Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, ...


  • Mẹ dạy đầu Xuân / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy ...


  • Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...


  • Bước qua kỷ nguyên những năm 2000, toàn thế giới trở nên rất sôi nổi với những cuộc vận động ...


  • DẤU ẤN THỨ NHỨT: THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DẤU ...


  • Thầy Khai Đạo / Đức Chí Tôn

    Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...


  • Lễ vía Quan Thánh Đế Quân / Hoàng Duy - Tuổi Trẻ Online

    Hôm nay 18-7 (nhằm ngày 24 tháng 6 âm lịch) , BTC Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam tại ...


  • Lược sử Chiếu Minh / Phan Lương Minh

    Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu  trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui  đem đàn cơ ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


  • VỀ MIỀN SÔNG HẬU Thuyền rời bến vượt dòng đêm lạnh, Cà Mau ơi, sông lạnh đìu hiu! Nhớ sao…chim Quốc ...


  • Chúng ta sống trong cõi nhị nguyên đầy khổ đau nhân quả nhưng cùng lúc chúng ta cũng sống trong ...


30/04/2013
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/04/2013

ĐẢN SINH và PHỤC SINH



Hằng năm, có một trùng hợp khá đặc biệt thuộc về 2 tôn giáo lớn là lễ Đản sinh của Phật giáo vào giữa tháng tư Âm lịch và lễ Phục sinh của Ki-Tô giáo vào giữa tháng tư (hoặc cuối tháng 3) Dương lịch. Đản sinh là ngày sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni; Phục sinh là ngày sống lại của Đức Jésus Ki-Tô.

Ngày kỷ niệm Đản sinh đánh dấu sự ra đời của một bậc chứng đắc Khổ đế của chúng sanh, quyết tâm tìm ra nguyên nhân để diệt khổ và thực hành con đường giải thoát (Khổ-Tập-Diệt-Đạo). Đó là con người của lòng tự tin tuyệt đối, dũng cảm dấn thân tìm Đạo để tự giác, giác tha. Ngày Phục sinh đánh dấu sự sống lại của con người có đức tin tuyệt đối nơi Thiên Chúa, đã hy sinh hiến thân, làm tròn sứ mạng cứu chuộc tội lỗi chúng sanh, chấm dứt cuộc sống đạo nhập thế, trở về “lẽ sống” xuất thế vĩnh hằng.

Cả hai nhân vật, bằng 2 con đường tự tin và đức tin đã mặc nhiên chứng minh chân lý “Thầy là các con, các con là Thầy.” Và cuối cùng, cứu cánh đều cùng thể nhập vào Bản thể tâm linh bất diệt.
Ý nghĩa quan trọng còn lại là công dụng của các lễ kỷ niệm sẽ đánh thức lòng tự tin và đức tin của mọi người trước tấm gương tự giác và hy sinh cứu độ nhân sanh của hai Đấng Giáo chủ.

Ngày kỷ niệm Phật đản, các chùa đều làm lễ Tắm Phật , đặc biệt có ý nghĩa gội rửa hết mọi phiền não, nghiệp chướng đã che khuất “Phật tử” trong chính bản tâm của mọi người. Tắm phật để phật tánh được sáng tỏ minh linh, xóa tan vô minh, giác ngộ chân lý hằng thường, sống theo lời Phật dạy.

Với lễ Phục sinh, truyền thống thắp nến thiêng liêng của mỗi con chiên tại các thánh đường, tập trung thành một bầu ánh sáng xóa tan bóng đêm, chúc mừng kỷ niệm ngày sống lại của Đức Jésus Ki-Tô. Ý nghĩa sâu xa là con người phải “sống lại” lòng nhân đích thực, "Sống lại lòng mình hởi thế nhân, Quay về Thượng Đế tính đơn thuần; Không gây tham vọng, không oan trái, Nước mạnh dân an bởi hợp quần" (Lê Đại Tiên, CQPTGL, 21-3-1970) ra khỏi bóng tối tội lỗi, bước vào ánh sáng thánh thiện, lập cõi thiên đàng tại thế gian.

NẾN PHỤC SINH

Đức Thích Ca Mâu Ni, sau khi đại giác, đã thấu suốt phật tánh và nguyên nhân tứ khổ của chúng sanh, động lòng từ bi đi truyền đạo suốt 45 năm. Sự hy sinh chịu hành hình của Đức Ki-Tô trên thập giá để cứu chuộc loài người, rồi mới sống lại về Trời, chứng tỏ chỉ có tình thương là Thiên tính mới có thể tự độ và độ tha.

Cả hai sự kiện lịch sử mầu nhiệm ấy, đến thời Tam Kỳ Phổ Độ đã trở nên mạc khải về Thiên đạo Đại thừa. Nên TKPĐ cũng là những vòng Pháp luân miên tục của Phật đạo. Những biểu tượng máng cỏ Giáng sinh hay ánh nến Phục sinh Thiên Chúa giáo vẫn còn nhắc lại sứ mạng hy sinh cứu độ nhân loại của Đức Jésus Ki-Tô. Nên Đức Thượng Đế khai đạo vào thời Hạ Nguơn bằng cách khải thị Thượng Đế tính trong mỗi cá thể, nhìn nhận tất cả đều là con cái của Ngài hầu mỗi con người “thế Thiên hành đạo”, thực hiện Sứ mạng Đại thừa tự độ và tận độ chúng sanh.
Nên, thánh giáo Cao Đài có dạy: “ Con ôi ! Con hãy dành tất cả tình thương cho đồng loại. Hãy quên mình vì cứu độ. Quay bánh xe Đại Thừa vào khắp chốn, đừng buồn khi gặp những chướng ngại, có vào lửa đỏ mới vớt được người chết đuối, có hòa mình cùng nhân thế mới độ được thế nhân.”
(Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 13 tháng 8 Mậu Ngọ (14.9.1978)
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây