Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng ...
-
Đắc nhất /
Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...
-
. . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...
-
Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...
-
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền ...
-
. . .Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô ...
-
Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...
-
THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...
Thiện Chí
Tạng, Phủ, Khiếu và Hệ thống Luân xa trong cơ thể người
|
5:01 PM (3 hours ago)
|
|
||
|
PHẦN LÝ THUYẾT BỔ SUNG : Muốn hiểu hơn một số Lý Vô Vi Cơ Bản ( Ngũ Khí Tiên Thiên ) thì cần phải hiểu rõ hơn phần Hữu Hình ( Ngũ Hành - Ngũ Tạng Hậu Thiên ) là Mối Liên hệ & Sự Vận Hành, Tác động qua lại ( 2 chiều thuận nghịch ) của Ngũ Tạng Lục Phủ trong Cơ thể Người theo y Học Cổ Tryền ( ĐẠO tại Thân chớ tìm đâu xa ).
Tạng, Phủ, Khiếu và Hệ thống Luân xa trong cơ thể người
Y học cổ Phương Đông đã phân định các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thành các tạng, các phủ, các khiếu và các bộ phận có liên quan. Mỗi tạng không phải chỉ đơn thuần là một cơ quan về giải phẫu học, mà còn bao gồm chức năng hoạt động sinh lý của tạng đó, và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.
– Mỗi Tạng thuộc một Hành liên hệ với một Phủ, thông ra ngoài qua một giác quan gọi là Khiếu, thí dụ Tâm thuộc Hành Hỏa, liên hệ với Phủ là Tiểu Trường, Lưỡi là cửa ngõ thông ra ngoài.
– Mỗi tạng và phủ liên quan có một Ngũ Hành Khí tương ứng có nguồn gốc từ Chân Khí. Nếu chân khí giảm, sẽ làm suy yếu các tạng-phủ. Nếu ngũ hành khí suy giảm sẽ gây tổn thương thực thể cho các tạng đó.
– Mỗi Tạng-Phủ có một chức năng chính, và những chức năng phụ, thí dụ Tâm chủ huyết, tàng thần. Thận chủ bài tiết, tàng Tinh và điều hòa tủy xương, não. Can chứa Huyết, tham gia vào tiêu hóa. Phế chủ Khí, bì mao và điều hòa nước ( Thủy ) của cơ thể. Tỳ chủ dinh dưỡng là gốc của Huyết và điều hòa cơ bắp.
Các tạng
1.Phế 2.Tâm bào 3.Tâm 4.Tỳ 5.Can 6.Đởm ( túi mật) 7.Đại tràng
Giải phẫu cơ thể nhìn trước
Tạng phếPhế nằm trong lồng ngực, bao gồm phế trái và phế phải (thông thường gọi là phổi, hai lá phổi).
Phế là tạng dương thuộc hành kim, tàng phách, chủ khí, khai khiếu ở mũi. Phế chủ khí của toàn thân, kiểm tra toàn bộ khí, thanh lọc khí do thực cốc đem lại và xuất khí ra ngoài. Phế đưa khí xuống dưới và vào thận ở thì thở vào, khuyếch tán khí ra ngoài da ở thì thở ra, nếu chức năng đưa khí xuống bị suy yếu sẽ làm tức ngực khó thở, ho. Nếu chức năng khuyếch tán bị ngăn trở sẽ làm khả năng chống đỡ ngoài da giảm, tà khí dễ xâm nhập gây cảm hàn.
Phế phối hợp với thận và bàng quang điều hòa nước trong cơ thể. Phế là tạng chủ của bì mao (da, lông), nếu khí phế tốt da mịn màng chống được ngoại tà xâm nhập, ngược lại phế suy lỗ chân lông mở rộng ngoại tà dễ xâm nhập. Âm thanh có quan hệ mật thiết với sức mạnh không khí của hai phế thoát ra.
Chúng ta cũng cần biết thêm rằng chức năng chủ huyết là của tâm nhưng cũng cần phải có sự trợ giúp của phế. Tâm vận hành huyết nhưng phế phải thoải mái thì sự vận hành của tâm mới thông đạt khắp toàn thân. Cổ nhân quan niệm rằng: khí là thống soái của huyết, huyết là thứ phối hợp với khí, khí lưu hành thì huyết lưu hành, chỗ nào huyết đi đến thì khí cũng đi đến.
Tạng tỳTiếng gọi thông thường là lách, nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành, mạn sườn trái. Tỳ là âm dương quân bình, là hành thổ, thổ sinh kim, nuôi mộc, chứa thủy. Tuy hỏa sinh thổ nhưng chính hỏa cũng nằm trong thổ.
Về chức năng thì vị (dạ dày) có chức năng chứa đựng thủy cốc, còn tỳ thì có chức năng chuyển hóa. Khi tỳ khí tốt làm ta ăn ngon chóng đói, ngược lại tỳ khí suy thì ăn mất ngon, gầy yếu. Nếu đói quá sẽ tổn thương vị khí, no quá sẽ làm tổn thương tỳ khí. Đông y cho rằng tỳ vị là gốc của huyết và làm thông huyết, vì có thủy cốc mới sinh ra huyết. Tỳ sinh huyết, huyết sinh tinh, tinh sinh khí.
Tỳ khí có hướng đi lên trong thì thở ra, còn vị khí có hướng đi xuống trong thì thở vào.
Tỳ khai khiếu ra miệng và môi cho nên chức năng tỳ vị giảm thì miệng đắng ăn không ngon. Trong lúc tập khí công đặt mặt trên lưỡi lên vòm miệng sẽ kích thích bài tiết nước miếng làm môi không khô, miệng không bị đắng và còn trợ giúp chức năng tiêu hóa của tỳ vị.
Tạng tâmTâm thường gọi là tim, nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi và hơi lệch sang trái (so với đường thẳng giữa cơ thể).
Tâm là tạng dương, thuộc quân hỏa, chủ huyết và tàng thần. Khí của tâm có chiều hướng bốc lên. Tâm chủ huyết của toàn thân, có nhiệm vụ đưa máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể.
Tâm khai khiếu ra lưỡi và mặt. Vì vậy xem sắc lưỡi có thể kiểm tra chức năng của tâm, hoặc nét mặt cũng phản ánh tình trạng của tâm.
Tâm chi phối thất tình (là 7 thứ tình chí như: vui, giận, buồn, lo, nghĩ ngợi, kinh, sợ) làm rối loạn về tâm lý, đó là những nguyên nhân sinh bệnh. Chính vì vậy mà cổ nhân coi việc điều tâm trong quá trình luyện tập cũng như lúc bình thường rất quan trọng.
Tạng thận
Thận, bàng quang và tuyến thượng thận
Hai thận nằm hai bên cột sống vùng thắt lưng (bên ngoài ổ bụng). Thận là tạng âm thuộc hành thủy. Thận phải là dương thủy, còn thận trái là âm thủy. Thận tàng tinh, lưu trữ tinh rồi phân phối cho cơ thể để khi cần thiết thì chuyển thành khí (khí âm hoặc khí dương), khí âm của thận bị suy sẽ gây đa niệu, còn khí dương của thận bị suy sẽ gây thiểu niệu và phù nề.
Thận chủ não, tủy xương, răng, tóc, nên thận suy thì toàn thân mệt mỏi, răng tóc rụng, râu thưa. Chức năng hô hấp là do phế điều hành, và thận làm nhiệm vụ trợ giúp (vì thận thu nạp khí nên có ảnh hưởng tới chức năng xuất khí của phế).
Thận khai khiếu ra hai tai, đường tiểu và đường đại tiện cho nên thận suy làm giảm thính giác, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, đái dầm, đái són, đại tiện phân lỏng.
