Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Duy tuệ thị nghiệp / Huỳnh Ngọc Chiến

    Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một ...


  • CHÚA THÁNH LINH / Tường Như sưu tầm

    Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • KẾ SÁCH TÂM LINH / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    . . . Như chư hiền đã biết, bất cứ lãnh vực nào, nhất là lãnh vực Đạo Giáo giáo, ...


  • Chữ KHÔNG / Đức Lễ

    Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


  • Tóm Tắt Lịch Sử Phật Giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Tóm tắt các diễn biến trong lịch sử Phật giáo Sự phát triển của Phật giáo thời vua Asoka566-486 TCN: Thích ...


  • LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*) / Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch

    Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương. Nhựt báo La Presse indochinoise ...


  • Con đường phản Bổn hoàn Nguyên là con đường hướng nội quy tâm để tìm lại con người chính danh ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ

    Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...


  • Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua ...


  • Ngũ nguyện thánh thất an ninh / Thánh giáo Đức Bồ Tát

      NGŨ NGUYỆN : THÁNH THẤT AN NINH Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) TAM thiên ...


31/01/2011
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/01/2011

XUÂN LÀ LẼ ĐẠO TỰ NHIÊN

Xuân là lẽ đạo tự nhiên.

Lấy chu kỳ một năm so với một ngày, thì mùa Xuân là một buổi bình minh.
Vạn vật và con người sau những khoảng thời gian sống sinh động và một đêm an nghỉ thì giao điểm giữa đêm và ngày sẽ mở đầu cho chu kỳ sống kế tiếp. Giao điểm này thật đẹp, từ ngoại cảnh thiên nhiên đến sự tỉnh táo của tâm hồn. Trời đất an bài lẽ sống thật kỳ diệu!
Nếu hoa mai hoa đào nở đầu Xuân để đón chào năm mới thì tiếng gà gáy lúc tờ mờ sáng báo hiệu sự tỉnh thức của muôn loài để tiếp tục sinh hoạt.
Ánh nắng bình minh bao giờ cũng thật ấm áp để khơi dậy sức sống mới cho cỏ cây, cho muôn loài; tinh thần con người trở nên trong sáng và hứng khởi. Trời đất không nói gì mà vẫn hiện bày đạo lý của sự sống.
Khi trời vừa bừng sáng, không ai bảo ai, tất cả đều “dậy mà đi” vì sự sống tự thân, vì phụng sự xã hội, vì lý tưởng cao đẹp mà những chuyển biến của bình minh luôn muốn đánh thức những ai còn hôn trầm.
Nhưng có những kẻ đã thức dậy mà vẫn hôn trầm mê muội, họ đã thức mà không tỉnh. Ngày nào đối với họ cũng là một ngày không có gì đổi khác. Một năm, một đời đối với họ chỉ là một ngày! Vậy mùa Xuân hay bình minh có ý nghĩa gì đâu?!
Hơn nữa, đã thức dậy phải thật sự tỉnh thức. Có tỉnh thức mới thấy ý nghĩa của sự sống và đạo lý của lẽ sống, mà quan trọng nhất là lẽ sống của con người. Mỗi lần màn đêm buông xuống là buông màn che ngoại cảnh để ta quay vào trong tâm hồn. Nếu một ngày qua ta đã sống với lẽ sống thật, thì giấc ngủ thật êm đềm, ngược lại là ác mộng.
Loài người văn minh tột đỉnh vẫn không thể đi ngược quy luật tiến hóa của vũ trụ. Những gì khắc khổ của chuỗi đông thiên phải chấm dứt cho mùa Xuân đến. Những gì không hữu ích cho chu kỳ sống mới của tạo hóa đều bị đào thải. Lịch sử nhân loại cho thấy không có quyền năng vô đạo nào tồn tại mãi. Ngược lại, những sự nghiệp xây dựng văn minh nhân bản, phụng sự hòa bình luôn luôn được thừa kế phát huy.
Thế nên, ý nghĩa của mùa Xuân tương đối bày tỏ chân lý của Đạo. Các bậc Thánh nhân, Giáo chủ xưa nay dạy Đạo là chỉ cho người đời biết chân lý ấy để giữ gìn lẽ sống cho nhau.
Thời đại ngày nay, sự phân hóa tư tưởng loài người đã cùng cực; lòng tự tôn ngã mạn khiến cho người ta tự cho tư tưởng mình là chân lý tối thượng, làm cho thế nhân bị lầm lạc hoặc hoang mang không biết đâu là lý tưởng của kiếp người. Đức Thượng Đế bèn khai Tam Kỳ Phổ Độ để soi rọi Chân lý đích thực. Đó là Đạo. Đạo không phải là đạo này đạo nọ. Đạo là luật tiến hóa, là luật nhân quả, là sự sống tự nhiên của muôn loài.
Bình minh của một ngày, mùa Xuân của một năm cũng là lẽ đạo tự nhiên. Đạo lý thật đơn giản mà trường tồn. Chân lý không phức tạp mà là lẽ sống đối trị hận thù, ngăn ngừa chia rẽ. Tóm lại chân lý là tình thương. Hai tiếng “tình thương” có mơ hồ chăng? Thử nghĩ xem sự chào đời của mình phải do tình thương không? Sự ăn mặc ở của mình phải do tình thương không? Sự sống an lành của ta có phải do tình thương không? Ta sanh ra và ta đang sống do tình thương thì chân lý của cuộc đời là lấy tình thương đáp lại sự sống của muôn người.
Thượng Đế vô hình, Đạo trời đất bao la; nhưng Thượng Đế khai Đạo để nhắc loài người rằng Đạo vẫn ở ngay trong tâm khảm mỗi người. Và đạo lý vẫn hiện bày trước mắt con người giữa thiên nhiên bốn mùa tám tiết. Nên khi Xuân về, bằng tình thương vô biên, Thầy dạy con cái:

Xuân phúc tải Kiền Nguyên chi Đức.
Xuân thái hòa vạn vật chi cơ,
Xuân sang trước đã định giờ,
Xuân về cho trẻ phục sơ tánh lành.
Xuân cảnh thế đấu tranh hỗn loạn
Xuân thiên nhiên soi sáng tâm điền,
Xuân tâm hòa nhịp thiên nhiên.
Xuân thiên nhiên với tâm điền không hai. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30-12 Nhâm Tý (02-02-1973).

BAN BIÊN TẬP
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây