

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
hưa tiến sĩ Adler, Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho ...
-
"Nhắc lại đoạn đầu tôi nhập môn rồi, khiến lòng tôi suy nghĩ cuộc đời không thấy ích gì cho ...
-
Tu học trong nhà Đạo Kỳ Ba, cho dầu khác hội thánh, khác địa phương chúng ta đều được dạy ...
-
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô ...
-
Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...
-
Người Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá, là một dân tộc sống ...
-
Dung Hòa /
. . . “Đã hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đã nói : mỗi phần tử cá nhân của ...
-
Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào bạn chợt tự hỏi “ Tôi là ai ?”. Câu trả lời ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi ...
-
I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai ...
Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Thánh thất Cầu Kho

(Ảnh trên: Chức việc Thánh thất Cầu Kho, khoảng 1939- trích trong Lịch sủ đạo Cao Đài I/CQPTGL)
"Nguyên ban đầu, mấy ông Trung, Kỳ, Cư Tắc, Sang, Hậu, Đức, Bản, Giảng mỗi đêm đều tựu lại khi ở nhà ông Trung (rue Testard Cho Lon), khi ở nhà ông Cư (rue Bourdais Saigon), khi ở nhà ông Bản (Cầu Kho) để cầu Thượng Đế giáng cơ dạy Đạo. Mà hễ mỗi lần có chư nhu đến xin nhập môn, Thượng Đế lại dạy phải đến Đại đàn Cầu Kho. Vì vậy mà nhà ông Bản thành ra một cái đàn lệ, rồi gọi là tiểu Thánh thất. Thánh thất Cầu Kho ban đầu rất chật hẹp, đồ đạt thiếu trước hụt sau, vì chủ nhà lúc bấy giờ đương ở trong vòng bấn chật, không đủ sức sắm đồ vật để thờ cho xứng đáng. Bàn thờ chỉ là một cái ghế ( tiếng người Nam bộ xưa gọi chiếc bàn nhỏ và thấp - NV) nho nhỏ bằng cây giá tị . "Thiên Nhãn" chỉ vẽ trong một mảnh giấy cao chừng ba tất, ngang độ hai tất tây. Chiếu đệm cũng không đủ trải mà lạy. Tình cảnh tuy nghèo mà mấy chục bổn đạo mới không hổ, cứ mỗi đêm thứ bảy là đến hầu đàn". Nguyễn Trung Hậu - Đại Đạo Căn Nguyên - 1957 - Trang 22.
Dần dần, nhờ đạo hữu liên tay chung góp, đến năm 1929, nơi đây trở nên một Thánh thất tương đối hoàn chỉnh: Chính giữa thờ Đức Thượng Đế, bên trái thờ Đức Quan Thánh, bên phải thờ Đức Quan Âm; phía trước có đủ chuông trống. Việc hành đạo tại đây được tổ chức thành các ban:
- Ban Thuyết Đạo gồm quý vị: Vương Quan Kỳ, Lê Văn Giảng, Huỳnh Văn Mới, Đoàn Văn Bản Nguyễn Văn Đối...
- Ban Nghi lễ gồm quý ông: Nguyễn Văn Phùng, Lương Văn Bồi, Hà Văn Lương, Nguyễn Văn Hòa...
- Ban Nhạc gồm quý ông: Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Thân và Trần Văn Lô...
- Ban Bảo Trợ gồm quý ông: Huỳnh Trung Tuất, Hồ Vinh Quy, quý bà Phạm Thị Thôi, Nguyễn Thị Sâm, Tôn Nữ Thị Kiều, Hứa Thị Nhiều...
- Ban Phổ Tế Học Đường do ông Huỳnh Đích và các cô Nguyễn Thị Hồng, cô Nhờ, cô Tiếng mở lớp dạy học miễn phí.
Thánh thất có một chiếc thuyền Bát Nhã dùng khi hữu sự, do ông Lương Phát Lợi đảm nhiệm. Phần tập đồng nhi có bà Ba Diêu và bà Mười Nhuần phụ trách.
Năm 1936, Ngài Đoàn Văn Bản hưu trí, ông và bà về quê ở Tân Uyên (Sông Bé), giao Thánh thất lại cho Đạo. Năm 1938, bổn đạo dỡ Thánh thất cũ cất lại hai căn lầu bằng gỗ, khang trang. Cũng năm này, ông Nguyễn Văn Phùng (1893 - 1961) được bầu làm Chánh Hội trưởng. Đồng thời, Liên Hòa Tổng Hội - ông Nguyễn Phan Long làm Hội trưởng, nhị vị Đoàn Văn Bản và Trần Quang Nghiêm làm Hội phó, họp cùng quý ông: Nguyễn Hữu Đắc, Nguyễn Hữu Lợi, Trần Văn Quế, Trương Kế An, Nguyễn Văn Đước, Phan Trường Mạnh - dùng nơi đây làm trụ sở.
Năm 1941, chính quyền thuộc địa lấy đất lại để xây cư xá công chức (vì đây là đất công), Thánh thất Cầu Kho bị dỡ. Khung nhà, hệ thống bàn thờ... ngay cả ly chén, đồ dùng bình thường được chuyển về dựng lại trên nền Thánh thất Tân Hương ở Long An (mà trước đó đã bị lính Pháp tiêu hủy), lúc ấy do ông Nguyễn Văn Trò cai quản. Nhờ vậy, hiện nay nhiều vật kỷ niệm có giá trị lịch sử của Thánh thất Cầu Kho còn được lưu giữ như: Đại ngọc cơ, bàn thờ, khung và bao lam quanh Thánh Tượng...
Đến năm 1948, ông Nguyễn Văn Phùng hiệp cùng ông Phan Thanh mời đạo hữu cũ họp tại nhà số 7 đường Cao Bá Nhạ (nhà ông Phùng), quyết tâm xây dựng lại Thánh thất Cầu Kho. Thánh thất mới được xây trên cuộc đất của Hui Bon Hoa (không lấy tiền cho mướn đất) trên đường Nguyễn Cư Trinh. Việc xây dựng đến cuối năm 1948 tạm xong. Ngày 30-10-1948, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ đặt tên là Nam Thành Thánh thất.