Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...


  • Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...


  • Ý Thu / Cố Đại Tỉ Diệu Chơn Minh

    . . .Hòa tan Tâm mình trong lòng Vô Cực Từ Tôn Kim Mẫu. Ôi ! Bao vinh quang tuyệt ...


  • Bài tâm tướng / Sưu tầm

    (Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...


  • Ngọc dịch / Huệ Ý

    Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...


  • Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME II / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...


  • 1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ

    Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...


  • Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới, được Đức Chí Tôn khai sáng vào đầu thế kỷ XX tại ...


  • Tri và Thức / Tường Chơn

     Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...


08/05/2006
Sưu tầm từ Báo Thanh Niên

Công bố thêm 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam

Tháp Hòa Phong ở chùa Dâu, tương truyền do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần dựng - Ảnh: Linh Thoại

Tối nay 4-5, tại Nhà hát Bến Thành, trong chương trình văn nghệ chào mừng đại lễ Phật đản PL 2550 (rằm tháng tư Bính Tuất, nhằm 12-5-2006), Thành hội Phật giáo TP.HCM sẽ kết hợp với Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - VIETBOOKS công bố thêm 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo VN vừa xác lập.

10 kỷ lục lần này bao gồm hai kiến trúc cổ, bốn tượng và các tác phẩm mỹ thuật khác:

1. Ngôi chùa xưa nhất Việt Nam là chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tọa lạc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km, xây vào thế kỷ thứ III ở vùng Luy Lâu (trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất).

Nơi đây năm 580, thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) sau khi đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán, đến mở đạo tràng, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Là một danh lam bậc nhất xứ Kinh Bắc, chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

( Hình 4 :Chùa Một Cột - Ảnh: L.Thoại )

2. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam là chùa Một Cột tại Hà Nội, còn gọi Liên hoa đài (đài hoa sen), xây trên một cột đá hình trụ cao 4m, đường kính 1,20m vào năm Kỷ Sửu 1049.

Chùa liên quan đến sự tích vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen trao cho nhà vua một đứa bé. Sau đó hoàng hậu mang thai. Nhà vua cho dựng một ngôi chùa như đã thấy trong mộng để ghi nhớ.

3. Ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam - chùa Sùng Nghiêm (chùa Mía) tọa lạc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, dựng vào thời Trần. Đến năm 1632, vợ chúa Trịnh Tráng là bà Nguyễn Thị Rong trùng tu.

Chùa có đến 287 pho tượng thờ (174 tượng bằng đất nung), nổi tiếng trong số đó là những tác phẩm điêu khắc sinh động như: tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc, tượng Bát bộ Kim Cương, tượng Bà Chúa Mía... Pho tượng Quan Âm tống tử thường được gọi là tượng Bà Thị Kính là một tuyệt tác, đã thành câu ca mà người dân làng Mía rất tự hào: "Nổi danh chùa Mía làng ta, Có pho tống tử Phật Bà Quan Âm".

4. Tượng đức Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích) thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nằm trên sườn núi Lạn Kha, cách Hà Nội khoảng 20 km, xây khoảng thế kỷ thứ VII - X. ( Hình 1)

Chùa đại trùng tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như 10 tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2m) nằm trên bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa. Điện Phật, có tượng Phật ngồi trên tòa sen cao 1,85m, kể cả bệ là 3m, là một kiệt tác điêu khắc bằng đá của Việt Nam.

(Hình 3 :Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở chùa Bút Tháp - Ảnh: L. Thoại )

5. Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam ở chùa Bút Tháp tỉnh Bắc Ninh do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm Bính Thân 1656. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm. Bệ tượng cao 54 cm. Chiều ngang của cánh tay xa nhất là 200 cm. Vành tay phụ cao 370 cm, đường kính 224 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt được chạm chìm. Các cánh tay nhỏ được xếp 6 lớp ở phía dưới đến 14 lớp ở phía trên.

6. Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn xưa nhất Việt Nam ở chùa Thánh Ân - Hà Nội có 42 tay chính và 610 tay phụ, cao 132 cm, kể cả bệ cao 231 cm. Tượng có nhiều nếp áo phủ xuống tòa sen. Tòa sen do một đầu rồng và hai cánh tay lực lưỡng nhô lên đỡ. Theo các nhà khảo cổ học tượng được tạo tác thời nhà Mạc.

7. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam ở Khu Du lịch Văn hóa Tràng An nặng 100 tấn, cao 10m, đúc tại thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định để chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và đặt tại khu du lịch trên.

8. Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam ở chùa Cổ Lễ thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định được hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, với chiều cao 4,20m, nặng 9.000 kg, đường kính miệng 2,2m, thành chuông dày 8cm, có họa tiết cánh sen ở miệng và hoa lá, sông nước ở thân.

Đại hồng chung được cất giấu ở lòng hồ trong thời kỳ chiến tranh (1945) và kéo lên đặt tạm trên bệ trở lại (1954). Năm 1997, chùa Cổ Lễ xây tháp chuông 3 tầng cao 14,5m, rộng 9m, để treo đại hồng chung ở 2 tầng dưới, tầng trên cùng treo quả chuông thời Lê nặng khoảng 300 kg.

9. Quả chuông xưa nhất Việt Nam hiện lưu giữ ở bảo tàng tỉnh Hà Tây là chuông Thanh Mai được một người dân làng My Dương (Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Tây) phát hiện năm 1986 khi đào đất đóng gạch. ( Hình 2)

Chuông nặng 36 kg, cao 60 cm, đường kính miệng chuông 39 cm; đường kính đỉnh 28 cm. Đỉnh chuông trang trí hoa văn mây xoắn, xen kẽ 12 đồng tiền. Bài minh khoảng 1.500 chữ cho biết chuông đúc ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Như vậy, quả chuông trải qua 1.200 năm nằm ở độ sâu 3,5m dưới lòng đất.

10. Quả cầu như ý lớn nhất Việt Nam được đặt tại Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm - Yên Tử) ngày 16-4-2005, với tên gọi quả cầu Như Ý báo ân Phật. Quả cầu này chế tác từ một khối đá hoa cương đỏ (rubi) lấy tại mỏ đá An Nhơn do ông Huỳnh Văn Phúc ở Quy Nhơn tìm ra và được thi công gần 2 năm bởi công ty Hà Quang, có đường kính 1.590 mm, nặng 6,5 tấn, đặt trên một bệ đá vuông nặng 4 tấn.

Quả cầu đặt giữa bể nước hình bát giác. Có 8 vòi nước phun xung quanh quả cầu tượng trưng cho 8 thứ nước công đức, thanh khiết, mát mẻ như luôn tưới xuống chung quanh những trận mưa pháp.

Theo Thanh Niên
Sưu tầm từ Báo Thanh Niên

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây