Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chơn nhơn / Thuần Chơn

    Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...


  • "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...


  • Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...


  • Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...


  • Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...


  • Này các con ! Tiết Xuân hòa dịu đã đến trần gian. Các con đều dừng bước để đón xuân, ...


  • Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...


  • Những lốt chân ngựa Thánh Gióng / Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06

    Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không ...


  • XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập

    Trở lại mùa Xuân năm nay, cũng như bao nhiêu mùa Xuân trước, thiên hạ vẫn mừng đón khí Xuân ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • Tam dương khai thới / Đức Giáo Tông Đại Đạo

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ...


13/07/2021
THANH GIÁO

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/07/2021

THÁNH GIÁO ĐỨC LONG HOA GIÁO CHỦ


ĐIỂN LINH CHỈ ĐẾN VÀ Ở LẠI TRONG LÒNG NGƯỜI ĐÃ SẠCH PHÀM TÂM

Huyền Quan Đàn, Tuất thời, ngày 1-1-Bính Thìn

Thứ bảy, 31-1-1976 - Đại Đạo 51

THI:

Long Vân một hội Bính Thìn Xuân

Hoa nở trăm hoa hiện khí Thần

Giáo lý Cao Đài nương giải thoát

Chủ quyền vạn tượng chí chơn nhơn

Bần Đạo chào Xuân Bính Thìn một năm chư Đạo đồ tinh minh lành mạnh. Bần Đạo miễn lễ

Hôm nay Bần Đạo nhơn dịp đàn Xuân đến để bố hóa Hồng Ân cho toàn cả nhơn sanh nhất là những nơi, những người có tâm thanh tịnh được hiệp với điển lành, dễ bề thu nhận Ơn Trời khi chảy đến.

Cũng như Xuân khí đầy hiện khắp nơi, khí ấy là sự sống của muôn loài, song có kẻ nhận được, có kẻ lại không nhận được, là do ở nơi ấy, người ấy có cảm tiếp hay không, hoặc nhận được mà hóa ra hư hỏng, cũng ví như linh đơn Thánh dược hay cứu chữa những bịnh nan y, kẻ nhận được nó thì bệnh gì cũng lành, tật gì cũng khỏi, nhưng vật để chứa đựng nó là bình ngọc lưu ly thì hiệu lực càng linh thiêng, song nếu kẻ dùng thứ bình tầm thường, hoặc bình nhơ bẩn thì diệu dược trở thành độc dược. Cũng vậy, lòng muốn cầu Đạo tối diệu tối linh mà tâm phàm không trừ dẹp có khác nào lấy phấn sáp mà nhồi với lọ chảo khói đèn. Bởi vậy kẻ tu lâu mà chưa thấy diệu huyền cũng bởi Thánh phàm lẫn lộn.

Hôm nay Bần Đạo nhơn đàn Xuân phát từ bi tâm lộ, chút Huyền Cơ, may vận khí bên ngoài ảnh hưởng đến chư Đạo tâm mở khiếu thông Thần mà nhận được lời chơn ngôn của Bần Đạo.

Long Hoa tam hội sứ mạng chuyển phàm hóa Thánh, tái tạo thế gian, Chí Tôn đã tận trao quyền pháp ấy nơi tay Bần Đạo thì cơ cứu chuộc lần này được Tận Độ, tùy căn trí chúng sanh dầu tại gia, xuất gia, kẻ ngu người trí bất cứ hàng đẳng nào, miễn có chút từ tâm, có lòng hướng thiện cũng không quên sót. Đã Tận Độ thì không phân màu sắc, giai cấp, chủng tộc và dị biệt tín ngưỡng, ở đâu và lúc nào đường lối cứu chuộc quảng đại rộng sâu, Đạo pháp vô lượng, phương tiện Vô thượng Bồ đề, mỗi người do sở duyên tương cấu mà kết hợp từng nhóm từng đoàn, lối tu lối học khác nhau nhưng dầu thiên sai vạn biệt cũng chung có một Thầy, kết quả đều được thành tựu.

Chánh Pháp vốn bình đẳng vô sai mà chứng đến chỗ đại thể Đại Đồng, tâm chí bao dung, chí công chí đại, rỗng rang tự tại, đồng nhứt cùng pháp giới Kiền Khôn.

Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng chấp một chỗ một bên, mà lòng trở thành chướng ngại hạn hẹp, nhỏ nhen, thiếu lượng từ bi thì sao thấy được “tánh” mà thành được Đạo.

Kẻ Hướng Đạo người tùng pháp vượt ngoài lẽ tương đối mà nhập với đại trung đại nhứt, thì gọi là giải thoát; mà chưa vượt khỏi cặp mâu thuẫn kia thì đành muôn thuở lăn quay trong lẽ tiêu tức dinh hư, mãi mãi lên xuống nổi chìm, tử sanh ràng buộc trong biển khổ não phiền mờ mịt, trong vòng thức giác vô minh, làm sao thấy được chơn tâm tự thể mà lên bờ giải thoát.

Kẻ tùng pháp đi đến Đạo, kẻ truyền giáo mở phương tiện pháp môn, đều phải “hư tâm nhược kính” để lòng mình tự nhiên như tấm gương trong, vật đến thì nó hiện, vật đi thì nó không hiện, đến cũng không phải cầu mời, đi cũng không lòng cầm giữ, không lưu luyến, không chọn lựa, không ghét thương, tâm ấy là tâm hư, Phật gọi “vô cấu vô niệm” cũng như các bậc danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc, bịnh thì thiên biến vạn hóa lúc nhiệt lúc hàn, hoặc trong nhiệt có hàn, trong hàn lẫn nhiệt, hoặc giả hàn, giả nhiệt biết bịnh mà lập phương theo lẽ thiệt hư mà liệu dược, không chấp nhất một bề. Không phải chỉ có một toa mà bệnh nào cũng dùng được.

Nếu người Thầy trước tâm, thì không thấy bệnh, tùy bệnh mà cho thuốc, tùy bệnh mà lập phương, tùy nặng nhẹ mà bốc ít, bốc nhiều, có thứ dùng thang có thứ dùng tễ, hoặc dùng tán, dùng hoàn, để công để bổ, để cấp tốc, để thấm dần, đâu câu nệ một phương. Mà dầu có một phương như bát vị, lục vị, cũng cần gia giảm bớt thêm, đâu khư khư mà làm hư hại bệnh chứng. Nhưng phương tuy nhiều, theo Bần Đạo chỉ dùng ngũ phần hương là đủ:

Một là Giới hương

Hai là Định hương

Ba là Huệ hương

Bốn là Giải thoát hương

Năm là Tri kiến Giải thoát hương

Mà người tu phải lấy giới luật làm đầu, có trì giới mới chế phục được tâm tà, lòng dục thói quen, có trì giới mới bẻ gãy được phiền não, có trì giới mới giữ được bình thường tâm, mà vào nơi cảnh định.

Cổ Thánh có câu “ngũ giới bất trì Thiên môn lộ triệt” kẻ phá giới là kẻ tự đoạn dứt con đường trở lại, nhưng kẻ phạm giới mà lòng biết chút xấu hổ, cũng còn cứu được ngại cho kẻ phạm giới mà lòng lờn lã không hỗ thẹn, không còn biết lồng lộng sáng soi, mà còn che phủ một miếng vải thưa trước cả mọi người, kẻ ấy làm sao có sự an ổn trong lòng mà không sống trong rối loạn.

Giới biết trì thì tâm tự định, tâm đã định thì sống trong thể nhứt như đồng cùng Tạo Hóa, mà khi lòng được định thì cặn bả não phiền tự trừng minh trực chiếu ấy là định sanh huệ, định là thể tịnh, tịnh không phải lặng như tro tàn, nếu chấp tịnh thì sa vào cảnh “ngoan không” trở thành gỗ đá, thì bị lạc vào âm lảnh trầm mê.

Huệ là động, động mà không thiệt động, nếu chấp động thì sa vào vọng tưởng phù du. Tâm cuồng tánh hậu thiên vọng thức, quan hệ là chỗ định huệ, định huệ được là nhờ bước đầu hay kiên trì giới luật.

Định huệ là môn tịch chiếu, tịch ở trong chiếu, chiếu ở trong tịch sáng ở trong tối, tối ở trong sáng, sắc ở trong không, không nằm trong sắc, thể tánh bình đẵng như như. Lúc muốn chớm khởi mà chưa bị khởi là thể thái cực, thái cực là thể trung, trung là: hĩ nộ ai lạc vị phát, vị chi trung, thể ấy là tự thể cũng gọi là kiến tánh thành Phật, mà kiến  được thể ấy thì chứng đến giải thoát hương, đã giải thoát được thì mọi việc quanh ta không bị một vật nào ràng buộc, chẳng những nghiệp duyên danh lợi tình thức, mà cho đến sơn hà đại địa vũ trụ vạn pháp cũng bị ta sai sử, tất thảy được ta làm chủ hoàn toàn, song cũng còn một bước nữa là giải thoát tri kiến hương, giải thoát tri kiến hương là nghĩa gì?

Tri kiến là Phật tánh, là tự thể, là Bát nhã là Thượng Đế v.v... nếu còn chấp có tri kiến thì còn mắc trong danh tướng, nên cuối cùng cũng giải thoát luôn cái tri kiến đó, để nhập vào thể chơn không vô cực, bất nhị pháp môn. Tu được như thế là thần tự tiến sâu vào mãi, như thế lo gì không chuyển bại thành thắng, đổi loạn ra trị, cải tạo thế giới nhơn gian.

Ai là kẻ vì đời thương người, kính Thầy mến Đạo, ráng lo tu để đồng nhứt với sứ mạng, với Xuân cảnh bao la, thì còn ngại gì quần ma nhiễu hại, ngại gì kẻ cấm chợ ngăn sông. Đã đem Đạo vào tâm, lấy tâm làm chỗ dựa nương, tám tiết bốn mùa âm dương qua lại, lúc tiêu lúc trưởng, lúc tối lúc sáng, có quan hệ gì đến ta.

Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được, dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu cũng không làm sao triệt thối được tâm Đạo con người giải thoát. Bởi kẻ còn cống cao là còn chấp mạnh, chấp chặt vào cái gì thì cái đó bị trước bị ngăn, thì khổ não phiền còn thiêu đốt, lửa vô minh cháy cả trí khôn. Chấp danh lợi ái ân, danh lợi ái ân mất đi mà khổ, chấp pháp quyền hình tướng kinh giáo chùa am, pháp quyền hình kinh chùa am mất đi mà lòng khiếp đởm bỏ tu chối Đạo.

Biết đâu kẻ kia là công cụ để dồi mài thử thách cho bậc chơn tu, lẽ đâu tối mãi không sáng ra, tròn hoài mà chẳng khuyết, tới được không lui, âm trưởng thì dương tiêu, hết tiêu rồi đến trưởng, mà quẻ Thái mới có hào từ “vô bình bất bí vô vãn bất phục”

Bần Đạo cũng không sao banh tai trút hết mọi điều, chỉ cần coi lại quẻ “minh di” mà tu học, hành Đạo giữ Đạo mà giao đối cùng người, phải biết kiến cơ tùy thời mà hành động. Theo tự quái thì trước là quẻ hỏa địa tấn, tiếp đến quẻ địa hỏa minh di. Quẻ địa hỏa minh di là thời hiện nay trong cảnh mọi người đang sống, phải biết cảnh mà xử cảnh, biết thời mà theo thời, quẻ hỏa địa tấn là thời sáng suốt như mặt Trời mọc trên đất, còn quẻ địa hỏa minh di là mặt Trời sập lặn vào trong lòng đất là thời đen tối, nên Thánh nhơn mượn quẻ ấy để dạy cho những người quân tử biết đường lối tiến lùi.

Nên đem ra học để tìm lấy Đạo, cải đổi thời minh di được là hào cửu tam, hào cửu tam dương động biến ra âm thì quẻ trở thành địa lôi phục. Những kẻ Thánh đức quân tử coi theo tượng mà tu mà hành nên quay cái đức sáng  trở vào trong, dấu kín cái khôn ngoan “Hồi quang phản chiếu” đem Đạo vào lòng như quẻ ly núp trong lòng đất an ổn vô sự, nếu còn bày biện cái khôn ngoan lanh lợi ra ngoài thì sẽ khổ hình không lợi.

Người quân tử biết thời mà thối ẩn coi theo tượng quẻ này mà hành động, mọi việc bởi cơ Trời, mà đã nói cơ Trời thì không có gì đáng ngại lo cho người quân tử. Mặt Trời lặn xuống sẽ mọc lên, mọc lên thì cũng hết ngày phải lặn xuống.

Bần Đạo chào và ban Ơn cho toàn Đạo một năm được nhiều yên vui. Mọi việc tuy khó khăn nhưng rốt cùng được đúng với chương trình thiết lập sứ mạng của Việt Nam Thánh Địa.  Chí Tôn đã nhúng tay vào mọi việc, các Hiền Đồ yên chí lo tu, lo Đạo và giữ Đạo sẽ chờ Thầy sắp đặt, đừng dùng lý trí xen vào không giải quyết được gì mà còn có hại.

Bần Đạo chào thăng./

 

THANH GIÁO

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây