Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...
-
Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi để giúp cho mọi người Kitô hữu thấy hình ảnh của một Thiên ...
-
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng", nhất là mục đích ...
-
III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu ...
-
Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh hết sức rực rỡ. Đáng lẽ từ khi loài người ...
-
Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
-
Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...
-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
Phải chăng toàn cảnh bức tranh tai họa của nhân loại ngày nay vẫn không có lối thoát, như trước ...
-
Nhân ngày lễ kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/09/2011
KHÔN ĐẠO THUẬN NHU
Học Kinh Dịch, ai cũng biết hai quẻ Kiền – Khôn là nền tảng của Dịch học. Kiền thì “ Đại tai Kiền nguyên, vạn vật tư thỉ, nải thống thiên.” (Soán truyện)
Khôn thì “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nải thuận thừa thiên” (Soán truyện)
Hai quẻ này bao hàm nguyên lý Âm Dương động tịnh tương hòa, tương tác trong trời đất để hóa sanh, dưỡng dục muôn loài. Đối với nhân sanh đem hai lẽ cương kiện và thuận nhu song hành, tùy thời xữ thế cho ích nhơn, lợi vật. Đối với người tu, từ thế đạo đến thiên đạo, Kiền Khôn dạy hành giả bắt chước Tạo hóa, với trên thì vâng thuận, với dưới thì bao dung, để cho thế cuộc được định an, nhân tâm hòa hiệp, và cơ Đạo được trường lưu thông suốt.
Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ôn hòa; có đức bảo dưỡng , chở che, tha thứ; lại có lòng vùa giúp, tá trợ cho mọi người đạt đến thành công.
Khôn đạo rất thâm sâu, Ban Biên Tập mạo muội sưu tầm dưới đây một số thánh ngôn để quí huynh tỉ tham khảo, mong rằng gợi lên được ít nhiều ý đạo trên đường tu công lập đức.
* * *
Khôn chí nhu, nhi động dã cương, chí tịnh nhi đức phương. Hậu đắc, chủ lợi nhi hữu thường. Hàm vạn vật nhi hóa quang. Khôn đạo kỳ thuận hồ ? Thừa Thiên nhi thời hành.
Quẻ Bát Thuần Khôn
Giải nghĩa rộng:
“ Văn ngôn gồm sáu câu, chia ra làm bốn đoạn.
_ “Khôn chí nhu, nhi động dã cương, chí tịnh nhi đức phương: “ Khôn là thể đất, là địa đạo, tính tình rất nhu thuận, mà khi tác dụng lại hay chuyển động, vận hành chở đỡ được muôn giống, phát hành được mọi loài, cũng đủ cương kiện, không khác gì Kiền (Khôn chí nhu, nhi động dã cương)
_“Thái độ rất lặng lẽ, phú dự vật hình, vật nào vật nấy nhứt định, bất dịch như năm hành. Như các loài sanh thai, sanh trứng, thấp sanh và hóa sanh, hình thể nguyên vẹn, loài nào theo loài nấy, vạn cổ không thay đổi. Cho nên coi con mà biết tính mẹ, là đất vuông (chí tịnh nhi đức phương) [. . .]
_“ Hậu đắc chủ lợi, nhi hữu thường”: Đức nhu, tính thuận của Khôn đạo, nên chí thuận mà theo đạo Trời, sau được thành công (hậu đắc). Lại chủ làm lợi cho vạn vật, mà không bao giờ thay đổi (chủ lợi nhi hữu thường). Vì có đức Khôn giúp đỡ cho đức Kiền, mà trong lưỡng gian chưa trữ khắp vạn vật, vật nào, vật nấy được phát dục trưởng thành, công tạo hóa càng thêm rực rỡ, rộng lớn (hàm vạn vật nhi hóa quang).
_“ Đã thuyết minh như trên, KHÔN LÀ ĐỨC THUẬN MÀ THÔI, thuận theo đức Nguyên của Trời. Đức Nguyên của Trời tạo thỉ vạn vật, đức Nguyên của Khôn thừa tiếp mà hoàn thành cho vạn vât. Cho nên đất luôn luôn thừa thuận mà tấn hành cho đạo Trời, là KHÔN ĐẠO vậy (Khôn đạo kỳ thuận hồ? Thừa thiên nhi thời hành) ”
(Thánh ngôn đức Trần Hưng Đạo, tài liệu học Dich tại Minh Lý Thánh Hội)
* * *
_ An Hòa Thánh Nương, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm ngày 24 tháng 2 Tân Dậu (29.3.1981):
“Nhân đây Tệ Nương cũng dạy Ng.K. ! Con được ân ban vào hàng nữ phái, hãy cố gắng mà khép mình cho xứng vị Thiên Ân.
Từ nay con phải hết lòng chăm sóc nữ phái, sắp xếp cho an bài, đừng vì tư sự tình cảm mà quên đại nghĩa đối với Đạo nghe con.
Mọi hoạt động của nữ phái, nhứt nhứt đều phải tùng lịnh cơ Quan mà khuếch trương thực hiện. Dầu tài trí có hơn cũng phải hành cho đúng đạo.
Con nhớ câu : "Đại tai Kiền Nguyên, chí tai Khôn Nguyên, nãi thuận thừa thiên " trong dịch lý Khôn Đạo là như vậy đó con.”
* * *
VÔ CỰC TỪ TÔN DIÊU TRÌ KIM MẪU
(Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)
“. . .Đêm Trung Thu Bàn Đào Hội Yến,
Cuộc tương phùng u hiển tình thâm;
Chứng lòng Mẹ mới giáng lâm,
Nương huyền linh điển âm thầm nhủ khuyên.
Trót mang kiếp thuyền quyên nhi nữ,
Phải chịu nhiều quá khứ đeo đai;
Có duyên có sắc có tài,
Đường đời còn lắm họa tai dập dồn.
Đạo thừa thuận nhu khôn sẵn có,
Đức chính bền muôn ngõ hanh thông;
Con ôi ! lòng hãy dặn lòng,
Trong trường tiến hóa Hóa Công sắp bày.
Con là một trong hai tú khí,
Khí âm dương tự thỉ nhứt nguyên;
Dựng nên thế đạo kiền khôn;
Hóa sanh vạn hữu khắp miền trần gian.”
* * *
Đức Trần Hưng Đạo có dạy :
Khôn âm giúp kiền dương tận lực,
Trong lưỡng gian, bao bọc chứa nuôi
Là công Tạo Hóa tốt tươi,
Huy hoàng rực rỡ, đạo đời hanh thông.
Khôn là thuận, thuận tùng thiên lý,
Đức Kiền nguyên tạo thỉ, khai sanh;
Khôn nguyên thừa tiếp hoàn thành,
Theo Trời hoằng hóa, đại hành đạo Khôn.
(Dịch Kinh Huyền Nghĩa)
* * *
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
“(…) Biết thuận nhu là tu Khôn đạo,
Học đức dày Địa Mẫu dưỡng nuôi
Không phân danh tướng ta người,
Bao dung khắp cả muôn loài chúng sanh.
Khôn lòng trống tín thành bền bĩ,
Có hư tâm chơn ý sáng soi,
Tượng ngoài dầy đặc không vơi,
Xử nhân tiếp vật chớ rời đạo trung
Khôn chí âm thuận tùng Thiên ý
Đức khiêm nhu chung thủy giản đơn;
Muôn loài thảo mộc xuyên sơn,
Xỉa xoi phá lỡ khuyết sờn chẳng nao.
Tình đất mẹ biết bao chịu đựng,
Trược thanh đều đất cũng bao dung;
Noi theo Kiền đạo chánh trung,
Nguyên hanh trinh lợi ung dung tự cường.”
( CQPTGL, 16 / 2 / Tân Mão)