Đông y coi thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể vì thận đảm trách nhiều chức năng như bài tiết, sinh dục, nội tiết, nuôi dưỡng xương tủy. Ngoài ra thận thủy có mệnh môn long hỏa, thận-mệnh môn là biểu hiện của thái cực. Trong mệnh môn có chân âm và chân dương vì thế mới nói mệnh môn biểu hiện cho thái cực. Vì mệnh môn của thận tàng tinh ở nam giới và huyết ở nữ giới, chủ sinh dục nên mệnh môn là chỗ thành lập ra sinh mệnh, là cội gốc cho sự sinh sản và là nơi phát nguyên của tạng–phủ.
Tâm bàoTâm bào thuộc hỏa. Tâm bào thường được gọi là tâm bào lạc, trên thực tế không phải là một thực thể giải phẫu bao bọc lấy tim, mặc dù có ý kiến cho rằng nó là màng tim.
Tâm bào lạc là ngoại vệ của tâm, có công dụng che chở cho tâm chống lại những tấn công từ bên ngoài, nhất là chống nhiệt.
Tạng canThường gọi là gan, nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành bên phải. Là tạng dương, can thuộc hành mộc, tàng hồn, tích trữ huyết, điều tiết huyết qua hệ thống huyết mạch của can. Qua chức năng điều tiết huyết, can cũng điều hòa khí của cơ thể; do đó những rối loạn can khí dễ gây ảnh hưởng đến tạng phủ và ngũ quan. Can suy làm giảm lượng máu trong can với hậu quả là mỏi cổ, trầm cảm, thần kinh yếu.
Bệnh của can làm đau hai bên hạ sườn, lan xuống bụng dưới. Can khí bốc lên đầu làm mất ngủ, ù tai gây cáu gắt, can hư làm hoa mắt ù tai lo sợ. Can khí quá vượng sẽ gây huyết áp tăng. Can còn tham gia vào hoạt động của tiêu hóa, cũng như vào lưu thông dịch thể tại tam tiêu.Can chi phối cân mạc, từ đó kiểm tra hoạt động của xương khớp, cơ bắp. Can khai khiếu ra mắt, nếu chức năng can được tăng cường thì tăng thị giác.
Can thuộc mộc, mộc sinh hỏa, mà tâm thuộc hỏa, nên khi tập luyện chức năng can tốt sẽ trợ giúp cho tâm và tiểu trường, làm huyết đầy đủ, tiêu hóa dễ dàng, tăng cường sự chống nhiễm trùng và cơ chế miễn dịch của cơ thể.
Các phủĐởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu là lục phủ, ngoài ra còn có các phủ kỳ hằng đó là não, tủy, huyết mạch, tử cung ở phụ nữ.
Giữa tạng và phủ có mối liên hệ biểu lý và âm dương. Khi tập luyện tác động vào tạng cũng sẽ gián tiếp tác động vào phủ liên hệ.
VịLà phủ của tỳ, vị phối hợp với tỳ thuộc hành thổ. Vị là nơi chứa thủy cốc, nên có chức năng nuôi dưỡng sáu phủ, vị khí hư làm chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Nhưng nếu luyện tập tốt vị khí được tăng cường thì chức năng của vị sẽ tốt, giúp cho tiêu hóa thuận lợi.
ĐởmĐởm (túi mật) thuộc hành mộc, là phủ của can, phối hợp với can, chủ tiêu hóa, tính can trường, kiên quyết. Cho nên đởm khí hư gây khó tiêu, sợ hãi, mất ngủ.
Đại trườngĐại trường thuộc hành kim, là phủ của phế, phối hợp với phế. Chủ việc đào thải các chất cặn bã của tiêu hóa. Nếu đại trường khí hư sẽ gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Tiểu trườngTiểu trường thuộc hành hỏa, là phủ của tâm, phối hợp với tâm. Chủ tiêu hóa, còn liên hệ với can, tỳ. Tiểu trường còn liên hệ với thận để đào thải nước tiểu, với đại trường để đào thải phân.
Bàng quangBàng quang ở vùng bụng dưới, thuộc hành thủy, là phủ của thận, phối hợp với thận, chủ nước tiểu là nơi dồn góp nước tiểu lại. Công dụng của bàng quang là bài tiết nước tiểu và cất giữ tân dịch. Cần biết thêm rằng nước tiểu từ tân dịch chuyển hóa ra cho nên tân dịch thiếu ít thì có chứng đái không thông, ngược lại đái quá nhiều thì sẽ hao tổn tân dịch.
Tam tiêuTam tiêu không phải là một bộ phận giải phẫu cụ thể, nằm ở phía trước cơ thể từ họng xuống hết bụng dưới, tam tiêu là phủ của tâm bào.
Tam tiêu chủ khí, chủ thủy, coi sóc toàn bộ khí hóa trong cơ thể. Liên quan với lục phủ ngũ tạng, hệ thống 12 cặp chính kinh và các mạch. Có nhiều công dụng: hô hấp, tiêu hóa thức ăn, uống, hấp thu, bài tiết, sinh hóa khí huyết.
Quá trình khí hóa nhờ nguyên khí mệnh môn. Khí thủy cốc, nguyên khí, phế khí nhờ đường tam tiêu mà vận hành khắp toàn thân, thấu suốt các kinh mạch, ngũ tạng, lục phủ, cơ nhục. Hoàn thành việc khí hóa của cơ thể (khí hóa tức là biến hóa các vật chất thành khí, khí lại hóa thành những vật chất nào đó v.v…)
Người xưa chia tam tiêu làm 3 phần:
- Thượng tiêu, từ họng đến miệng trên của dạ dày. Công dụng chủ yếu là thu nạp chất ăn uống không để nôn ra ngoài. Tiếp thu khí thủy cốc và phân bố đi các nơi.
- Trung tiêu, từ miệng trên của dạ dày tới miệng dưới của dạ dày. Công dụng chủ yếu: ngấu nhừ thức ăn uống và chưng hóa tân dịch. Tiếp thu tinh khí của thủy cốc và hóa sinh ra sinh khí.
- Hạ tiêu, từ trung tiêu xuống hết bụng dưới là gạn lọc chất thanh, chất trọc rồi bài tiết chất bỏ đi. Khí của hạ tiêu đi xuống, đưa ra mà không nhận vào.
Có 4 phủ kỳ hằng là não, tủy, huyết mạch và tử cung ở phụ nữ.Đông y quan niệm rằng: não, tủy có cùng một nguồn gốc và do thận sinh ra. Não là bể chứa tủy và kiểm tra chức năng của xương cốt, tai mắt và sự thông minh.
Huyết mạch gắn liền với tâm có chức năng dẫn huyết trong toàn cơ thể.
Tử cung có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt, chủ bào thai, có liên hệ mật thiết với mạch xung, mạch nhâm, và thận, can.
Các hệ thốngHệ thống kinh, mạch, huyệt đã được phát hiện từ thời cổ đại, có nhiều ứng dụng trong việc phòng và chữa bệnh, đã trở thành một chuyên ngành (châm cứu) phát triển. Môn pháp Khí công Trường sinh cũng dựa vào hệ thống này để ứng dụng trong quá trình tập luyện và chữa bệnh như chúng tôi đã trình bày ở phần trước.
Hệ thống các luân xa
Là một hệ thống tồn tại vô hình trong cơ thể (chỉ vô hình với sự quan sát bằng mắt thường). Luân xa rất quan trọng đối với con người, sự hoạt động của nó liên quan ảnh hưởng sâu sắc tới mọi hoạt động của các cơ quan bộ phận, ngũ tạng lục phủ. Là nơi trao đổi năng lượng, nhiệt lượng và thông tin giữa cơ thể và bên ngoài. Đặc biệt quan trọng trong việc khai mở để luyện tập những khả năng đặc biệt của con người.
