Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
“Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...
-
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp ...
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ ...
-
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...
-
Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng có lần dạy về sự thắng và thua trong kiếp người: Một người tướng có ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/12/2023
CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần III
Hội ý qui luật “ Châu nhi phục thỉ” của cơ chế sinh thành trong vũ trụ qui luận “huờn nguyên ong thần” của cuộc tiến hóa tâm linh cùng với phương định “chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt” của Quyền pháp “ chúng ta có nguyên lý Đại Thừa trong Đạo pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Nguyên lý Đại Thừa được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thực hiện qua tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” trên phương diện cương lĩnh của giáo thuyết và qua sứ mạng phụng hành Thiên Đạo cho công cuộc giải thoát phổ độ nhân sinh.
A. TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI PHỤC NHẤT.
“Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhất” là tôn chỉ của Đại Đạo nói lên tính chất đặc biệt “kỳ ba” của Đại Đạo. Đó là đặc tính “qui nguyên và phục nhất” sau khi lịch sử nhân loại trải qua Thượng nguơn và Trung nguơn và lịch sử tôn giáo trãi qua Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ.
Khi mới Khai Đạo, Đức Chí Tôn đã điểm qua cuộc tiến hóa tâm linh của nhân loại như sau :
“ Các con khá biết, Đạo có ba nguơn. Ba nguơn ấy là cái số cuối cùng của Trởi Đất. Trước hết mở đầu là Thượng Nguơn. Thượng nguơn đây chính là nguơn Tạo Hóa là nguơn đã gầy dựng cả Càn Khôn vũ trụ. Vậy khi mới tạo thiên lập địa, nhơn loại sanh ra thì tánh chất con người rất đổi hồn hồn ngạc ngạc, còn dương thuần phác thiện lương nên chi cứ Thuận tùng Thiên lý mà hòa hiệp dưới trên, tương ong, tương ái. Thời kỳ ấy người người đều hấp thụ khí Tiên Thiên nên hằng cộng hưởng thanh nhàn khoái lạc và vui say mùi đạo tháng ngày. Bởi đó Đời Thượng Cổ mới có danh là Đời Thượng Đức, mà Thượng Nguơn ấy cũng kêu là nguơn Thánh Đức nữa.
“ Kế đó bước qua Trung nguơn thì nhân tâm bất nhất, tập quán theo thói đời thâm nhiễm những nết xấu mới làm cho xa mất điểm thiện lương, bèn cậy ở sức mình mà áp bức lẫn nhau, chém giết lẫn nhau, tương sát tương tàn, mạnh còn yếu mất thì mới sanh ra biết bao trường huyết chiến không còn kẻ đồng loại đồng chủng, đã lợt tình đồng nghĩa đồng bào. Bởi đó đời Trung cổ mới có danh là đời Thượng lực, mà Trung nguơn ấy cũng kêu là nguơn Tranh đấu nữa.
“ Tiếp đến Hạ nguơn, sự tranh đấu ngày càng ráo riết, dữ tợn, gớm ghê thì nhân loại lại chê sức mạnh mà dùng não cân nên mới bày ra chước quỉ mưu tà, kế sâu bẫy độc, thiệt là khốc liệt phi thường. Đó cũng là lẽ tự nhiên, càng tranh đấu lắm mới càng tiến hóa. Ngặt càng tranh đấu lắm lại càng ác liệt lắm nên tranh đấu ắt phải đến thời kỳ tiêu diệt. Bởi đó, thời hiện tại là thời mạt kiếp, còn hạ nguơn này là nguơn điêu tàn.
“ Nhưng hễ loạn thì tới trị, vong tất phục ong, nên tiêu diệt tất cả sẽ bước đến nguơn Bảo tồn là nguơn Đạo Đức phục hưng để sắp lập lại như đời Thượng Cổ, thế nên cũng gọi là nguơn Tái Tạo.”[1]
Vậy xét theo diễn biến tâm lý xã hội của loài người thì nhân loại hiện đang trải qua Nguơn Điêu Tàn, và theo qui luật tuần hoàn thì trong Nguơn Điêu Tàn đã khởi mầm Nguơn Tái Tạo, đời mạt kiếp là yếu tố thúc đẩy cuộc phục hưng Đạo Đức. Do đó phải có những chuyển biến phù hợp với qui luật nói trên tác động vào tinh thần phân ly hiểm ác để trở nên hiệp nhất đại đồng.
Trong lúc ấy song song với lịch sử nhân loại, tôn giáo, phản ảnh nhu cầu tâm linh con người, sau khi trải qua Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ tương ứng với Thượng nguơn và Trung nguơn, đến thời đại hiện nay, bước qua Tam Kỳ Phổ Độ cũng phải diễn biến đúng theo qui luật nói trên.
Nhất Kỳ Phổ Độ phù hợp với bản chất hồn nhiên của con người Thượng Cổ. Loài người thuở ấy sống hòa mình với thiên nhiên, cảm thấy ở đâu cũng có sinh lực nhiệm mầu của Trời đất và ước ao hòa hợp được bản thân mình vào toàn khối sinh lực ấy và đạt được hạnh phúc lớn lao vĩnh cửu nên Thượng Đế mặc khải cho kinh Vệ Đà, ca tụng bản thể Brahman của vũ trụ, lập thành nguồn gốc Ấn Giáo. Họ cũng cảm thấy có một thần quyền tối cao, tạo hóa vũ trụ ngự trị muôn loài cho nên được mặc khải qua các vị tiên tri có một đấng Chúa Trời mà loài người phải chiêm ngưỡng tôn thờ, lập thành Do Thái Giáo. Ở Trung Hoa, Phục Hy, Văn Vương cũng được mặc khải nguyên lý hóa sinh của Trời Đất để dạy cho con người lẽ Âm Dương Dịch hóa hầu biết sống hòa hợp với lẽ Trời.
Vậy Nhất Kỳ Phổ Độ là thời kỳ bổ hóa cho con người còn bản chất gần gủi với Đạo Trời.
Đến Nhị Kỳ Phổ Độ ứng bới nguơn Tranh Đấu thời Trung cổ nên có các vì Giáo Chủ lập Đạo để cải hóa nhân tâm, định an xã hội. Nhị Kỳ Phổ Độ nhắm ở chỗ cải thiện con người làm đích, nên Phật giáo ra đời chỉ rõ cái khổ hải do tham sân si, Lão giáo ra đời dạy sống vô vi thanh tịnh để bảo tồn tánh mạng; Khổng giáo ra đời để đem Nhân Đạo dạy tu ong tế thế. Ky Tô Giáo ra đời để dạy Đức Bác Ai hy sinh.
Tuy nhiên dù muốn dù không con người cũng phải bước qua thời kỳ Hạ nguơn với những điểm đặc biệt sau đây :
Con người ngày càng phát triển văn minh vật chất, ngày càng đấu tranh dữ dội bằng những phương tiện tối tân, ong tham càng nảy nở, càng xa rời đạo đức; một mặt kiến thức nhân loại mở mang, óc tư duy phát triển, nảy sinh ong ngàn chủ thuyết tác động vào tư tưởng con người khiến cho nhân tâm chia rẻ, hoang mang không biết đâu là chân lý. Mặt khác, thế giới trở nên ong quan chặt chẻ, con người ngày càng hiểu biết giao tiếp nhau nhiều hơn. Một biến chuyển gì ở một nơi đều có ong hệ đến khắp nơi trên thế giới.
Tôn giáo cũng biến đổi theo nhân tâm, hầu hết đều phô trương hình tướng, cố tạo thanh thế với đời mà không giữ gìn thực chất trong đạo, mặt khác do sự giao lưu phát triển, tôn giáo dần dần mất tích, địa phương cục bộ, khiến cho nhân loại nảy sinh một nhu cầu tâm linh cần nhất quán hết thảy tinh hoa các tôn giáo truyền đạt lại từ Nhị Kỳ Phổ Độ qua các Giáo chủ bốn phương, mới tránh khỏi sự chia rẽ thù nghịch giữa các tín đồ các tôn giáo.
Giữa lúc ấy, ngay đầu thế kỷ 20, Đức Thượng Đế rọi ánh thần quang xuống cõi phàm dấy lên tôn chỉ “qui nguyên phục nhất” là một lập phương đối trị chính xác với trạng huống phân ly toàn diện của nhân loại ngày 24.4.1926 Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG phán quyết qua cơ bút :
Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là :
“Nhơn Đạo
Thần Đạo
Thánh Đạo
Tiên Đạo
Phật Đạo”
“Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy chính giáo, là vì khi trước Càn khôn đắc ong, khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nơi tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên THẦY nhất định qui nguyên phục nhất” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.I,1973,tr.18)
Cơ cấu của cuộc qui nguyên được thành lập ba nên tôn giáo lớn Nho – Thích – Lão, nghĩa là lấy trọng tâm thuần nhất của ba nền tôn giáo đó là Đại Đạo để hệ thống tất cả các tôn giáo lại thành ĐẠI ĐẠO TAM KỲ có tác dụng cứu thế lớn lao. Cho nên “Tam Giáo qui nguyên” là biểu hiện một công cuộc hồi sinh Chánh Pháp của Đức Chí Tôn mà trong thời kỳ Hạ nguơn con người đã làm cho mai một chẳng những trong tam giáo mà cả trong vạn giáo. Qui nguyên được Tam Giáo thì Chánh giáo sáng tỏ bởi vì Chánh giáo thị hiện ra ở chỗ Đắc Nhất của Tam Giáo : do đó vạn giáo sẽ đều thấy sáng tỏ Chánh pháp trong mỗi tôn giáo và trở nên một hệ thống Đạo pháp thống nhất.
Thế nên sau tiêu đề Tam Giáo qui nguyên là “Ngũ chi Phục nhất” nghĩa là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo sẽ là năm trình độ chuyển hóa ong hợp nhất trí trên cứu cánh giải thoát con người một cách toàn diện và dần dần đạt đến nấc thang tiến hóa tuyệt đích. Mà muốn lập thành hệ thống nhất trí đó, mỗi tôn giáo nhất quán được một Chánh pháp duy nhất của một Đấng Giáo Chủ Duy Nhất Tối Cao là Đức Cao Đài Thượng Đế, để hành đạo dưới hình thức tôn giáo mình theo mặt khác của Chánh pháp ấy mà mình thọ bẩm được qua những thời kỳ và những địa điểm khác nhau.
Vậy “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” là tôn chỉ mà cũng là “Đạo pháp” của Đức Chí Tôn lập ra giữa thời kỳ Hạ Nguơn để thực hiện một công trình kết thúc cuộc hoằng hóa của Ngài xuyên qua ba thời kỳ như Ngài đã phán.
“ Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành cái Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, 73,tr.52)
“ Tam Giáo Qui Nguyên” không phải chỉ là trùng ong NHO THÍCH LÃO trong tinh thần đề cao ba nền tôn giáo lớn, hay là làm một sự chấp nối các giáo lý . Cái chân giá trị của tôn chỉ là qui nguyên, là thể hiện chân lý duy nhất tức là Đại Đạo, hay nói một cách rốt ráo hơn là nhận chân được Thượng Đế và trở về với Thượng Đế. Bởi vì Thượng Đế chính là Đại Đạo.
Đức Chí Tôn đã nói từ trước: “ Ngày nay Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhất lại tạo thành một tôn giáo lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn khổ nạn thảm sầu. (Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết ong thơ, 1956,tr.91)
Và Ngài lại nhắc lại gần đây rằng : “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu Đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay Đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ong cho các con từ mấy mươi năm qua, Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sinh chúng, từ THẦY ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng THẦY.THẦY là Hư vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Nguơn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm linh quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại Linh Quang” (Ngọc Minh Đài, 8.2.67)
Tóm lại “Đạo pháp” của Tam Kỳ Phổ Độ trên phương diện cương lĩnh lý thuyết dùng tôn chỉ “Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Phục Nhất” để dung hòa thống nhất tinh thần toàn thể nhân loại và để đặt vào mọi cấu thể tôn giáo một nhân tố phát động hay một điểm Đạo làm thành một hệ thống động năng cứu thế ong chánh và hữu hiệu.
Nhận định về sự phục ong nền tảng Tam Giáo Đồng Nguyên. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư có nói :”Tục ngữ có câu : có bột mới gột nên hồ. Những tư tưởng dung hòa Tam Giáo từ xưa đã là những nền tảng của bột để mang đến thời kỳ này Đức Chí Tôn mới thị hiện để làm hồ, có đầy đủ một hệ thống giáo lý căn bản không sót, từ xưa, chẳng những từ cổ tới kim mà còn từ Đông sang Tây nữa.
“ Điểm phong phú dồi dào sinh lực tinh thần ở thời kỳ Hạ Nguơn này là như thể, Tam giáo, Tứ giáo và cả Vạn giáo nữa để gộp thành một tân tôn giáo mệnh danh là Cao Đài Giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (Thánh giáo sưu tập 70-71,tr.293)
Và Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh cũng đã niêu rõ tác năng, hiệu quả của ngọn đuốc “Qui nguyên Phục nhất” xuất phát từ mãnh đất được chọn này, làm quyền pháp bất biến của Tam Kỳ Phổ Độ. Vận hành toàn thể các động năng cứu thế trên thế giới.
“ ĐạItừ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm Quyền Pháp. Chính sứ mạng Quyền Pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo Cứu Thế trong Tam Kỳ Phổ Độ cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy.
Quyền pháp Đạo Thực Thể Cứu Thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người, chư hiền đệ muội nên nhớ rằng nếu một quyền pháp, một phương thức trị dứt căn bịnh của dân tộc, giải thoát sự hủy diệt của dân tộc này thì sẽ giải thoát được sự hủy diệt cả thế giới “(Cao Đài Giáo Lý)
Một hệ thống giáo lý thuần nhất, bất biến, nhất quán từ cổ đến kim dung hòa từ Đông sang Tây, hàm ẩn một sức vận chuyển thiên cơ thế Đạo như trên, thị hiện cái nguyên lý Đại Thừa của Đạo Pháp Tam Kỳ Phổ Độ vậy.
B. PHỤNG HÀNH THIÊN ĐẠO
Trên kia là nguyên lý Đại Thừa trên phương diện lý thuyết, Hành đạo để thực hiện nguyên lý ấy gọi là thi hành sứ mạng Đại Thừa hay Thiên Đạo Đại Thừa.
Trước cơ đạo Hạ Nguơn, Nguyên lý Đại Thừa nhắm ở chỗ đạt lý Qui nguyên Tam Giáo để làm quyền pháp tỏa rộng trên màn lưới của tất cả các cấu tử phục vụ Tam Kỳ Phổ Độ.
Nơi mỗi người sứ mạng Nguyên lý Đại thừa nhắm ở chỗ làm sáng tỏ điểm Đạo tự hữu của mình trước để trở nên một chủ thể giải thoát, đương nhiên lãnh lấy sứ mạng hiện tiền giữa chúng sanh, chuyển hóa nội tâm mọi cá thể loài người để cùng giác ngộ, tự chủ cuộc sống theo Đạo lý.
- Thiên Đạo Đại Thừa ở lúc phát tâm của người giác ngộ là Vong kỷ vị tha.
- Thiên Đạo Đại Thừa trên bước đường hành đạo là Tu Tánh Luyện Mạng.
- Thiên Đạo Đại Thừa ở mức viên mãn là hoàn thành sứ mạng độ đời.
Đức Vô Cực Từ Tôn có dạy : “ Thiên Đạo Đại Thừa phải vong kỷ vị tha.“ Kỷ mà các con còn vong thì còn gì mà bám víu. Còn kỷ là các con còn chấp. Còn chấp là còn tranh, thị phi thanh trược. Nếu như vậy thì sứ mạng khó hoàn thành đó các con. Muốn độ đời là phải hòa vào muôn ngàn sai biệt để giác ngộ người đời, giúp người tìm đến tâm linh đã tự có sẳn trong mỗi các con đó. Có như vậy thì sứ mạng các con mới hoàn thành”.[2]
Đức Giáo Tông Đaị Đạo Thái Bạch Kim Tinh cũng dạy : “Con người có tánh mạng. Tánh là Thiên tánh, Mạng là Thiên mạng, hai tú khí âm dương tạo thành là bản thể của Thiên Địa vạn vật. Nếu biết tu tánh đừng để tánh bị muội mê bởi tham dục che lấp vì danh lợi tình tiền. Những thứ vật vô thường đã gây cho con người biết bao thảm họa triền ong từ kiếp này sang kiếp khác. Biết tu tánh thời không tham thì vẫn có mà ăn mà mặc, không lăn ong vào chỗ đau khổ mà vẫn có địa vị con người. Do đó, tu tánh là ánh linh sáng chói trong muôn ngàn nẻo Thánh. Còn biết luyện mạng là Thiên mạng hằng tại, không thiên, không lệch, không ô nhiễm tham dục, trên thuận cùng Trời, dưới an vui bốn cõi, hòa mình khắp chốn, ong dân là ong ta, ong ta là ong Trời…. Sống thì Thánh, thác thì Thiêng. Oi nội Thánh ngoại Vương, sống hằng sống trong cõi Thiên Đàng cực lạc thì còn gì mà mơ ước nữa. Phật Tiên cũng chỉ thế thôi.”[3]
Nhưng tu Tánh luyện mạng không có nghĩa là “độc thiện kỳ thân” Bước đường giải thoát chỉ viên mãn trong sự cứu độ viên mãn chúng sanh bởi vì Thiên Đạo là đường lối Đại Thừa. Cho nên Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn có dạy :
“ Người hành giả quyết tâm học chánh pháp Đại Thừa là có sứ mạng cao cả để thực hành Thiên Đạo trong xã hội……..vì vậy, các ong giáo chủ xưa kia muốn đánh thức giấc ngủ triền ong say đắm của dân tộc, của nhân loại phải tự mình thể nghiệm trước để tìm thấu hiểu nguồn cội hạnh phúc vĩnh cửu cho nhơn loại. Khi nhận thức được ong lý tuyệt đối mới lập thành tôn giáo trong một quốc gia để khai phóng con đường hồi sanh giác ngộ. Từ một tôn giáo đến một quốc gia đến xã hội nhơn loài, cái chủ đích ấy không giáo chủ nào không thực hiện. Thế thì người tu hành học đạo mong được giải thoát là phải mang vào sứ mạng Đại Thừa.[4]
Tóm lại, ứng dụng nguyên lý Đại Thừa vào người hành giả là một cuộc thực hành Thiên Đạo giải thoát. Mà Thiên Đạo giải thoát có nghĩa là sống bằng Thiên mạng thể nhập vào cuộc sống cũa nhơn loại để chuyển đưa nhơn loại theo Thiên lý mà tiến hóa đến sự viên thành Bản Thể đồng nhất hiệp nhất hằng tại.
Chỗ rốt ráo của Đạo pháp Thiên Đạo Đại Thừa là tính vô phân biệt, vô sai biệt của tâm. Chỗ viên thành cái tánh mạng hành giả là chỗ hiệp nhất trong Bản thể đồng nhất duy nhất. Bởi vậy Đức Chí Tôn lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nói một cách đơn giản là để kêu gọi nhơn loại như sau :
“ Hỡi các con ! Hãy cố tìm sự sáng suốt của Thầy ban cho mỗi trẻ từ Bạch Ngọc Kinh đến đây để suy đoán kiếp sanh tồn của con, và con nắm vững sự sáng suốt ấy để chầu Thầy hằng bữa đang ngự trị trong ong con…Thầy phải đem hình thức Thánh Thế sắp bày nơi trần gian cũng như Thầy đã vạch rõ máy hành tàn vận chuyển sự sanh tồn của con ra trước mắt, để con tìm thấy sanh môn tử lộ, tìm thấy Thầy là các con, các con là Thầy “ (Thánh giáo sưu tập 66-67, tr.90)
Do đó, từ trước đến sau Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hình thành và vận chuyển theo ba nguyên lý : nguyên lý nhất nguyên của vũ trụ, nguyên lý đắc nhất của con người, nguyên lý Đại Thừa của Đạo pháp tức là sự thể nghiệm đương nhiên của nguyên lý Thiên Địa vạn vật Nhất thể và “ Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn” trong thời kỳ Hạ nguơn này vậy.