

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Ngươi dám đóng lại khung trời Đại Đạo,? Có biết từ đâu ngươi đã sinh ra? Cái nốt bụi được mặt trời ...
-
Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn ...
-
Trong nội bộ Cao Đài, mấy năm gần đây, thỉnh thoảng chúng ta có nghe bàn về ngày Khai Đạo, ...
-
“Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức, Xuân là chi vạn vật đón chờ? Xuân về có rượu có thơ, Có câu chúc ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...
-
Trở lại mùa Xuân năm nay, cũng như bao nhiêu mùa Xuân trước, thiên hạ vẫn mừng đón khí Xuân ...
-
1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ...
-
Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn ...
-
Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...
-
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...
-
Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi để giúp cho mọi người Kitô hữu thấy hình ảnh của một Thiên ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2010
Suy ngẫm đầu Xuân

CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" Toàn bộ thánh giáo trong bài này trích từ thánh giáo của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ (27-01-1979)
Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất, bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi.
Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền. Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.
Thiên thời địa lợi là điều kiện tạo thế nhân hòa; nhưng Xuân về không phải đương nhiên có nhân hòa. Đã đành trời Xuân, cảnh Xuân gợi mở Xuân tâm, mà Xuân tâm không chỉ là niềm hứng khởi cất chén rượu ngon, vui với câu thơ tiếng hát; Xuân tâm thâm trầm là ý hướng giao hòa với đất trời và với thế nhân.
Dịch có câu: " Thiên địa giao, thái " (Khí trời và khí đất giao hòa thì vạn vật đều thái thịnh, thông suốt), đó là đạo lý của thiên nhiên. Bắt chước lý đạo đó, từ ngàn xưa có tục lệ cúng giao thừa là thời khắc thiêng liêng để lòng người hòa hiệp với lòng trời đất. Được như thế, tâm hồn sẽ cỡi mở, thái độ sẽ thân thương với mọi kẻ gần xa.
"Có Xuân có cảnh có tình,
Có tâm có đạo trường sinh bảo tồn"
"Có nhân hòa Xuân mới thành Xuân", nên không phải ngẫu nhiên người ta chúc tụng cho nhau vào những ngày Tết giữa tiết Xuân hưng thịnh. Lời chúc là ước muốn cho tương lai, mà thiện cảm đã nảy sinh giữa người với người trong hiện tại.
Trong một dịp hội ngộ, nhất là buổi đầu Xuân, cùng nâng ly mượn hớp rượu nồng để kết mối đồng tâm, cũng là tạo thế nhơn hòa cho lý tưởng trước mắt. Với ý nghĩa ấy, những người đồng chí, đồng đạo sẽ rất đắc ý với ba chữ "tâm tương tửu".
Trong sứ mạng đặc biệt của CQPTGLĐĐ, các cấp nhân viên CQ không bao giờ quên lần thọ nhận "tâm tương tửu" cách đây đúng 30 năm do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo ban cho: "Này chư hiền đệ! Một năm dài khổ nhọc hành đạo độ đời, nay Bần Đạo ban cho ly rượu nồng gọi là tâm tương tửu để tưởng thưởng công lao, chư đệ hãy dùng đi. Hãy nâng ly cùng Bần Đạo."
"Tâm tương tửu dễ nhường Tiên tửu,
Biết say men chí bửu Thiên ân,
Giúp cho tánh đạo sạch lần,
Diệt trừ tư hữu ngã nhân pháp quyền."
[...]
"Tâm tương tửu Lão dùng đãi ngộ,
Tháng năm dài lao khổ chung lo,
Uống đi men đạo hỡi trò,
Say men đạo đức dễ dò lòng nhau."
"Nâng ly cùng Bần Đạo"! Trên đời có mấy ai được diễm phúc này ! Chẳng những dành cho bậc Thiên ân, mà cho cả những người con tin của Thượng Đế đang chẳng nề gian khổ, quyết chí tu học hành đạo để thực hiện sứ mạng Thiên cơ.
Với ly "tâm tương tửu" năm ấy, người hướng đạo "biết say men chí bửu Thiên ân" hầu lãnh hội thánh ý; cấp thừa hành "dễ dò lòng nhau" hầu tương đắc tương hòa. Từ đó, mỗi khi cúng giao thừa, chúng ta đều nâng ly "tâm tương tửu", nhắc lại lời dạy của Đức Giáo Tông, mong rằng mỗi niên trình chúng ta sẽ dễ cảm thông nhau hơn. Để mà:
"Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với tài bực thứ không hai,
Có tâm mà lại có tài,
Đức tâm tài đủ đạo Thầy hoằng dương."
"Đổi trao phụng sự" là giao hòa; "bực thứ không hai" là hiệp một. Vậy cái ý chỉ, cái phương châm hành đạo không có chi khác hơn là phá chấp, là dung hòa trong men đạo đức.
"Rượu này một thưởng cuối năm,
Một là ý chỉ cơ cầm ngày mai."
Thưởng Xuân như thế mới gọi là "biết Xuân" :
"Năm qua tháng lại vô ngần,
Biết xuân thưởng được ngày xuân huy hoàng."
Biết Xuân tức biết "có nhơn hòa Xuân mới thành Xuân"
Vậy, muốn tạo thế nhơn hòa cho thiên hạ, nhân dịp Xuân về hãy chiêm nghiệm đạo Xuân để hành đạo với thế nhơn hòa trong tập thể, ngay từ trong mỗi nhóm hành sự đến toàn cả thánh sở.