Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt. Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ ...
-
LẼ MỘT (The Unity – The Oneness ) LẼ MỘT TRONG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO * * * Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết ...
-
Tâm rộng lớn trùm bao trời đất, Đức tạo sanh muôn vật tinh cầu. Buông ra trải khắp đâu đâu, Gom về còn ...
-
"Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...
-
Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...
-
Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...
-
Nous avons tous une tête, un nez, une bouche, un nombril, deux yeux, deux bras, deux jambes, cinq doigts à ...
-
“Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới ...
-
Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thiên Lý Đàn vào lúc Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng 01 ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
1. * Ngọc Trì là ai? Trong việc hành công, miệng con người không gọi là khẩu mà gọi là Ngọc ...
-
Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Vài nét về thuyết tiến hóa của Teilhard de Chardin và Lecomte du Nouy
Nhà bác học - cũng là linh mục- Teilhard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh dấu bước tiến hóa(TH) vĩ đại của vũ trụ.
Theo ông, vạn vật tiến hóa từ những cấu tử bất động đến những cấu tử "sinh động". Những cực vi trùng là mhững chứng nhân của sự xuất hiện sự sống đầu tiên. Vũ trụ đòi hỏi trái đất phải trãi qua hai ngàn triệu năm mới có sự sống sơ khai xuất hiện và hai ngàn triệu năm nữa để có những sinh vật đơn tế bào, rồi năm trăm triệu năm sau mới phát sinh các sinh vật đa tế bào tức là thực vật và động vật .
Theo Teilhard, vạn vật không chỉ hiện hữu và tiến hóa theo hai vhiều vô cùng lớn và vô cùng nhỏ, mà còn có chiều thứ ba : vô cùng phức tạp. Chính trong chiều vô cùng phức tạp này, một tiềm năng đồng thời tăng sinh cho đến mức độ biểu hiện được, để làm một bước thăng tiến huy hoàng cho sự sống. Tiềm năng đó chính là năng lượng trí năng phát triển song song với năng lượng cơ học của sự sống. Ta có thể gọi tiềm năng đó là điểm Đạo trong sự sống. Lúc sinh vật người đầu tiên xuất hiện là lúc điểm Đạo ấy hiển lộ ra thành ý thức.
Do đó , trên đường TH của vũ trụ vạn vật, nếu sự xuất hiện mầm sống đầu tiên là một điều kỳ diệu, thì sự xuất hiện loài người là điều kỳ diệu thứ hai. Ông gọi khởi điểm xuất hiện sự sống là "điểm sinh hóa" (point de vitalisation), và khởi điểm của sự xuất hiện loài người là "điểm nhân hóa" (point d’homonisation).
Teilhard viết: "Chính sự bộc phát của ý thức (explosion de conscience) giải thích sự biến đổi sinh vật học của sự xuất hiện con người . Và sự kiện giải thích sự bộc phát đó chỉ đơn giản là sự truyền thấu một kết cấu sinh vật xuyên qua biên giới ngăn cách hai vùng "tâm thức trực tiếp" và "tâm thức suy tư" (psychisme direct et psychisme réflechi) [Teilhard de Chardin, La place de l’ homme dans la Nature , P.84].
Ông còn gọi "điểm nhân hóa" là "bước suy tư" (pas de réflexion) mà chữ "réfexion" cũng có nghĩa là sự chuyển hướng. Cách diển tả này làm cho chúng ta nghĩ đến quẻ Địa Lôi Phục trong Dịch Học :
Tượng quẻ Phục viết: "Lôi tại Địa trung: Phục" (Phục là lòng đất sấm vang). Phải chăng tiếng sấm đó là sự bùng nổ của ý thức, của tinh thần, đánh dấu sự khởi đầu chuyển hướng tiến hóa của sự sống, khởi đầu giai đoạn "nhân hóa" của sinh vật ?
LECOMTE DU NOUY (*)
Thuyết viễn đích của ông nêu lên hấp lực tiến hóa (TH) như một lực định hướng, như trọng lực hay từ lực đối với vạn vật.
Vạn vật giống như nước chảy từ ngọn núi xuống thung lũng, có phần rải rác vướng lại dọc đường, phần khác tuôn về tận đáy. Đó là cách ông bày tỏ tác lực điều hướng của cuộc TH mà mục tiêu sâu xa là đạt đến tinh thần, đến tâm linh (conscience, esprit, âme humaine).
Luật tự nhiên đã tác động vạn vật từ khởi thủy, nhưng chính những cố gắng tự thân sẽ điều chỉnh hướng tiến. Có vô vàn thử thách, chỉ những chủ thể nào đạt được một tiến bộ thực sự mới tồn tại và tiếp tục tiến hóa.
Cấu thể của sinh vật cần đạt đến mức hoàn hảo để mang một khối óc của tri thức . Và tinh thần là đích nhắm, khối óc chỉ là điều kiện cũng như cơ thể là điều kiện hoạt động của khối óc.
Cuộc tiến hóa diễn tiến không ngừng, nhưng kể từ khi khối óc con người phát triển tối ưu, sự tiến hóa sẽ vượt khỏi nhục thể , vì nó sẽ không làm nẩy nở thêm một con mắt , một cánh tay hay đôi cánh. Ngược lại, từ đây là giai đoạn phát triển của tầng lớp tinh thần, của đạo đức và tri thức. Và cứu cánh sâu xa là siêu thức, sức mạnh tinh thần thoát hóa khỏi gánh nặng vật chất, khỏi nghiệp lực tổ phụ.
Khối óc đương nhiên chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh lý và nội tiết của cơ thể. Nhưng ngược lại khối óc sẽ truyền đạt những mệnh lệnh cho cơ thể, mà những mệnh lệnh này không phải là hệ quả của các chất nội tiết hay các tổn thương tế bào. Đó là những mệnh lệnh chống lại những bản năng thuần thú tính.
Thế là có sự giằng co nội tâm rất đặc biệt của con người, và chính nó chứng minh cuộc TH đang tiếp tục , trong khi con người chọn lựa con đường tách biệt con vật bắng nổ lực của ý chí.
Sự chọn lựa này cần thiết có tính tự chủ, đó là sự tự do hoàn toàn, là bản tính đặc hữu của con người và chỉ của con người mà thôi.
Nếu chúng ta bắt đầu khảo sát từ những sinh vật hạ đẳng nhất, sẽ thấy từng lớp sinh vật tương ứng với sự tự do tăng dần :
* Loài đa bào tự do hơn loài đơn bào.
* Loài cá tự do hơn loài sên ốc.
* Loài bò sát hơn loài cá.
* Loài chim hơn loài bò sát.
* Loài có vú hơn loài chim.
Còn lớp sau cùng chỉ có thể dành riêng cho sinh vật đã đạt đến tự do cao nhất , và với hình thể của nó , nó có thể góp phần cho cuộc tiến hóa chung. Đó là lúc con người đạt được tri thức, và một hố phân ranh đã hình thành giữa con người và muôn thú ...
Thuyết tiến hóa này hình như không có gì đối kháng với Thánh kinh, không có mâu thuẩn thật sự giữa khoa học va tôn giáo. Đây là dẩn chứng :
Nơi chương I - Sáng Thế Ký ( Genèse ), đoạn 26 viết: ". . .Và Chúa phán: Ta tạo ra con người theo hình ảnh của ta và giao cho nó ngự trị cá dưới biển, chim trên trời, mọi loài trên mặt đất ...". Và ở chương II, đoạn 7 viết: "Chúa làm ra con người từ đất sét, thổi vào mũi luồng sinh khí và con người trở nên một linh hồn đang sống".
Khi Giáo hội ( Thiên Chúa giáo ) không chấp nhận nguồn gốc thú vật của con người, thì Giáo hội hoàn toàn có lý trên cơ sở linh hồn, nhưng sẽ lầm lẩn khi chỉ lý luận dựa trên ngoại hình cơ thể mà thôi.
Không ai trong chúng ta là không cần thiết.
Không ai trong chúng ta là không hữu ích.
Sự quan trọng của vai trò chúng ta tùy thuộc nơi chính mình. Nhiệm vụ của chúng ta là tham gia vào cuộc tiến hóa, và tùy hoàn cảnh, tùy mức độ TH của mình, có thể lần lượt thực hiện bằng cách :
- Sống tự nhiên: "Chung sống với nhau và xây dựng giống nòi". Vì không được để nòi giống tiêu diệt. Đó là lệnh của Chúa cho hai con người đầu tiên (Ch.I, - Sáng Thế Ký).
- Góp phần vào cuộc tiến hóa đăc thù của con người: Hoàn thiện tâm linh và đạo đức; rao giảng về sứ mệnh con người. Đó cũng là ý Chúa . ( Ch.II, STK).
(*) Pierre Teilhard De Chardin sinh năm 1881 tại Pháp, thụ phong linh mục dòng tên năm 1912, theo học Địa chất và Cổ sinh vật học tại đại học Sorbonne Paris. Ông là đồ đệ của nhà Cổ sinh vật học đại tài Marcellin Boule . Ong từng giữ chức giáo sư Cổ snh vật học tại đại học công giáo ở Paris. Từ 1920 đến 1945 ông thường sống ở Trung Hoa và du hành nhiều nơi như Mông cổ, An độ, Trung Á ... để nghiên cứu cổ sinh vật và địa chất. Ở Thiên Tân , ông nghiên cứu loai Hoa Nhân ( Sinanthrope). Sau đó ông sang Hoa Kỳ cộng tác với các nhà bác học để nghiên cứu cổ sinh vật học, đặc biệt trong những cuộc thám hiểm tại Nam Phi . Ông mất ngày 10.4.1955 tại Hoa Kỳ.
Ông viết rất nhiều sách khảo cứu chuyên môn và triết lý tôn giáo. Nhân cách và tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm vào khắp mọi lãnh vực như tôn giáo , khoa học, tín lý, triết lý, chính trị ...
(Theo" Cảnh Vực Thần Linh"(Le Milieu Divin), Bản dịch của Triệu Hùng và Trịnh Bá Di, 1967)
***
Pierre André Léon Lecomte du Nouy sinh ngày 20.12.1883 tại Paris. Cha là một kiến trúc sư lỗi lạc, mẹ là một nữ văn sĩ.
Năm 27 tuổi ông đậu tiến sĩ luật. Về tín ngưỡng ,Ong không tin có phép lạ , nhưng ông rất ngưỡng mộ Chúa Jésus và coi Ngài như một bậc chí nhân, đại nhân, đã lướt thắng được mọi yếu đuối nhân loại.
Năm 37 tuổi ông nộp luận án tiến sĩ khoa học tại đại học Sorbonne. Năm 40 tuổi ông sang Mỹ làm việc trong viện nghiên cứu Rokfeller ở New York. Trong suốt 7 năm ở đây , Lecomte du Nouy công bố được tất cả 57 công trình khảo cứu khoa học.
Năm 1936 ông thôi làm việc ở Viện Pasteur Paris, bắt đầu chuyen sang suy tư triết học và tín ngưỡng. Ông nhận thấy rằng nhiều nhà khoa học và chính trị quá vội vàng kết luận là không có Thượng Đế. Và ông sợ hãi khi nhận thấy rằng vì chối bỏ đạo giáo , con người trở nên hư hỏng và mất hết những nguồn vui thiêng liêng thanh khiết... Thế là từ năm 1938 trở đi cho đến khi mất năm 1947, ông đã để hết tâm trí thực hiện một công trình vĩ đại, đó là học thuyết viễn đích, một học thuyết nói lên niềm tin vào Thượng Đế, vào sự tiến hóa, vào các giá trị tâmthần và siêu nhiên, cũng như vào định mệnh sang cả của con người trong tương lai.
(Theo Lecomte du Nouy và Học Thuyết Viễn Đích, BS. Nguyễn Văn Thọ, 1968)