Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
21/09/2024
Thiện Chí

.ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI

ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI
 
Thiện Chí
          “Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có giải thích được vai trò phụng sự đời và thể hiện được sự phụng sự ấy, tôn giáo mới tồn tại. Nếu không, tôn giáo chỉ còn là những nghi thức phiền phức mà luật đào thải sẽ loại khỏi nếp sống nhân sinh.
Để giải quyết vấn đề sanh tử nầy, chúng ta phải quán định xem Đạo là đâu, Đời là đâu, tác động của Đạo vào Đời như thế nào, nhằm chủ đích gì, và tôn giáo ta đang nghiên cứu chủ trương hành đạo ra sao để đạt được chủ đích ấy.
  • ĐẠO LÀ ĐÂU, ĐỜI LÀ ĐÂU
  • A. Đạo mà phụng sự được đời ấy là đạo pháp. Đó là phần hiện thực của đạo mông lung huyền nhiệm. “Đạo là khả năng tâm linh “Thiên phú” cho bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Pháp là tùy hoàn cảnh, tùy cá nhân mà con người ấy phố diễn tổ chức và phô bày trước ánh sáng một vấn đề gì trong tập thể nhân sinh” (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – Đạo học chỉ nam)
    Vậy hành đạo hay sử dụng Đạo pháp là vận dụng khả năng tâm linh để tác động vào tâm linh tha nhân và phục vụ cho nhân sinh.
    Đạo pháp nơi đây có một vai trò vô cùng rộng lớn trong vũ trụ và thâm nhập trong mọi vật thể tế vi. Vì đạo pháp là một phạm trù đứng giữa nhân sinh và đạo pháp có những mối tương quan tương hiệp chặt chẽ linh động để biến hóa và tiến hóa trong qui luật của vũ trụ liên kết bát đoạn từ vô đến hữu và từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
    Tóm lại, Đạo pháp là cái dụng của Đạo điều hòa vũ trụ và nhân sinh.
    B. Đời là nhân sinh (Nhân sinh là Đời)
    Đời là sinh hoạt chung của con người bao gồm hai địa hạt tinh thần và vật chất.
    Con người vốn là sinh vật minh linh, tiến hóa đứng đầu vạn vật có quyền uy làm chủ muôn loài. Sự sống của con người tương quan mật thiết với vận hành của vũ trụ.  Con người có ý thức về  điểm linh quang tự hữu của mình thì đương nhiên có một địa vị rất lớn giữa vũ trụ. Thế nhưng nhân sinh vô cùng phức tạp. Sinh hoạt của nó đã phóng ra biết bao tư tưởng tạo thành nhựng màng lưới tri thức khiến cho các cá thể vướng mắc vào, truyền  nối bao đời làm cho quên mất bản thể diệu dụng của mình. Con người biết theo cái biết sẵn có và buồn vui theo cái buồn vui thường tình. Thế là không còn tự chủ được tinh thần.
    Rồi còn đời sống vật chất: Sự ăn, mặc, sự sống thường nhựt khiến con người phải chen lấn, đấu tranh. Đầu tắt, mặt tối, con người chỉ còn thấy cái hiện hữu. Sự phật lòng đưa đến oán hận, sự giành giựt đưa đến chiến tranh. Con người mãi xoay quanh vật chất trước mắt, cuộc sống bị đóng khung trong hiện tại của thời gian và cất rời ra ngoài nhịp nhàng của vũ trụ không gian. Thế là con người làm nô lệ cho vật chất và sống ích kỹ riêng tây.
     
     
     
    II. ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI
  • Ý thức làm chủ
  • Vậy Đạo phụng sự Đời như thế nào và nhằm chủ đích gì?
    • Người học Đạo nói “Đạo phụng sự Đời” chớ đâu nghĩ rằng sẽ ban cho đời một giáo thuyết cao siêu hay bố thí thật nhiều tiền của.
    • Người Đời nghe như thế cũng đừng chờ Đạo xây dựng lâu đài hay kinh tài tế chúng.
    • Không, “Đạo phụng sự Đời” không phải là dạy tay  làm việc cung cấp văn hóa hay vật chất cho nhân sinh. Bởi chính con người giữa nhân sinh vốn có khả năng tự tồng, tự tiến rồi. Trời sinh ra con người với mình trần và hai bàn tay không nhưng con người đã lớn lên  và no ấm. Nếu Đạo tư riêng là đem đến áo cơm cho Đời thì quả là rẽ rung thế nhân. Vậy thì còn đâu là “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
    Thế nên “Đạo phụng sự Đời phải nhằm cứu cánh thức tỉnh vai trò làm chủ của con người, tức là giải thoát con người ra khỏi những ràng buộc tinh thần và vật chất cố hữu, tự tại tiến hóa, tự giác hành động trong ý thức liên hệ tam thể.
    Do đó, tác dụng của Đạo pháp là đem con người trở lại địa vị làm chủ, làm chủ bản thân và làm chủ vạn hữu biến sinh.
  • Làm chủ bản thân
  • Đã gọi là bản thân tức thị là cái Ta. Thế mà xưa nay, oái oăm thay, có mấy ai làm chủ được mình. Bởi vì trong Ta cái Điểm Tiểu Linh Quang được vậy bọc nhiều cấu thể từ nhục thể đến thất tình, lục dục, lục căn, lục thức, lục trầm, tam thi, cửu cổ. Bao nhiêu thứ ấy tác động từng giây từng phút vào chủ thể là Tiểu Linh Quang. Nếu Tiểu Linh Quang không giữ được địa vị làm chủ thì bản thân sẽ tri tưởng và hành động theo sự sai khiến của các thể ấy. Mà tư tưởng là từ trong nông cạn của lục thức dựa trên biến ảo giai đoạn của lục trần. Mà hành động là hành động thấp hèn nhằm thỏa mãn thất tình, lục dục. Do đó, cuộc sống là cuộc sống thu hẹp cho cá thể, chia cách với tha nhân và  đoán kỳ theo hiện tượng trước mắt. Con người sống cho cá thể nhưng đã đánh mất  bản thể. Chính bản thể mới là cái vinh diệu cao quý nhất của con người. Cái bản thể ấy là điểm sáng trong bầu trời rạng rỡ của vũ trụ. Con người thọ nhận được nó vì con người sở hữu đầy đủ bản chất của vũ trụ. Do đó, gọi là con người, là đã sở định cái nhiệm vụ đương nhiên thúc đẩy sự tiến hóa của vạn loài và dưỡng dục quần sinh. Cho nên sống với bản thể là sống trong địa vị cao quý của mình vừa tiến hóa, vừa góp phần vào cuộc tiến hóa chung. Khi ấy, con người trở lại làm chủ tất cả các cấu thể của bản thân là cái guồng máy của tiểu vũ trụ để phục vụ cho sứ mạng vi nhơn.Thế nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có dạy:
    “Những cấu tử trong  bản thể con người, nếu biết sử dụng nó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học đạo, hành đạo và đắc đạo. Chủ nhơn ông phải điều khiển, nắm qui luật, hướng dẫn chúng như người cầm lái con thuyền để đưa đến mục phiêu đã định. Nếu người cầm lái thuyền không vững, gặp song to gió lớn, thuyền sẽ xiêu dạt vào nơi vô định, có lúc sẽ bí đắm thuyền.”“Cao Đài Giáo Lý, Quí Sửu, 1973, tr.14, Đàn Tây Thành Thánh Thất 15-4-1970)
    Và Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng từng dạy:
    “Cái chinh phục chiến thắng vĩ đại nhứt, là cái chinh phục chiến thắng bản thể của con người. Đừng hàm hồ nhìn những gì to tát ngoài kia. Thực sự những cái ấy đều chứa trong con người, mà chính con người chẳng hay chẳng biết. Tự chủ được bản thể là tự chủ được thiên hạ. Chinh phục được con người hiện hữu .
                       “ Đời là thế cộng trừ cũng thế,
                       Trở day rồi, dâu bể cũng rồi”
    Con người càng vùng vẫy càng sa lầy, cho đến cuối cuộc đời nhìn lại thấy toàn là một chuỗi trở xoay đốn đổ thụ động. Con người cảm thấy mõi mệt, chán nãn và cũng không tìm thấy chút gì ý nghĩa trong cuộc sống.
    Vậy thì Đạo pháp làm sao giải thoát con người khỏi xa lầy và tìm thấy ý nghĩa của kiếp vi nhơn.
    Đạo pháp dạy rằng:
                       “ Dầu thế lộ gập ghình trở ngại, 
                         Đã làm người lòng phải dặn lòng;
                                 Cõi đời vạn hữu sắc không,
              Chẳng chi tồn tại mà mong giữ gìn.
                                          *
                       Có cái có trong tình Tạo Hóa
                       Không là không đạo cả hiện hành
                                 Biết đường sanh diệt, diệt sanh,
              Hườn nguyên phản bổn nhọc nhành chi con”
                                          (Vô Cực Từ Tôn, Đàn Cơ Quan, 19-1-1977)
    Đó là Đạo pháp ban cho con người cái minh triết: “Mọi giả cảnh hữu hình hữu hoại, để nhận chân một thực thể trường tồn” hầu nắm lấy nó ứng biến với hình danh sắc tướng. Lúc ấy con người sẽ mượn cuộc đời làm lò tôi luyện chơn tánh để trở nên ngọn kiếm thần vẹt ngút vô minh xử thế cho sạch nợ nần quá khứ, sống vô ngại cho hạnh phúc hiện tiền, xây móng nền cho tương lai tiến hóa. Ấy là “tá giả luyện chơn”, không mê theo cái giả mà làm chủ nó, là chinh phục được vũ trụ trường tồn. Đừng lo, cái không đáng lo, đừng nghĩ cái không đáng nghĩ. Hãy bước thẳng và nhìn vào Thiên Tâm bản thể” (Đạo Học Chỉ Nam, tiết II, mục 3, tr.24)
    Như thế, chúng ta thấy rằng Đạo pháp thức tỉnh con người trở lại làm chủ bản thân chính là giải thoát con người khỏi vô minh để bản thể linh quang soi sáng. Con người sẽ trở nên tự do và sáng tạo. Con người lúc ấy mới sống hạnh phúc và tiến hóa, đồng thời góp phần vào hạnh phúc và tiến hóa của nhân loại.
  • Làm chủ vạn hữu
  • Con người đứng giữa thế gian là đứng giữa cuộc sinh diệt, biến hóa không ngừng. Bao nhiêu biến đổi vô tình là những lượn sóng thần lay động mãi chiếc thuyền nhân thế. Đó là luật tuần hoàn tự nhiên của trời đất, dù muốn dù không ai đã làm người đều thọ lãnh. Này là nay còn mai mất, này là gian khổ mưu sinh, này là nhân tâm đen bạc. Ấy là thiên ma bách chiết khiến con người cười khóc ngỡ ngàng. Cố nắm giữ, lại luân hồi mất mát, cố tranh đua thì phiền não chất chồng. Bởi quán xét nó, sử dụng nó cho cứu cánh. Do đó, Đức Chí Tôn đã phán: “Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian lại là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang trí hóa, sáng suốt tinh thần, để tiến bộ trên nấc thang cao thưỡng” (Đại Thừa Chơn Giáo, mục Tham thiền nhập định – tr.40). Ấy là con người biết làm chủ vạn hữu, vạn tượng. Tức là:
                       “Tâm linh bất động không mê muội,
                        Tánh hải huyền trâm đắc sở sanh
                        Mộng huyễn vô thường nào tí gợn,
                        Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh”
                                 (Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam, tiết III)
    “Lòng tay nắm trọn: sắc, thinh, danh”thì hành giả là Chủ nhơn ông “độc lập nhi hành”. Ngoại cảnh đã trở nên vô ngại với người thọ đạo pháp, hành giả hòa mình vào thế giới  hiện hữu, ứng biến Thế Đạo bằng công cụ hình danh. Thế là tâm vật bình hành giải quyết cuộc nhân sinh. Hành giả ung dung, vào ra thế tục xây dựng đời Thánh đức.
              
                                                           
      Hệ luận về vai trò của Đạo pháp
              Từ những ý thức về vai trò của Đạo pháp đối với Đời hay nhân sinh như trên chúng ta có thể rút ra những hệ luận chủ yếu sau đây:
  • Con người về vũ trụ
  • Con người với vũ trụ vốn đồng một bản thể.
  • Con người ý thức được tự thể của mình thì có được cái vinh diệu của vũ trụ đồng thời tự chủ góp phần vào cơ tiến hóa chung hay lá sứ mạng vi nhơn.
  • Vận động được linh quang bản thể thực hiện được cái mốc nối con người vào vũ trụ là đem đạo pháp vào mọi nhận thức và hành động của con người . Do đó, nếu nhận thức của con người về vũ trụ là khoa học thì mọi nghiên cứu và phát sinh sáng tạo của khoa học phải nằm trong quy luật của vũ trụ hay nằm  trong Đạo pháp.
  • “Khoa học mà đi ngoài Đạo pháp sẽ đưa đến một tàn hại to tát cho tâm linh và đời sống nhân sinh” (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – Đạo Học Chỉ Nam)
    Do đó, Đạo phụng sự Đời là dùng Đạo pháp bảo tồn sự tiến hóa của nhân loại. Sự tiến hóa mặc nhiên  đã có, Đạo pháp chẳng cần làm việc của thế nhân. Nhưng thế nhân tiến đến chỗ sống hay chỗ chết là do nơi còn giữ lấy đạo pháp hay không.
  • Con người và nhân sinh
  • Con người ở giữa nhân sinh là ở giữa trường tiến hóa nhân sinh, là cuộc trui rèn để bước lên nấc thang cao hơn ở tương lai, đồng thời là môi trường phụng sự.
  • Ý thức như thế thì con người làm chủ cuộc đời, phá vỡ mọi ảo giác, vượt ra ngoài ngã chấp, đem bản thể hòa hợp sinh động vào nhân sinh.
  • Như thế, trước hết đạo pháp giải thoát cá thể con người ra khỏi con người nhỏ hẹp của nó nhưng lại đặt con người vào môi trường sống của nó. Vì Đạo pháp chỉ còn nguyên là Đạo pháp khi nào nó vẫn duy trì được sự sống toàn vẹn. Nghĩa là không phải nó chỉ biết đến tâm thức mà còn phải hoàn mỹ mọi hoạt động của đời sống xã hội. Có thế Đạo pháp mới là chân lý luôn luôn thỏa ứng được mọi sinh hoạt chân chính của con người.
  • Khuynh hướng tự nhiên của con người đối với nhân sinh là chính trị.Chính trị mà đi ngược lại Đạo pháp thì sẽ đưa đến sự bảo thủ ích kỷ và phân tranh. Tất cả mọi mưu lược, mọi sáng kiến phải nhằm mục đích ổn định sinh hoạt xã hội, phải dung hòa các giai tầng quốc  gia dân tộc” (Vạn Hạnh Thiền Sư)
  • Vậy Đạo phụng sự Đời là giúp đời ổn định sinh hoạt con người trong trật tự. Trật tự vốn là biểu hiện của Đạo. Đại Đạo đem mọi đối tượng vào trật tự là hành pháp. Đời loạn hay trị là do có Đạo pháp hay không.
  • Con người và Đạo pháp
  • Đạo pháp là phương thuốc thần đối với nhân sinh. Nhưng không phải con người chỉ biết có Đạo pháp thuần túy và phế bỏ khoa học chính trị mà đạt đích. Phải hiểu Đạo pháp vốn tự nó đã bao gồm các lãnh vực trên. Đạo pháp là khoa học và chính trị tuyệt đối. Cho nên khoa học và chính trị chân chính tự nó là Đạo pháp đem đến tiến bộ và hạnh phúc cho nhân sinh.
  • Luyện mạng: là đem yếu lý Kiền Khôn của Trời đất mà vận hành nhân thân tiểu vũ trụ để giữ gìn và phát huy được thần khí là chơn mạng trường tồn, là năng lực dung thông vạn thể và phối kết với Hóa Công.
    Đó là sống trong quy luật của vũ trụ và theo qui luật của vũ trụ mà định an thiên hạ. Ấy là:
                            Vũ trụ bao la cái sắc không
                            Tạo nên vạn vật lẽ tương đồng;
                            Ba nghìn thế giới qui tam bửu,
                            Chín cõi ta bà hiệp nhứt tông
                            Yếu lý Kiền Khôn cơ biến dịch
                            Nhiệm mầu Tạo Hóa thể dung thông
                            Kẻ Trời, vạch đất chi cho nhọc,
                            Cái, cái, người người vốn ở trong.
     
