Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
" Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...
-
hưa tiến sĩ Adler, Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho ...
-
VŨ TRỤ QUAN Có thể nói Vũ Trụ Quan Cao Ðài bao hàm hai khái niệm quan trọng là: -Cơ nguyên biến ...
-
Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...
-
NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “Tam ...
-
Trong "Lịch trình hành đạo" của Đức Lê Đại tiên ban cho Cơ quan Phổ thông Giáo lý, nơi phần ...
-
Vị tiếng Chơn Nhơn thỉnh xuống trần, Đem lời Thánh huấn độ lê dân, Tu hành sớm bỏ điều gian ác, Học Đạo ...
-
Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...
-
Câu chuyện đức tin THÁNH THẤT THÀNH CÔNG - NHỮNG ĐIỀU HUYỀN DIỆU Trong thời đại văn minh, một xã hội duy ...
-
Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...
-
Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. ...
-
Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Vai trò của tôn giáo và sứ mạng làm người
Thế nên, người ta lại cảm thấy lo ngại vai trò của tôn giáo; người cực đoan thì bài xích thẳng thừng, kẻ ôn hòa chỉ muốn làm người "ngọai đạo". Không thỏa mãn với những tôn giáo truyền thống, xã hội nảy sinh ngày càng nhiều giáo phái. Xét ra mỗi giáo phái là một biểu hiện phức tạp của tâm thức con người: cuồng tín, thác loạn, cực đoan, bất mãn, tuyệt vọng . . .
Đứng trước thảm trạng trên, nhiều chủ thuyết ra đời, muốn nêu lên một lý tưởng chung cho nhân thế. Đối với tôn giáo, có những đề xuất xây dựng một tôn giáo duy nhất đáp ứng khát vọng mọi dân tộc về đời sống xã hội an lạc và đời sống tâm linh cao đẹp.
Giữa những khắc khoải đó của cuộc đời, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được khai sinh. Dưới danh hiệu đạo Cao Đài, thế nhân lại đơn giản cho rằng một tôn giáo "bản địa" đã xuất hiện như nhiều tôn giáo khác trong lịch sử. Có khác chăng, chỉ thêm vào tính "trào lưu xã hội" (sic), tính "cởi mở", tính dân tộc, tính tổng hợp . . .! Để đính chính nhận định hời hợt đó, Cao Đài đã có thông điệp:
"Người những tưởng Cao Đài tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương."
(Vạn Hạnh Thiền Sư, TLTĐ, 07-3-Giáp Dần,30-3-1974)
Tuy nhiên, sứ mạng hoằng dương Đại Đạo vô cùng nhiêu khê giữa thời đại hỗn tạp này. Và trước hết, người Cao Đài phải thông suốt ý nghĩa hai chữ Đại Đạo.
Đại Đạo không có nghĩa là tôn giáo lớn, mà vì muốn chỉ cái Đạo bao dung tất cả, vượt trên mọi đối đải nhị nguyên, là đường lối trở về nhất nguyên Bản thể nên gọi là Đại Đạo.
Vậy, Đại Đạo hoằng dương trong đối tượng nào và ở đâu để vượt lên những hạn chế của tôn giáo, để có giá trị phổ quát trên toàn xã hội nhân lọai đang mang vô vàn bản sắc ?
Giáo lý Đại Đạo đã trả lời: Không có đối tượng nào và ở đâu khác hơn là chính trong lòng người: "Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhân loại." ( Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
Đó cũng là chân lý mà Lão Tử Đạo Đức Kinh đã viết: " Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân diệc đại .Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên" [ĐĐK.Ch.25] (Cho nên Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một.)
Vậy, muốn giải quyết cuộc diện nhân lọai ngày nay phải thực hiện sứ mạng Đại Đạo. Và sứ mạng Đại Đạo trong TKPĐ chính là sứ mạng làm Người đúng nghĩa Người lớn (nhân [diệc] đại).
Vai trò của tôn giáo muốn xứng đáng là một thực thể cứu độ nhân lọai, phải thực hiện cho kỳ được cuộc phục hưng sứ mạng vi nhân của con người để chính con người tự hoàn thiện và hoàn thiện xã hội . Những người tự chọn một con đường để quyết tâm hoàn thành sứ mạng ấy, dù theo hay không theo tôn giáo nào, cũng là những người đồng hành trên đường Đại Đạo.