

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan ...
-
Cảm ứng /
"Một trong những tinh hoa của Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, đó là cảm ứng. Chỉ có hai ...
-
Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo. Quan niệm này đã được ...
-
Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu ...
-
Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban ...
-
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...
-
Vĩnh Nguyên Tự Ngọ thời, 03-12 Tân Hợi (18-01-1972)
-
TRÚC LÂM THIỀN ĐIỆN Ngọ thời 18 tháng 7 Kỷ Dậu (30/8/1969) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi ...
-
Thánh giáo Đức Hà Tiên Cô dạy chư tịnh viên. Đây là bài giáo pháp rất đặc biệt, là một cẩm ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009
Đi tìm những giá trị đại đồng

Nói rộng ra xã hội, mỗi cá nhân phải là một đơn vị của cộng đồng xã hội. Từ trong gia đình đến trường học, sở làm, xí nghiệp, cá nhân đều có những mối quan hệ hai chiều và đa phương rất chặt chẽ. Khi có một sự cố bất thường hay đơn phương không chấp nhận một mối quan hệ nào, thì sinh họat của cộng đồng sẽ trở ngại ngay, ảnh hưởng đến lợi ích chung và riêng. Vậy giá trị đại đồng ở đây là mối quan hệ hài hòa giữa các cá thể và giữa cá thể với đoàn thể.
Trong một dân tộc, những điểm chung lâu đời của dân tộc là giống nòi, truyền thống, tâm hồn, văn hóa, tạo thành bản sắc dân tộc. Bản sắc đó là giá trị đai đồng. Những gì thể hiện và nâng cao được bản sắc ấy là đường dẫn vào bản thể đại đồng dân tộc.
Giữa các dân tộc, bản sắc là dị biệt hay đại đồng ? Mỗi dân tộc có bản sắc riêng, là nét đẹp, nét thân thương, tính chân thực, do óc sáng tạo và tình yêu thừa kế từ nhiều thế hệ, kết thành nhân văn trên mọi lãnh vực, mọi sáng tác hay sản phẩm. Chính nhân văn là giá trị đại đồng của các dân tộc. Các dân tộc khám phá, trân trọng, trao đổi lẫn nhau những gì có giá trị ấy sẽ làm tiền đề cho tổng thể đại đồng nhân loại.
Hãy tham quan hay khảo cứu những "Di sản thế giới" được cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc công nhận. Kim tự tháp Ai Cập, đền Angkor ở Kampuchia, di tích Champa ở Mỹ Sơn, Việt Nam . . .sẽ nhận ra những giá trị đại đồng nơi đó. Hãy đọc những bài thơ của văn hào Ấn Rabindranath Tagore (1861-1941), hay Truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du (1766–1820), truyện ngụ ngôn của văn hào Pháp Jean de La Fontaine (1621 -1695) sẽ nhận ra phẩm chất nhân văn sâu sắc ẩn tàng trong con người không phân biệt chủng tộc hay thời đại.
Trở lại đời sống thực tiễn, mới đây, một kinh tế gia nêu lên luận điểm "gánh hàng rong và đường lối toàn cầu hóa kinh tế". Trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, người ta tìm nguyên nhân và biện pháp cứu vãn. Hình ảnh gánh hàng rong làm cho kinh tế gia suy nghĩ: phải chăng các nhà tư bản đã chạy theo lợi nhuận đến mức bỏ quên căn bản thỏa ứng hai chiều của sinh họat xã hội.Trong khi gánh hàng rong vẫn đáp ứng nhu cầu phổ biến-thiết thực cho đại đa số khách hàng bằng thực lực, và không làm cho ai trở thành con nợ khó đòi của mình, nên không bao giờ bị đe dọa phá sản. Xã hội hóa hay toàn cầu hóa chỉ thành công với mục đích phục vụ chứ không phải lợi dụng. Thế giới đang bị khủng hoảng nặng nề vì tự đánh mất giá trị đại đồng, ngay trong lãnh vực kinh tế.
Ngày nay, nghiên cứu Thánh thi Upanishad của Ấn giáo, các bộ Kinh Phật giáo, Đạo Đức Kinh của Lão Tữ, hay Kinh Dịch được Khổng Tử san định, Thánh kinh Thiên chúa giáo, Kinh Coran Hồi giáo, Kinh điển cơ bút Cao Đài giáo, . . . người ta khám phá rằng loài người có một di sản chung nhất là "giá trị tâm linh siêu việt". Giá tri ấy không phải là màu sắc tôn giáo, mà là niềm tin vào khả năng tiến hóa vô hạn của loài người và chỉ ra con đường tiến hóa ấy.
Thế nên, Đại Đạo TKPĐ được khai sáng với mục đích "Thế đạo đại đồng" không phải là ảo tưởng hay bất khả thi, nếu người ta biết vận dụng những "giá trị đại đồng" sẵn có trong nền văn minh-văn hóa và giá trị tâm linh của nhân loại. Vấn đề là không bao giờ rời xa nhân vị, xúc phạm nhân quyền, đánh mất nhân bản. Giáo lý Đại Đạo đã chỉ ra giải pháp của "Thế đạo đại đồng" là phục hồi nhân bản, "tạo thế nhân hòa":
"Con người hiện giờ đã mất quá nhiều điểm tựa của tâm linh. Niềm tin của con người đang sụp đổ, các căn bản nhân tính của con người đã xa lìa, chính vì vậy, thế nhân hòa phải tạo lập lại các giá trị nhân bản, đưa con người trở về với đời sống hợp nhân tính đơn thuần. Hiểu biết, hành động, phục vụ, phụng sự mà không nằm trong nhân bản sẽ đưa đến những hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội. Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Dầu ở bất cứ lãnh vực hay hoàn cảnh quốc thổ nào, đời sống tâm linh càng phải tựa vào nhân bản. Có như vậy , đạo lý tôn giáo mới không rơi vào chỗ mông lung huyễn ngã." Lê Đại Tiên, CQPTGL, Rằm tháng 2 Canh Tuất (21-3-70)
Điểm tựa tâm linh xuất phát từ nhân bản, là cái bản vị để chúng sanh tiến lên làm người, thực hiện sứ mạng vi nhân, và từ người bình thường hướng thượng tiến hóa đến mức phi thường. Đồng thời, với "điểm tựa tâm linh" tôn giáo vẫn phải phục vụ cho yêu cầu "tiến bộ-an lạc" của con người.
Được như thế tôn giáo đương nhiên có giá trị đại đồng siêu việt.