    III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VỀ “ĐẠO PHỤNG SỰ ĐỜI”
    Trên kia chúng tôi đã trình bày rằng: Đạo phụng sự Đời tức là Đạo pháp thức tỉnh vai trò làm chủ của con người. Làm chủ tức là đã tự do – Tự do tức là đã được giải thoát. Theo Đạo Cao Đài, đường lối giải thoát của người tu là Thiên Đạo. Thực hành Thiên Đạo trong xã hội là sứ mạng Đại Thừa. Vậy Đạo Cao Đài phụng sự đời là thi hành là Sứ mạng Đại thừa.
    Sứ mạng Đại thừa là gì? – Là tự độ và độ tha. Tự độ là “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “Tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại”. Độ tha là: “Khi nhận thức được chân lý tuyệt đối mới lập thành tôn giáo (trong một quốc gia) để khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ”.
  • Tự mình thể nghiệm trước là thực hành Thiên Đạo cho bản thân. Đó là song tu Tánh Mạng.
  • Tu Tánhlà tự “giải thoát hết mọi ràng buộc, phá hết mọi sự chấp ngã, chấp nhơn, chấp pháp, chấp đạo, tất cả đều “không”. Nhờ thế con người sẽ an nhàn tự tại, sống trên nệm gấm chăn êm mà xem như ngồi giữa cỏ bồ uống nước suối trong. Ở vào nghịch cảnh mà bình tâm sáng suốt giải quyết mọi sự êm đẹp như rồng mây cá nước. Ấy là tự do tiêu sái và sáng tạo tuyệt vời là hạnh phúc giữa trần ai và an nhàn tiến hóa.
  • Giác ngộ Đạo pháp ấy là đem Đạo vào Đời, đem Tâm vào Vật, Thể dụng kết liên vận chuyển hình danh sắc tướng vào pháp luân mà cứu rỗi chúng sanh. Đó là Tâm Vật bình hành, người sứ mạng Đại thừa mượn thế ấy mà hòa mình vào xã hội nhân loại, sẽ thực hiện một cuộc sống ung dung, tự do, tự tại.
  • Nhờ kết quả của song tu tánh mạng mà hành giả thực hành Thiên Đạo trong xã hội, tức là khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ cho nhân sinh. Kết quả ấy chính là Đạo pháp của người ngộ nhập huyền môn.
  • Đạo pháp ấy “Vất bỏ hết những thấy, nghe, hiểu, biết theo thế sự thường tình thì minh linh phát hiện, soi sáng tất cả chướng ngại trong pháp giới chúng sanh để phá tan màn đêm lục thức cho chúng sanh hồi đầu bĩ ngạn (thị ngạn)”.
  • Còn đối với toàn thể tôn giáo Cao Đài, nếu tôn giáo này thực hành Thiên Đạo Đại Thừa, hay là Đạo phụng sự Đời, thì tôn giáo này cũng phải ý thức như lời dạy của Đức Giáo Tông Vô Vi Thái Bạch Kim Tinh:
  • “Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo Cứu Thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy…. Ngòi gà trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không là Tôn giáo này hay Tôn giáo khác… Quyền pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người .. Muốn được vậy, chư đệ muội phải làm sao, làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để”.
    Như thế, người Đạo Cao Đài trong khi phụng hành Thiên Đạo trong xã hội, vẫn luôn luôn nhớ rằng vừa phụng sự Đời, vừa phát huy quyền pháp để thực hiện cái thực thể “Đạo cứu thế” bất phân tôn giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì mới có sức “Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng”, giải quyết toàn diện cá thể con người và cứu rỗi toàn thể nhân loại (Do đó Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không riêng chỉ là Đạo Cao Đài).
  • Đạo phụng sự Đời trong khuôn khổ Quyền pháp như thế mới thực hiện được cái thế pháp mà chúng tôi tạm gọi là “Thế pháp Đại Thừa”.