Luân xa bách hộiVị trí của huyệt bách hội cũng là vị trí của luân xa bách hội. Có liên quan với não bộ, là đầu trên của trục tý ngọ. Tượng hình là hoa sen 1000 cánh. Nếu khai mở được luân xa này thì con người sẽ đạt được lậu tấn thông, trí tuệ sáng suốt vô cùng tận, hiểu biết tất cả các huyền bí của vũ trụ mà người thường chưa hiểu nổi, ngoài ra còn hiểu biết những chuyện quá khứ vị lai, chuyện trong vũ trụ càn khôn.
Luân xa ấn đườngCũng là vị trí của huyệt ấn đường. Tượng hình là bông sen hai cánh, khi luân xa này được khai mở con người đạt được phép thiên nhãn thông, sẽ thấy xa nghìn dặm, thấy được vật dù to hoặc bé mà người thường không thấy được.
Luân xa thiên độtLà vị trí của huyệt thiên đột, tượng hình là hoa sen 16 cánh, nếu luân xa này được khai mở, con người sẽ đạt được thiên nhĩ thông, tức là nghe được âm thanh rất nhỏ của các loài động vật, côn trùng ở xa hàng vạn dặm, nghe được âm thanh tần số thấp, cảm nhận, giao tiếp với không gian tồn tại bán vật thể.
Luân xa tâmNằm ở liên sườn 3-4 bên ngực trái, cách bờ trái của tim khoảng 1cm. Tượng hình bông sen 12 cánh…
Khi luân xa này được khai mở thì người tập luyện đạt được phép tha tâm thông, có nghĩa là hiểu được tâm niệm và tư tưởng của người khác hiểu ý muốn hành động của người khác mà không cần thấy hành động. Là nơi xuất phát của tâm khí.
Luân xa tỳTượng hình bông sen 40 cánh, ở giữa đầu trong của tỳ (lá lách) và đầu ngoài của tụy. Liên quan tới công năng phát động tỳ khí. Khi luân xa này được khai mở người tập đạt được phép vô hình biến thể.
Luân xa hội âmLà vị trí của huyệt hội âm, là đầu dưới của trục tý ngọ. Tượng hình là bông sen 6 cánh. Khi luân xa này được khai mở người luyện tập sẽ thấy được hồn phách của mình, di chuyển nhẹ nhàng mau lẹ giống như thuật khinh thân của công phu khí công Trung Quốc.
Luân xa trường cườngLuân xa trường cường nằm ở huyệt trường cường. Tượng hình bông sen 4 cánh. Luân xa này không có một khả năng cụ thể nào, nhưng lại quyết định quyền năng của mọi luân xa khác.
Khi khai mở luân xa này nhất thiết phải có sự hướng dẫn của các khí công sư có quyền năng cao.
Luân xa mệnh mônLà vị trí của huyệt mệnh môn, tượng hình bông sen 100 cánh. Khi luân xa này được khai mở con người sẽ trở nên kiên cường, trường sinh bất lão, vô bệnh tật.
Luân xa ngọc chẩmNơi hõm gáy, là luân xa ngọc chẩm, liên quan với tiểu não các trung khu hô hấp và tuần hoàn
Hai luân xa lao cungLà 2 huyệt ở giữa hai lòng bàn tay.Cũng là vị trí của hai luân xa lao cung, có nhiều ứng dụng trong chữa trị bệnh khí công.
Hai luân xa dũng tuyềnLà 2 huyệt ở hai gan bàn chân, vị trí ở 1/3 trước giữa gan bàn chân và cũng là vị trí hai luân xa dũng tuyền, có nhiều ứng dụng trong chữa bệnh khí công.
Luân xa đan điềnTâm của luân xa là huyệt khí hải, luân xa này có nhiều ứng dụng trong chữa bệnh.
( Theo Bác sỹ Hoàng Trọng Việt )
Khí công trường sinh tập 1, NXB Văn hóa -Thông tin, 2008
ReplyReply allForward
AI Reply
|