Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
21/07/2007
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/01/2010

Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ý nghĩa ngàn tay ngàn mắt của tượng Quan Thế Âm rất phù hợp với Cơ tận độ kỳ ba của Đại Đạo. Giáo lý ĐĐTKPĐ cho thấy đạo Cao Đài hoằng khai với hai nguyên tắc chính yếu là Thiên nhân hiệp nhất và Thiên đạo đại thừa.

Nguyên tắc Thiên nhân hiệp nhất dựa trên luật cảm ứng giữa Trời và người, nên thánh giáo viết "Con có thánh tâm sẽ có Thầy"Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời rằm tháng Giêng Đinh Tỵ (04-03-1977), hay:

"Thượng Đế từ trên cõi mịt mù;

Người đời thiện nguyện dốc lo tu,

Tạo cơ cảm ứng thiên nhơn hiệp;

Để có thông công có tạc thù."Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 22 tháng 7 Tân Hợi (11-9-71)

Cũng với luật cảm ứng, Đức Quan Thế Âm luôn luôn ứng hiện cứu khổ chúng sanh mỗi khi có bất cứ ai lâm nạn ở bất cứ nơi nào, giờ khắc nào, thành tâm hướng về Ngài, niệm danh hiệu Ngài cầu xin cứu độ. Vì lời đại nguyện thứ ba "ta bà ứng hiện" của Bồ Tát là:

Nguyện Thứ Ba: Ta Bà ứng hiện
Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan oan tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Như thế sự cứu độ phải có hai chiều cảm ứng giữa đấng cứu độ và người cầu cứu độ. Và quyền lực thần thông của Bồ Tát được thể hiện bằng ngàn tay ngàn mắt của Ngài. Thật ra, đại nguyện và thần thông ấy có thể biến thành vô số tay và mắt để đáp ứng khấn nguyện thiết tha của chúng sanh trong ta bà thế giới.

Đặc biệt, trong thời hạ nguơn này Đức Chí Tôn khai Đại Đạo không chỉ  lập một tôn giáo thông thường mà giao phó Sứ mạng TKPĐ từ thiên thượng đến thiên hạ. Nghĩa là không chỉ có chư Phật chư Tiên, Thánh Thần ra tay cứu độ chúng sanh, mà chính mỗi chúng sanh phải thọ nhận chánh pháp để tự độ và độ tha. Như thế mỗi cá thể nhân sanh sẽ trở nên tay và mắt, làm thành một phần tử thực thi Bồ tát đạo đối với toàn thể vạn linh.

Mắt tức trí huệ bát nhã ba la mật, tay tức từ bi cứu độ nhứt thiết khổ ách mà ĐĐTKPĐ dùng nguyên tắc Thên nhân hiệp nhất để tất cả nhân sanh đều tham gia vào đại cuộc cứu độ kỳ ba một khi đã trở thành người con tin của Thượng Đế

Nguyn tắc thứ hai: "Thiên đạo đại thừa". Muốn tạo thế "Thiên nhơn hiệp nhất" người sứ mạng phải bước lên "thiên đạo". Thiên đạo là pháp môn thực hành Tam công ( công quả - công trình – công phu ) tức Lục độ ba la mật của Phật giáo để đạt được thiên tâm, có khả năng thông công thể nhập vào thiên cơ, thiên lý.

Hai chữ "đại thừa" vừa có nghĩa tu giải thoát tâm linh, vừa thọ nhận sứ mạng phổ độ. Thiên đạo đại thừa là sứ mạng của hành giả từ bi cứu độ chúng sanh vô phân biệt theo "bình đẳng quan " Phật giáo hay nguyên lý "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể" trong Cao Đài giáo.

Nên Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có đại nguyện thứ sáu như sau:

Nguyện Thứ Sáu: Thường hành bình đẳng
Lòng từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm
Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.  

Vậy hình ảnh Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn còn thể hiện Đức Đại Bi của Ngài, tương ứng với mục đích "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát" của Đại Đạo TKPĐ.

Tham khảo thêm:

HÌNH TƯỢNG
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM NGHÌN TAY NGHÌN MẮT
 (từ Tín Ngưỡng Dân Gian đến Đỉnh Cao của Nền Mỹ Thuật Phật Giáo Việt Nam)
Thích Hạnh Tuấn

Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam.  Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.  Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17.  Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm.  Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội) 

Quan Thế Âm hay Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) là biểu tượng tuyệt vời nhất của tư tưởng trí tuệ, từ bi, giác ngộ giải thoát của Phật Giáo Đại Thừa.  Tại Việt Nam, tín ngưỡng tôn thờ tượng hình Bồ Tát Quan Thế Âm bằng gỗ, bằng đất nung và bằng đá hiện còn tồn tại xuất phát từ đời nhà Mạc, cuối thế kỷ thứ 16 (1527-1592).  Tượng hình Quan Thế Âm Bồ Tát với tư thế ngồi toà sen rất được phổ biến từ thời đại nầy trở đi.  Trong thời đại Nhà Mạc, tượng hình Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là pho tượng đặc trưng cho đỉnh cao của nền Mỹ thuật tượng hình của Phật Giáo Việt Nam.

Tại Việt Nam, tượng hình Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt có một chiều dài lịch sử phát triển đặc biệt cần được tìm hiểu một cách nghiêm túc.  Một cách đại cương, pho tượng đã được phát nguồn từ tín ngưỡng trì tụng Thần Chú Đại Bi (Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni hay tiếng phạn đọc là Aryavalokitesvaraya Bodhisattvaya Mahasattvaya dharni), trở nên rất phổ thông và nổi tiếng không những chỉ trong giới tu sĩ xuất gia mà còn đối với giới cư sĩ tại gia.  Trong đời nhà Lý đã có hàng ngàn tu sĩ trì tụng thần chú đại bi nầy, trong số đó có một vị thiền sư nổi tiếng là ngài Từ Đạo Hạnh (? -1117), hằng ngày phát nguyện trì tụng hàng trăm biến thần chú đại bi.  Theo truyền thuyết được truyền tụng tại Chùa Thầy, tỉnh Hà Tây, ngài Từ Đạo Hạnh đã chứng đắc thần thông diệu dụng do sự nhiệm mầu và trì lực của Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt.

Kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, Bồ tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt được truyền tụng trong khắp dân gian, rất nhiều pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm được đêu khắc để phụng thờ tại rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng.  Tuy vậy, rất ít ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam còn giữ được những pho tượng của giai đoạn lịch sử nầy.  Cùng lúc đó, ngôi Chùa Đại Bi đã được xây cất trong.  Cái tên gọi của chùa cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng sâu đậm tín ngưỡng trì tụng Thần Chú Đại Bi và sự  linh hiển nhiệm mầu của Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm.

Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org/hinhtuongbotatquantham.htm
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây