

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều ...
-
"Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia, ...
-
Dầu lớn, dầu nhỏ, con người và vạn vật đều cũng nhận nơi Tạo Hóa một bản nguyên bất tử, ...
-
Ngài Minh Thiện sinh tháng 8-1897 (năm Đinh Dậu) trong một gia đình đạo đức Nho giáo tại tỉnh Long ...
-
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...
-
Nói tóm lại trong buổi Long Hoa khai diễn trong những ngày cùng cuối của đời hiện tại là buổi ...
-
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...
-
“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...
-
“Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong ...
-
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba ...
-
Bài Thuyết đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 19-6-Đinh Hợi (01-8-2007) ________ [Ảnh bên: Tượng Quan Thế Âm Bồ ...
-
Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Người Được Chọn
Chờ đợi con người đạo đức thôi."(Đức Lý Giáo Tông)
Trong lịch sử, yếu tố con người và yếu tố thời cơ phải hội đủ mới làm nên đại cuộc. Con người là con người lịch sử, thời cơ là thời điểm lịch sử.
Tính lịch sử là khả năng xoay chuyển thời cuộc. Con người lịch sử là con người hội đủ các đức tính để có khả năng đó. Dĩ nhiên cần có tài đức và ý chí. Nhưng cũng không ít người có tài đức và ý chí và cả thời cơ, mà rốt cuộc không thành công. Người đời cho là do định mạng.
Thời kỳ này, thời đại lịch sử Tam kỳ phổ độ, định mạng đã trở thành thiên mạng do Đức Chí Tôn ban trao cho "con người đạo đức" được chọn để thực hiện thiên cơ. Xưa nay người tài đức chỉ sợ không gặp thời, không có mạng ; nhưng đến Tam kỳ phổ độ, thời là thời Trời đã sẵn, mạng là mạng Trời đã dành ; thời và mạng ấy chờ đợi con người nào, ai là kẻ được chọn ?
_ Không phải chỉ là con người đạo đức thông thường, tài trí suông. Người tài đức không tôn giáo hoặc có tôn giáo không phải là hiếm, nhưng chỉ hiếm người nhận thức được được sứ mạng Tam kỳ phổ độ, nhận thức một cách sâu sắc đến mức tự nguyện hiến dâng đời mình cho cơ cứu độ kỳ ba.
Đức Lý Giáo Tông từng dạy : " Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào ; quyên pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh."
_Vậy thì có được thiên mạng hay không là do tâm ý của đối tượng. Phải có tâm thức lẫn ý thức thật sáng tỏ. Tâm thức đó là căn cơ đạo đức và lòng hướng thượng. Ý thức là biết đặt mình vào lý tưởng, tự thấy trách nhiệm cứu độ nhân sinh, chứ không phải chỉ có lòng thương hại.
Như thế, người chí nguyện được trao sứ mạng gọi là một thiên ân không nhất thiết là bậc siêu quần xuất chúng . Chỉ cần mỗi thiên ân là một gút lưới của thiên cơ, dù lớn, dù nhỏ, dù kỹ xảo hay thô sơ, nhất loạt bủa giăng nhịp nhàng, cộng hưởng với đầu tay lưới do Thượng Đế nắm giữ.
Thiên cơ không cần những pho tượng đồng vĩ đại chờ đợi người ta khen ngợi trầm trồ, mà chỉ cần thật nhiều mảnh nam châm đồng qui hướng, tương cảm tương liên, tạo nên từ trường rộng khắp. Kẻ được chọn không vì tài đức riêng, mà vì sứ mạng chung, là con người lịch sử, hơn nữa là con người Đại Đạo. Lịch sử nhân loại và lịch sử tôn giáo đã minh chứng có những người tầm thường về địa vị xã hội lại có đức hy sinh phi thường. Có kẻ bá chủ thiên hạ lại gây bao tội ác .Sứ mạng Tam kỳ phổ độ là của Đại Đạo, không của riêng ai mà của tất cả những người được chọn, được ban trao quyền pháp. Mà quyền pháp là khả năng giác hóa, không phải là quyền thế mạnh nhứt hay học vị cao nhứt. Ai có ý thức sứ mạng và dám hy sinh nhận lãnh sứ mạng thiên cơ thì được quyền pháp.
Quyền pháp là năng lực lồng trong sứ mạng. Người được chọn phải biết phát huy năng lực đó.