Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...
-
Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại. Tại ...
-
Bài giảng ngày Thánh đản Đức Diêu- Trì Kim- Mẫu (Ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Tý, 25-8-1972) của Ngài Cố ...
-
Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
Giá trị nhân văn của bức họa"Tam thánh ký hòa ước" Khách đến viếng Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh hoặc ...
-
Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên ...
-
Những giá trị phổ quát là những tinh hoa tinh thần nâng cao nhân vị vượt không gian và thời ...
-
Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 28/12/2023
TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI
Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi muôn đời về sự hiện hữu của con người: Ta là gì? Ta là ai? Ta từ đâu đến thế giới này? Ta đến thế giới này để làm gì? Ta sẽ đi về đâu, sau khi từ giã thế giới này? Theo giáo lý Đại Đạo, những câu hỏi này chỉ có thể tìm được lời giải đáp trong đạo lý, nhất là về niềm tin và hành động của chính con người. Bởi vậy, giáo lý Đại Đạo lấy con người làm chủ điểm của tư duy và hành động. Là chủ điểm của hành động, con người được giao phó sứ mạng của mình trước vạn linh, và được dẫn dắt để thực hiện chu toàn sứ mạng cao trọng đó.
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ CON NGƯỜI Bài kinh Tắm Thánh trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ từng giải đáp cho câu hỏi “Con Người là gì?” trên nhiều phương diện: “Con người đứng phẩm tối linh , Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi .Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa ; Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn .Vẹn toàn đủ xác đủ hồn , Xây cơ chuyển thế bảo tồn Vạn linh . . .” . Về quyền năng, Con Người là “một tạo hóa trong Tạo Hóa.” . Vậy, Con Người là một phạm trù đạo lý, được dùng để chỉ chủ thể tự do đang hiện hữu ở một phẩm vị tối linh trong cơ tiến hóa.
2. CƠ CẤU TIỂU VŨ TRỤ CỦA CON NGƯỜI Về cấu tạo, con người là một tiểu vũ trụ. Tiểu vũ trụ ấy là mô hình thu nhỏ của đại vũ trụ, có cùng quy tắc cấu tạo và nguyên lý vận hành với đại vũ trụ. Cơ cấu tiểu vũ trụ này bao gồm ba thể: “Thể thứ nhứt là xác thân do cha mẹ sanh ra, thể thứ nhì gọi là đệ nhị xác thân của Đức Phật Mẫu ban cho, còn thể thứ ba là Linh hồn do Đức Chí Tôn ban cho.” Thể thứ nhất mang Nguơn Tinh, thể thứ hai mang Nguơn Khí, thể thứ ba mang Nguơn Thần. Tinh, Khí, Thần được gọi là Tam Bửu của con người. Như vậy, tiểu vũ trụ của con người là một cơ cấu tối linh, cung cấp đủ quyền năng để con người thừa hành sứ mạng trong cõi hậu thiên.
3. PHẨM VỊ CỦA CON NGƯỜI Khi mới vừa được khai sinh trong cơ tạo hóa, vạn vật bình đẳng vì đều là Tiểu Linh Quang của Thượng Đế. Tuy nhiên, trong cơ tiến hóa, sự chênh lệch trong nỗ lực để tiến hóa của mỗi Tiểu Linh Quang đã phân chia vạn vật thành những thứ bậc cao thấp: “Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể, đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi và thi dụng tài năng, hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng Vị.” Bởi vậy, trong nhân loại, do sự chênh lệch trong nỗ lực tiến hóa mà có Nguyên Nhân cùng với Hóa Nhân trên cùng một cõi trần, và do sự bình đẳng trong Thượng Đế tính mà có sự hiện hữu của bản vị thiêng liêng nơi mỗi con người. 3.1. Nguyên Nhân và Hóa Nhân Hóa Nhân là con người được hình thành do sự tiến hóa của vật chất. Sự tiến hóa này tuần tự đi từ khoáng vật, lên thảo mộc, sang thú vật, rồi đến con người. Con người này là con-người-hóa-nhân. Con-người-hóa-nhân tiếp tục tiến hóa để tạo lập ngôi vị thiêng liêng, tức là những ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Một khi đã tạo lập được ngôi vị như vậy, chơn linh của con người ấy cũng trở thành một chơn linh thượng đẳng thiêng liêng . Rồi nếu muốn thăng tiến thêm, thì chơn linh thượng đẳng này phải quay trở lại thế gian mà bồi công lập đức thêm nữa. Con người có chơn linh là một thượng đẳng thiêng liêng trong quá khứ, được gọi là Nguyên Nhân. Nguyên Nhân là con người được sinh ra do sự trở lại thế gian của một chơn linh thượng đẳng thiêng liêng. “Tự tánh thiên nhiên không làm cho cuộc đời là giả tạm, mà chính chỗ dục vọng của con người mới biến đời là tạm bợ mà thôi.” Do đó, giá trị và ý nghĩa của con người là do chính con người tự tạo ra. Giá trị đó chính là bản vị của con người. “Con người, khi hiểu thông đạo lý, tìm được mấu chốt là cái chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu, tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật dễ dàng.”
4. QUYỀN NĂNG CON NGƯỜI Con Người là một quyền năng tối thượng trong vũ trụ, ngang bằng với Trời Đất. Quyền năng đó là quyền tạo hóa mà con người được nhận lãnh để ngự trị thế gian: “Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa, để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian.” Với quyền năng tối thượng mà Thượng Đế đã ban trao, con người có thể hiểu được cơ mầu nhiệm của Tạo Hóa, biết được cội nguồn sự sống của vạn vật: “Con người là vật tối linh, Đoạt cơ Tạo Hóa, thông tình vạn sanh.” Do quyền năng đó:“Người có thể làm được những việc Phật Tiên Thánh Thần đã làm, cũng chính bàn tay người có thể tạo lập một cảnh thái bình an cư lạc nghiệp, có thể nói là thiết lập một cảnh thiên đàng tại thế gian cho muôn dân đều cộng hưởng.”
5. SỨ MẠNG CON NGƯỜI Theo giáo lý Đại Đạo, con người là: “Một chúa tể chấp trì vạn hữu, Một quyền năng ban phú vạn sinh; Một trong thiên địa tài thành, Một trong nhơn vật dữ lành định phân.” Vậy, con người còn là một sứ mạng cao trọng, một bổn phận thiêng liêng trong vũ trụ. Sứ mạng ấy là thực hiện đạo tài thành của Trời Đất, nghĩa là góp tay vào những công trình mà Tạo Hóa đã kiến thiết nên để làm cho những công trình ấy được hoàn thành một cách hoàn hảo. Đó không phải là sứ mạng của riêng một cá nhân nào, mà là sứ mạng chung của con người. Mỗi một cá nhân và toàn thể nhân loại đều phải chia sẻ và đảm trách sứ mạng chung đó: “Mỗi người đều có sứ mạng riêng của mỗi người, tất cả nhân loại đều là sứ mạng trong trường tiến hóa này.” “Con người vừa lọt lòng mẹ là đã thọ ơn của đất trời, của nhân loại rồi. Muốn thực hiện được sứ mạng thiêng liêng của mình, mỗi người phải quay về tìm lại chủ nhân ông của mình, là Tiểu Linh Quang trong tự tại. Chỉ khi nhìn nhận và sống với cái sống của Linh Quang, con người mới thật sự là con người theo đúng ý nghĩa của phạm trù đạo lý này, và mới thực hiện nổi Thiên mạng của mình trong thế giới hữu hình: “Biết nhìn nhận chốn khởi sanh, Mới nên được đạo tài thành Hóa Công.”
6. KẾT LUẬN Một cách tổng quan, Con Người là một phạm trù đạo lý, trong đó, mỗi cá nhân là một Thượng Đế trong tiềm thể đang tiến hóa. Trước khi đến với cuộc đời này, con người là một điểm Linh Quang của Thượng Đế, do Thượng Đế phân chiết ra trong bản tính tự do, được ban trao sẵn một quyền năng tạo hóa, mượn vật chất vô thường để thể hiện đạo lý của vũ trụ Càn Khôn và làm phương tiện nhập thế hầu bồi công lập đức trong cơ tiến hóa. Khi bước chân vào và hiện diện trong cuộc đời này, mỗi người đều có một sứ mạng thiêng liêng là thực hiện đạo tài thành trong Trời Đất để hoàn hảo hóa những gì đã được Thượng Đế kiến tạo. Trong sứ mạng đó, mỗi cá nhân không những phải tự tiến hóa, mà còn phải cộng tác với Thượng Đế để trợ giúp cho sự tiến hóa của vạn vật. Nếu hoàn tất được sứ mạng làm người, lập được phẩm vị thiêng liêng, chứng đắc được đạo lý tự hữu, con người sẽ tiến hóa trở về hiệp nhất cùng Thượng Đế.