

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...
-
MỞ ĐẦU § Năng lượng tối (dark energy) là một chủ đề mang tính thời sự của vật lý thiên văn ...
-
Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết ...
-
Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...
-
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý ...
-
Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, 14 tháng 8 Đinh Tỵ (26-9-1977) Gác áng tường VÂN gót lãng du, Ngút trầm ...
-
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...
-
Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...
-
Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo
-
“Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/04/2012
ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI
Vào đêm lễ Phục Sinh năm nay, 07-4-2012, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI thắp cây nến đầu tiên tại Thánh đường Pierre, và đồng loạt hàng chục ngàn cây nến khác của “dân Chúa” thắp sáng quanh đền thánh, Ngài liền tuyên bố những lời bất hủ: “Nếu như Chúa Trời và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, còn nằm trong tăm tối, thì các loại khai sáng khác vốn mang lại cho chúng ta các thành quả công nghệ và kỹ thuật, lại không phải là tiến bộ mà còn gây nguy hiểm cho cả thế giới chúng ta." http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/04/120408_easter_pope.shtml
Thông điệp trên khiến chúng ta tự hỏi: “ Vì sao các loại khai sáng khác không khêu tỏ được các giá trị đạo đức; vì sao sự phân biệt giữa thiện và ác bị bóng tối bao trùm? Bóng tối đó là gì, do đâu mà có?”
_ Theo lời cảnh báo của Đức Giáo hoàng, thì những thành quả của nền văn minh kỹ thuật, dù có giá trị thực dụng cho đời sống con người, cũng không phải là tiến bộ thực sự. Thực dụng là hữu ích, nhưng con người luôn có tham vọng sở hữu hoặc chiếm đoạt mọi phương tiện đem lại lợi ích riêng tây. Đạt một tham vọng, thì một ánh nến tắt đi. Đạt nhiều tham vọng thì ánh sáng nội tâm hoàn toàn tắt lịm chỉ còn thấy và biết có riêng mình giữa thiên hạ.
_ Thứ nữa, trên mỗi nấc thang văn minh vật chất, con người lại nâng thêm lòng cao ngạo. Chính tánh ngã mạn khiến người ta ngủ quên trên chiếc ngai tự cho là “bá chủ”, hoặc tự mãn trong giấc mộng vô thường. Lòng cao ngạo dẫn đến đối thù, tánh tự mãn xem trời bằng vung, con người sẽ không từ nan mọi thủ đoạn bảo vệ cái “tự ngã”. Mọi cây nến chung quanh đều quay đi, cây nến “tự ngã” không đủ sức soi tỏ bóng tối: mò mẫm, lạc loài!
Nhân kỷ niệm 100 năm chiếc tàu Titanic gặp nạn, suy ngẫm về thảm họa của con tàu “hiện đại” nhất đã tách bến với lòng tự hào tự đắc của nền hàng hải thế giới thời ấy, đạo diễn James Cameron buột miệng cảnh báo: "Titanic chìm. Mọi thứ đều có thể chìm dưới biển"TTO, 09-4-2012 . Ông còn liên hệ cảm nghĩ của mình về tàu Titanic với sự sụp đổ tòa tháp đôi ngày 11-9-2002 tại New York.
Ôi! Loài người làm thế nào để không bao giờ có một “Titanic”chìm nữa, không bao giờ có một tòa nhà sụp đổ do khủng bố nữa? Nhiều thông điệp, nhiều hội nghị khoa học, chính trị và cả tôn giáo, nhiều sáng kiến đã nêu lên . . .Nhưng xem ra tất cả đều đang dò dẫm chưa quyết đoán, và các thảm họa tương tự vẫn còn liên tiếp xảy ra. Phải chăng cái ác đang giả danh cái thiện, cái thiện chính danh chưa đủ sức xóa tan bóng tối bao trùm bởi ác nghiệp.
Động thái thắp nến từ Đức Giáo Hoàng lan rộng ra muôn ngàn ánh nến trong lễ Phục sinh đã gợi lên phương pháp tâm truyền tâm để đánh thức lương tâm loài người. Tâm ấy chính là thiên tâm, là ánh linh quang không bị che mờ bởi vật dục. Những người con tin của Thượng Đế hãy khơi ánh linh quang đồng loại sao cho “trùng trùng duyên khởi” Đọc thêm: Tánh không và Hoa nghiêm, Nguyễn Thế Đăng http://www.thuvienhoasen.org/, xóa tan bóng tối trần gian như Đức Giáo hoàng đã tạo ấn tượng trong thánh lễ Phục sinh năm nay.