Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
15/11/2021
Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 15 -11-202221












 

 

THÁNH NGÔN

" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của Đức Từ Bi. Nếu đã vào nẻo đạo mà còn bôn chôn tranh lướt theo thói thường tình thì dầu có bao nhiêu đạo hữu, bao nhiêu công quả đi nữa, mối Đạo chẳng qua là một trường ngôn luận của thế gian đó thôi, chớ công quả đạo đức mong chi thấy sự kết quả xứng đáng đặng?” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển I, 29.5.27)

*  *  *

“Này chư đệ muội! Vì nghe tiếng rên la thảm thiết kêu cứu của những vong hồn nơi âm cảnh, những âm hồn ấy cũng đáng thương, khi còn tại thế tu hành nhưng lầm đường lạc lối và vô tình gây nhiều nghiệp quả, động lòng trước lời khẩn cầu ấy, Đức Quán Âm Bồ Tát cùng Quán Pháp Chơn Tiên đang tuần du nơi A Tì Địa Ngục, với đại nguyện dụng thần thông hoán cải những vong hồn tự giác ngộ, và mong chờ Đức Thượng Đế trong kỳ Đại Ân Xá chế giảm tội sớm được luân hồi chuyển kiếp, thoát cảnh ngục hình. Tiên huynh nói cho chư đệ muội biết để chư đệ muội quyết tâm tu hành và phải có đại chí đại nguyện cứu vớt chúng sanh trong thời mạt hạ.”

                               (Đức Quảng Đức Chơn Tiên, CQPTGLĐĐ, 16.5.1995)

 

CÂU CHUYỆN

Tất Đạt là thái tử dòng dõi con vua Thệ Phạn, có người em cũng là thái tử trẻ, hai anh em tuy cùng dòng dõi quý tôc, nhưng tư chất khác nhau. Tất Đạt có thiên hướng trở thành một sa môn, còn người em thích ngành cung kiếm. Một hôm, tình cờ Tất Đạt bắt được con hạt bị bắn rơi trước mặt, một chân hạt có vết thương rĩ máu, Tất Đạt động lòng trắc ẩn, cứu chữa cho con chim và giữ lại săn sóc. Người em thấy con vật do mình săn được đang ở trong tay anh mình, không hài lòng và đòi Tất Đạt trả lại. Hai anh em bắt đầu tranh cãi, người em lý luận rất chặc chẻ, bằng chứng là trên tay còn cầm cung tên vừa đi săn về. Người anh cho rằng , con hạt bị thương từ trên không sa xuống trước mặt mình, và đã ra tay cứu chửa, thì “con hạt là của anh”. Câu chuyện đến tai các quan trong triều, đem ra phân xử. Bằng chứng sở hữu con hạt bên nào cũng có lý. Nhưng giữa các quan, nhiều người đều cho rằng người em có lý với các chứng cứ cụ thể ; mà nếu ủng hộ chú em thì con vật trước sau gì cũng sẽ bị cho vào chảo nước sôi. Mọi người hy vọng đức vua với quyền uy và đức độ của ngài, sẽ có giải pháp tình lý ven toàn.

Cuối cùng vua cha cho phép sa môn Tất Đạt được tiếp tuc giữ nuôi con hạt do cảm động tình thương của Tất Đạt dành cho sự sống của con chim vô tội.

Nhà vua đã dạy cho hai thái tử bài học TÌNH vị tha cao quý hơn LÝ vị kỷ.

 

 (Phỏng theo truyện “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

 


Sa môn có nghĩa là chỉ tất cả những vị tăng tu hành theo đạo Phật, còn có nghĩa là người nghèo (Bần giả), người chuyên cần (Cần giả), người đoạn dứt (Tức giả).19


 

NHÂN VẬT

 

BERTRAND RUSSELL

 

Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell IIIOMFRS (18 tháng 5 năm 1872 – 2 tháng 2 năm 1970), là một triết gianhà lôgic họcnhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Là một tác giả có nhiều tác phẩm, ông còn là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự do với vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội (socialist) và người hoạt động chống chiến tranh trong phần lớn cuộc đời dài của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạo và duy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.


 

Bertrand Russell. Oil painting by Roger Fry, 1923.

 

Russell sinh ra vào thời đỉnh cao của nền kinh tế và uy thế chính trị của nước Anh. Sau đó gần một thế kỷ, ông qua đời vì bệnh cúm, khi Đế quốc Anh đã biến mất, sức mạnh của nó đã bị hao mòn bởi hai cuộc chiến tranh thế giới. Là một trong những trí thức nổi tiếng nhất của thế giới, tiếng nói của Russel mang một quyền lực đạo đức, thậm chí cả khi ông đã vào tuổi 90. Trong các hoạt động chính trị của ông, Russell là một người kêu gọi đầy nhiệt huyết cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và một người phê phán mạnh mẽ chế độ toàn trị tại Liên bang Xô viết và sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.[1]

Năm 1950, Russell được tặng Giải Nobel Văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng".

(Wikipedia)

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây