Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...
-
Tại hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...
-
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...
-
Đức Gia Tô Giáo Chủ dạy tại Thánh Thất Bàu Sen vào ngày 24-12-1971
-
Chùa Dâu /
Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất ...
-
1. VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地 001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư ...
-
Tóm tắt các diễn biến trong lịch sử Phật giáo Sự phát triển của Phật giáo thời vua Asoka566-486 TCN: Thích ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 10 giờ đêm ngày 29 tháng 8 Quí Hợi (5.10.1983)
-
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là ...
-
Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/05/2014
TÂM THỨC VÀ VỌNG THỨC
Trong một thánh giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy từ năm 1969, có đoạn: “Người đời vẫn sống với cái sống quen thuộc đã mang mặc từ ngoại cảnh vật chất hữu hình chi phối, nên tâm linh bị mờ tối, tánh hải bị xao động. Các vọng thức sống dậy dẫn dắt con người đi vào cõi mông lung mờ ảo để lục thức tung hoành trong dục giới” (1)
Vậy vọng thức là nguyên nhân làm phát sinh dục vọng, dục vọng là nguyên nhân của phiền não, của ác nghiệp, của oan trái, của sa đọa luân hồi.Tất cả là một chuỗi duyên khởi mà kẻ phàm phu bị trói buộc trong màn đêm lục thức, không sao tìm ra lối thoát. Nhưng làm sao biết được cái gì là vọng thức, và vọng thức ở đâu để diệt trừ, xóa bỏ nó? Có lẽ nào người đời phải chịu nó chi phối hết kiếp này đến kiếp khác giữa cõi trần ai khổ lụy. Đức Vạn Hạnh không giải đáp rằng phải tìm hiểu nó trong thiên kinh vạn điển hay từ ngoại cảnh phù hoa cám dỗ, biến hiện khôn lường. Ngài đã chỉ thẳng phải tìm nơi chính mình: “Phải tự mình tìm nguyên nhân xuất phát của mình do ở nơi đâu. Nào những bậc đa văn quảng kiến, bác học triết nhân có tìm đặng cái điểm khởi đầu của chính mình mới biết được con đường vị lai và hiện tại.”
Cái “nguyên nhân xuất phát của mình” đức Vạn Hạnh nói đây không phải là vọng thức, đã đành vọng thức là nguyên nhân của nghiệp lực, nhưng chưa phải là điểm khởi đầu của con người muôn thuở. Điểm khởi đầu đó là TÂM, là cái thực tại nguyên sơ thọ bẩm từ Trời, còn gọi là Chơn tâm hay Thiên tánh. Hiềm gì trải qua nhiều đời nhiều kiếp, Thiên tánh bị che lấp bởi nhiều lớp vô minh nên gọi là phàm tánh và vọng thức phát sinh từ đó. Giáo lý nhà Phật dạy rằng Thiên tánh, phàm tánh, vọng tâm, vọng thức đều không ở ngoài TÂM. Tâm tịnh là “thiên” hay “chơn”, Tâm động là “phàm” hay “vọng”. Biển yên hay sóng dậy đều là biển.Tâm tịnh thì cái biết rất phân minh, gọi là “tâm thức sáng tỏ”. Như đức Vạn Hạnh đã dạy: “Tâm thức phải sáng ngời để mọi linh cảm được thông công cùng thiên không vũ trụ. Biết nhìn chỗ tối chỗ sáng, biết chọn việc dữ việc lành, biết nẻo tà nẻo chánh, biết cơ nguy vong, biết thời thành tựu. Có như thế thì mới gọi là tu.”
“Điểm khởi đầu” nói trên thánh giáo Đức Bồ Tát gọi là Bản thể của cả “tâm chơn” và “tâm vọng”
“Chư hiền đệ hiền muội cần phân biệt kỹ Phật tánh hay Thiên tánh với Phàm tánh hay vọng tánh . Chúng nó chỉ có một bản thể mà thôi.”
“Bây giờ đây, đối diện với đồng đạo, với khung cảnh trang nghiêm, thì chư hiền phát tâm lạc thiện rồi, đến khi rời chân ra khỏi chốn nầy, đối diện với hoàn cảnh phức tạp của thế gian, nào tranh danh đoạt lợi, nào gai mắt trái tai, nào va chạm nhân tình, thì những nghiệp thức phàm phu của chư hiền lại một cơn khởi niệm. Đó là chưa định được tâm, chưa kiềm được tánh vậy.
Hãy nghe đây:
Chơn, vọng, diệc đồng nguyên,
Niệm, vô niệm, vị thiên, (2)
Nhược tâm tùng tạp niệm.
Phàm tánh thời đảo điên.
“Trên kia, Bần Đạo đại cương về cái mê, cái ngộ, cái vọng, cái chơn của con người. Khi giác ngộ gọi là Phật, gọi là ma lúc mê muội, cho nên nói "Phật tức tâm, tâm tức Phật" thì cũng nói được là "Ma tức tâm, tâm tức ma" theo thường tình.
“Bởi thế, sự dứt khoát giữa cái vọng và chơn thật là một điều rất hi hữu trên đời này vậy. Muốn mau tiến hóa trên đường tu công bồi đức, ngoài những phương châm vạch sẵn trong giáo lý, chư hiền nên duy trì cái tánh thuần lương thiện mỹ và tránh các trường hợp khi thì cầu kinh lạy Phật, khi thì bố thí cúng dường, khi thì đố kỵ tha nhân, tham lam ích kỷ để gây quân bình trọn vẹn cho địa vị tu hành của mình.” (3)
Vậy,TU là thực hành những phương pháp làm cho “tâm thức sáng ngời” (Đức Vạn Hạnh), và duy trì cái tánh thuần lương thiện mỹ (Đức Bồ Tát). Nói tóm một lời là ĐỊNH, là dừng lại tất cả, tự khắc thiên tánh chủ sử, tâm thức chiếu soi.
Đó cũng là Chánh pháp Đại Đạo như bài kệ của Đức Bồ Tát:
“Thế gian cơn hỗn độn
Hư thiệt đều chung lộn,
Hồi hướng biết về đâu,
Kìa Cao Đài nhứt bổn.” (4)
_________________________
(1) Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, mùng 9 tháng 4 năm Kỷ Dậu (24.5.1969)
(2) Chữ “thiên” 偏ở đây, theo người viết là thiên lệch, là thiên chấp, không chính trung. Kệ viết: “Niệm, vô niệm vị thiên” nên hiểu như thánh ngôn: “Chấp không , chấp có thiên tà; Lìa không bỏ có cũng là bàng môn”
(3) Đức Quan Âm Bồ Tát, Thánh Thất Bình Hòa, Ngọ thời mùng 8 tháng 4 Canh Tuất (12-5-1970)
(4) Đức Bồ Tát, sđd