  • Đã nhận thức sứ mạng Đại Thừa để phụng sự Đời, người tín hữu Cao Đài lại phải nhận thức rằng Sứ mạng Đại thừa là thực hành Quyền Pháp và nằm trong Quyền Pháp của Đức Chí Tôn.
  • Đức Vạn Hạnh Thiền Sư giải nghĩa Quyền Pháp như sau:
  • “Quyền là hình thức thể hiện cái PHÁP trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân.  Quyền pháp tương đồng, tác động con người và vạn thể, tha nhân và bản ngã. Có quyền không pháp, không đưa con người đi về đâu; trái lại, sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm u tối. Có Pháp ắt sẽ có quyền. Quyền pháp là khả năng giáo hóa”.
    Như thế, mang Đạo vào Đời là thực hành Quyền pháp. Có thực hành quyền pháp là Đạo pháp mới không “bị rơi vào giả tưởng, rơi vào hư không; hoặc quẩn quanh trong bốn bức tường của tôn giáo, trong tín ngưỡng từ xưa tới nay”.(Vạn Hạnh Thiền Sư, Đạo Học Chỉ Nam). Và quyền pháp là tác động đồng loạt của Đạo pháp phát xuất từ Trung tâm vũ trụ thúc đẩy dây chuyền và chuyển tiếp từ cá thể này đến cá thể khác cho đến khi bao trùm tất cả quần sinh.
  • Thế nên người hành sứ mạng Đại thừa phải biết rằng mình là kẻ làm cái gạch nối giữa nhân sinh và Thượng Đế. Vẫn biết mình là “Thiên hạ tối linh” nhưng nếu cứ “độc thiện kỳ thân” thì chớ mong thọ nhận quyền pháp và chẳng bao giờ hành tròn Thiên Đạo. Do đó, đã đành có sứ mạng nhưng sứ mạng chỉ là quyền phóng ra từ pháp. Không có pháp thì không còn sứ mạng.
  • Thế Pháp Đại Thừa là gì? Là cái màng lưới Đạo pháp tạo ra từ Đức Chí Tôn,tác động lên mỗi cá thể nhân sinh. Một cá thể nhân sinh nào do đó giác ngộ, tiến hóa lên và tác động vào nhân sinh khác, cứ thế từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ Thượng Đế Chí Tôn cho đến Phật Tiên Thánh Thần, các giáo chủ, các sứ giả các bậc hướng đạo liên kết thành cái thế pháp tận độ quần linh mà giữa thời hạ ngươn này cái thế pháp ấy hiển lộ rõ ràng và được vận động mãnh liệt vô cùng. Ấy là vận dụng quyền pháp vậy.
    Kết luận
    Với tất cả những ý thức về Sứ mạng Đại thừa, và khuôn khổ quyền pháp nói trên, người tín hữu Cao Đài quán xét thế gian thì nhận định ngay rằng: Sống giữa nhân sinh chính là đang ở trong một trường thi công quả. Các nhiệm vụ làm người đương nhiên phải có, đường lối như thế nào thì nhắm Thiên Đạo mà đi, phương cách ra sao hãy dùng quyền pháp mà thực hiện. Đó là phương châm của bậc Thiên ân hướng đạo. Nếu đại chúng hóa ra thì ta có thể hiểu công quả theo Thiên Đạo là:  
    • “Công quả xuất phát từ lòng tự giác, tự nguyện và thiết tha với nó, là nguồn sống của đời người, như cơm ăn nước uống, hơi thở, áo mặc, nhà ở và lương dược trị bịnh”(An Hòa Thánh Nữ).
    • “Một lời nói hữu ích sẽ cứu mạng người không cần đến quyền lực của cải, Một lời nói phải thời đúng lúc sẽ thay đổi một cuộc diện vĩ đại. Một cái nhìn sẽ gây được bao nhiêu thiện cảm, thành được đại sự”. (Vạn Hạnh Thiền Sư)
    • Còn công quả trong quyền pháp là: “Công quả không phân biệt, không ngăn cách vì giá trị hình thức của nó, và phải trường lưu bất tận. Có như vậy, việc làm mới được đến nơi, đến chốn, tôn chỉ và mục đích mới được đạt thành, gia đình mới được yên vui, quốc gia mới được phồn thịnh, nhân loại mới được thái hòa, mà nhứt là bản thân mới được yên ổn, chớ không phải vì ngoại cảnh thúc giục mà làm nhứt thời hay trong một giai đoạn nào đó chưa thể gọi là công quả” (An Hòa Thánh Nữ, TGST 68-69,tr.67)
