khởi nguyên của vũ trụ. Lý thuyết ấy được xem là nền tảng cơ bản cho các học giả đời sau ứng dụng và phát triển , nó trở thành một nền triết học mang tính “mẫu mực” cho nhân loại đến tận ngày nay.
II. HỌC THUYẾT CỦA ĐỨC LÃO TỬ
Học thuyết về “Đạo” của Lão Tử được các triết gia sau thời Xuân Thu Chiến Quốc vận dụng và truyền bá mạnh mẽ. Trong số những người kế thừa, có Ngài Trang Tử là nổi bật nhất
Trong kinh nhựt tụng Cao Đài, bài Tiên giáo Chí Tâm Quy Mạng Lễ, xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo Quân như sau :
“Tiên Thiên khí hóa
Thái Thượng Đạo Quân
Thánh bất khả tri
Công bất khả nghị
Vô vi cư Thái Cực chi tiền
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng
Đạo cao nhứt khí
Diệu hóa Tam Thanh
Đức hoán hư linh
Pháp siêu quần Thánh
Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh.
Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến ...
Và chính Ngài đã giáng cơ trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ như sau :
“Giáo đạo huyền thâm pháp diệu mầu,
Chủ tâm chế ngự, ý lần thâu;
Vô thinh vô sắc vô âm tướng,
Vi thiện vi nhân thoát cảnh sầu.
Thái hệ nhiều cơn còn biến loạn,
Thượng nguơn dựng lập khắp năm châu;
Đạo đời chung hưởng trời Nghiêu Thuấn,
Tổ nghiệp nhà Nam rạng một màu”
(TNHT,Q1) tr.213
Nhưng không phải đến thời Tam Kỳ Phổ Độ người ta mới biết đến danh hiệu và giáo thuyết Ngài, vì Ngài đã giáng sanh rất nhiều kiếp để dạy đạo.
“Nhị ngoạt giáng sanh tại cõi trần,
Tái sanh hà xứ biết bao lần;
Dốc đem đạo pháp cho nhân loại,
Tu tánh luyện hồn đắc pháp thân
(CQPTGL,27.3.75)
III. THÁNH GIÁO TIÊU BIỂU CỦA ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ
NGUƠN-THẦN THỨC-THẦN
THÁI hòa trật-tự luật thiên-nhiên,
THƯỢNG-Đế toàn tri máy diệu-huyền,
ĐẠO-pháp bao trùm bầu vũ-trụ,
TỔ-Sư bố-hóa điển thanh-thiên.
Thanh-thiên, thanh-nhựt, cảnh thanh-bình,
Thanh-bạch, thanh-tâm, tiếp điển-linh,
Thanh-nhã, thanh-lương, thuần đạo-đức,
Thanh-nhàn, thanh-lạc, buổi thanh-minh.
Có câu: “Sanh tiền bất tri thiên-đường lộ, tử hậu vô ly địa-ngục môn”, nghĩa là: “Khi sống mà không biết được đường đi lên, lúc thác tránh sao khỏi cửa địa-ngục”.
Bởi thế, người tu chơn-đạo theo chơn-truyền tân-pháp rồi, biết rõ phân minh thức-thần cùng với nguơn-thần, biết được thân giả, thân chơn, hiểu rành nhơn-tâm cùng đạo-tâm khác hẳn.
[ . . .]
Bởi vậy, người tu chơn-đạo biết rõ cái nguơn-thần làm chủ xác-thân, thì trong lúc công-phu nhập-định phải định thần gom ý mà chuyển vận.
Nguơn-thần là điểm linh-quang,
Tinh-anh rực-rỡ thường trông sáng lòa.
Nguơn-thần Thượng-Đế ban ra,
Nguơn-thần vốn thiệt cái Ta chơn hồn.
Thức-thần ứng biến dại khôn,
Thức-thần là cái giác-hồn của thân.
( Thánh Huấn Hiệp Tuyển, HT. Cao Đài Tiên Thiên)
KẾT LUẬN
Qua tiểu sử, kinh điển, thánh ngôn của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu trong cuộc sống đới cũng như sống đạo, nhập thế và xuất thế.
Học thuyết của Ngài về Vũ trụ quan là “Đạo, bản thể của vũ trụ vạn vật”; về Nhân sinh quan là “Quy căn” và “Vô vi nhi vô bất vi”
Xưa nay khi nói đến Lão giáo hay đề cập đến đạo gia người ta thường nghĩ đến Tiên đạo, như một đạo yếm thế, chán đời, xuất thế ẩn dật.
Nhưng nếu nghiên cứu kỹ Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử, kinh điển của các Đấng trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhứt là Thánh giáo của Đức Thái Thượng Lão Quân, chúng ta sẽ thấy Tiên gia hay Đạo gia không tu hành một cách cực đoan hay huyền hoặc.
Ngược lại đạo gia sống giữa xã hội rất thực tế, chọn một cách sống vừa an lành, vừa ích nhơn lợi vật, đồng thời biết vận dụng lẽ đạo để dưỡng sinh tánh mạng và thoát hóa tâm linh.
Cách sống đạo của đạo gia vừa nhập thế vừa xuất thế, mãi cho đến khi đắc đạo cũng không lìa bỏ chúng sanh mà còn đem Đạo cứu đời, tự lãnh sứ mạng truyền thừa đạo pháp, mở đường tận độ.
Để kết thúc bài tham luận này, xin cống hiến quí vị bài Thánh thi của Đức Thái Thượng Đạo Tổ :
Muốn được lặng yên ở cõi lòng,
Thì là dẹp tắt lửa bên trong,
Vô-tư, vô-lự không xao-xuyến,
Biển lặng minh-châu mới chiếu lòng.
( Thánh Huấn Hiệp Tuyển, HT. Cao Đài Tiên Thiên)
Thiện Chí
Trình bày tại Cơ Quan PTGL-Lễ Khánh đản Đức Đạo Tổ
(*) Nguồn :: Thần Thánh Trung Hoa, Tòa Thánh Tây Ninh
http://www.caodaitoathanhtayninh.net/forum/showthread.php?288-Th%E1%BA%A7n-Th%C3%A1nh-Trung-