Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Là hình thức với một số chữ nhứt định trong câu, có thể là mười hay mười ba, mười bốn, ...
-
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...
-
Đức Lý Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh, Nhứt Trấn Oai Nghiên, hiện kiêm chức Giáo Tông Vô Vi ...
-
Thánh giáo Cao Đài đã viết : "Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo, vì tự trong sâu ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Mùa tu Thu phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẫn về “Rèn tâm vô niệm”. Ngày 19.9.2008. - Vô niệm ...
-
Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng ...
-
Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của ...
-
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...
-
Yên lặng /
"Cũng như đã thấy và đã hiểu, Thượng Đế có nói ra một lời nào đâu (Thiên hà ngôn tai!) ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/01/2010
Âm nhạc và thánh ca trong tôn giáo
Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư tiền bối tiền khai Đại Đạo lập ra nhac lễ của Đạo.( Ảnh: Ban nhạc lễ tại Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh) Thánh giáo trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I có ghi rõ: 27 juin 1926 18 tháng 5 Bính Dần
"Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Giáo Ðạo NamPhương
Nhơn, con phải khởi sự kể từ ngày nay cho tới ngày Ngọc-Ðàn Vĩnh-Nguyên-Tự tập nhạc đủ lại hết. Như nhập lễ thì đừng đánh trống Bác-Nhã, mà đánh Ngọc-Hoàng-Sấm, nghĩa là mỗi hồi mười hai tiếng, đổ xuống đủ 12 hồi, ba lần như vậy. Bạch-Ngọc-Chung cũng giọng ấy. Khi nhập lễ xướng "Khởi-Nhạc", thì phải đánh trống và đờn bảy bài cho đủ. Chừng hiến lễ, phải đờn Nam-Xuân ba bài, vị Lễ Sanh phải hiến lễ bảy lái, đi chữ Tâm. Tới khi thài, thì đờn "Ðảo-Ngũ-Cung", rồi con lại bắt đầu đờn lại, cho chư Môn-đệ tụng kinh. […]"
Ngoài ra, các đấng Thiêng liêng đã dùng thi phú để tả kinh và truyền đạt giáo lý. Người tín hữu đọc kinh có âm điệu và nhịp điệu là một hình thức thánh ca khiến cho tâm hồn trở nên thanh thoát hướng thượng. Trong các kỳ lễ đại đàn, ban đồng nhi đọc kinh có nhạc lễ phụ họa càng làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng thiêng liêng, có công dụng cảm hóa lòng người.
Mỗi lần sinh họat đạo, người tín hữu Cao Đài thường ngâm các bài thánh giáo bằng thơ phú tuyệt tác chuyển tải những ý đạo thâm trầm, vừa truyền cảm vừa giác ngộ tâm linh.
Do đó có thế nói nhạc đạo, thánh ca, thánh thi là những phương tiện nghệ thuật có giá trị tâm linh rất cao trong đạo Cao Đài cũng như trong các tôn giáo khác.
Âm nhạc Cơ Đốc ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Âm nhạc Cơ Đốc được hình thành để phục vụ nghi lễ thờ phượng trong Cơ Đốc giáo, trong đó có nền Âm nhạc Cơ Đốc đương đại, được xây dựng xoay quanh các chủ đề Cơ Đốc, nhưng với mục tiêu sử dụng rộng rãi trong các môi trường khác nhau (không bị giới hạn trong khuôn viên nhà thờ). Âm nhạc luôn thủ giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ thờ phượng Cơ Đốc, trong đó người dự lễ hát thánh ca, ngân nga thi thiên (thánh vịnh) và trình bày những ca khúc tâm linh, tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Thường khi, các loại nhạc cụ được dùng để hỗ trợ, nhưng cũng có nhiều trường hợp giáo đoàn chỉ hát thánh ca theo cách a capella. Cũng có lúc chỉ có phần trình tấu với các loại nhạc cụ, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo đoàn, chỉ với mục tiêu duy nhất là tôn vinh Thiên Chúa.
Là người Do Thái, Chúa Giê-xu và các môn đồ có lẽ đã hát thuộc lòng các sách thi thiên. Những tín hữu Cơ Đốc tiên khởi đã hát thi thiên theo cách của người Do Thái đã làm tại các hội đường (synagogue) trong thế kỷ thứ nhất (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Ký thuật trong Kinh Thánh ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Phúc âm Matthew 26. 30[1] và Phúc âm Mark 14. 26 thuật lại rằng Chúa Giê-xu hát thánh ca với các môn đồ ngay trước khi ngài bị phản bội. Sứ đồ Phao-lô trong sách Ephesians (5. 19) khuyến khích hội thánh tại thành Ephesus "hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa". Trong thư gởi tín hữu ở thành Colossae, Phao-lô cũng khuyên họ "hãy dùng ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Thiên Chúa" (Colossians 3. 16)