    Và công quả trong quyền pháp là “Đạo giúp đời không tách rời đức bác ái, tình thương cho thật thương yêu thì không luận là đối với giai cấp nào hoặc tổ chức nào, cũng như cá nhân nào… Tình thương không riêng đối với kẻ thông minh, mà còn thương luôn với kẻ ghét mình, để tìm cơ hội cảm hóa họ trở lại đường thiện lương chân chính” (Vạn Hạnh Thiền Sư, TGST 68-69, tr.224-232).
    Đó là công quả hay Đạo phụng sự Đời trong Thiên Đạo và trong Quyền Pháp. Thứ Đạo ấy, Quyền pháp ấy người tín hữu Cao Đài không phải tìm đâu ra mà hằng ngày vẫn gần gũi trong bài kinh nhựt tụng: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước….”
    Nam mô:
     
                                 Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai,
                       Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.
                                 Nhì nguyện phổ độ chúng sanh
                       Quyết đem hoằng giáo Đạo lành giáo dân.
                                 Tam nguyện tha tội bản thân,
                       Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh.
                                 Tứ nguyện thiên hạ thái bình,
                       Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan.
                                 Ngũ nguyệt Thánh Thất bằng an
                       Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
                                 Trấn an tâm đạo nhân sinh
                       Vai trò un đúc đức tin đạo đồng./.
                                            
                    
     
     
    Thiện Chí









    ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







    Lý đạo là xuân / Thiện Chí

    TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

    world cup Hòa Binh / Thiện Chí






    NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















    NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

    NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




    BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






    ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















    TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





    TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















    TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























    Dòng thiên ân / Thiện Chí

    Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












    Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

    Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



    Hãy tự biết mình / Thiện Chí





    Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

    Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

    Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





    Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

    Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


    Phục sinh / Thiện Chí

    Sống tự nhiên / Thiện Chí


    Tỳ Thổ / Thiện Chí






    Thiên Nhãn / Thiện Chí

    Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
    Có vui mới thấy đạo say mùi,
    Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
    Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

    Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây