

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...
-
Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự Căn cứ vào bản đồ ...
-
Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● "Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách ...
-
Đề tài : Tham thiền để nghiêm khắc phán xét bản thân M LTH, Tuất thời Mùng 2 Thánh 4 Kỷ ...
-
Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...
-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...
-
Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...
-
Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...
-
Đức Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/06/2013
NGƯỜI TU SĨ và BỒ TÁT ĐẠO

Theo Phật giáo, người tu sĩ phát Bồ đề tâm là bước đầu hướng về Bồ Tát Đạo. Nghĩa là do thương xót vạn khổ của chúng sanh mà lập nguyện tu hành để tự giác, giác tha. Lập nguyện rồi, tu sĩ sẽ thực thi Bồ tát Hạnh và Bồ Tát Đạo.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Linh Ứng Đà Nẳng (Ảnh Thiện Chí)
Vậy mục tiêu cuối cùng của người hiến dâng là hiến dâng cho Đạo giải thoát. Đạo giải thoát không nằm trong kinh kệ, lễ bái, chùa thất . . .tất cả chỉ là phương tiện; lại không phải chỉ giải thoát cho bản thân. Giải thoát bản thân là điều kiện để cứu độ thiên hạ. Đạo giải thoát là Thiên đạo đại thừa thường gọi là đạo “tự độ-độ tha”, nên cứu cánh rốt ráo chính là “cứu độ chúng sanh” vì chúng sanh là mình, mình là chúng sanh.
Người tu sĩ hiến dâng là người tự nguyện hành Bồ Tát Đạo, phải có bốn tâm nguyện lớn là “: "1.Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, 2.Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, 3.Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, 4.Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nguyện thứ nhất : độ tha (kể trước tiên làm mục tiêu chính); thứ hai và thứ ba : tự độ; thứ tư là đạt đạo giải thoát.
Bốn nguyện lớn trên đây , Phật giáo dạy thực hành bằng Bồ Tát Đạo “ Lục độ ba la mật”, tuần tự gồm “BỐ THÍ – TRÌ GIỚI – NHẪN NHỤC – TINH TẤN – THIỀN ĐỊNH – TRÍ HUỆ”, đối chiếu rất nhất quán với pháp môn Tam Công Cao Đài giáo.
Đặc biệt, trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế tận độ chúng sanh bằng Tân pháp Tam Công để người tín hữu nào cũng có thể tự độ, độ tha, nhất là hàng hướng đạo, hàng Tu sĩ hiến dâng mặc nhiên mang lấy sứ mạng đại thừa luôn luôn được Ơn Trên dìu dắt, an bài.
Trong hàng Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức NAM HẢI NGẠN THƯỢNG QUAN ÂM NHƯ LAI tức Đức Phật Quan Âm, đã bao lần giáng điển lâm phàm giáo đạo với danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát là một tiêu biểu cho Bồ Tát Đạo trong Cơ cứu độ Kỳ Ba:
“Nguyện lành QUAN sát cõi trần gian,
Văng vẳng ÂM ba tiếng khổ nàn;
Tử trước BỒ đoàn khôn tịnh tọa,
Nhành dương TÁT độ cảnh đời an.”
(Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời 25 tháng 7 Quí Sửu (23.8.1973)
* * *
“NAM bắc đông tây cũng một trời,
HẢI hà chảy khắp một nguồn thôi;
QUAN san tuy cách, lòng đừng cách,
ÂM điệu dầu lơi dạ chớ lơi.
NHƯ tại Thiên cơ vô sở đắc,
LAI do nhơn sự bất tùy thời;
GIÁNG cơ chứng chiếu lòng thành nguyện,
Đàn nội ban ơn để mấy lời.”
( Minh Đức Tu Viện, Ngọ thời, 13 tháng 1 Ất Mão (23-2-75)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát.