Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...
-
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...
-
Trong kinh nhựt tụng Cao Đài, bài Tiên giáo Chí Tâm Quy Mạng Lễ, xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo ...
-
"Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời ...
-
I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提達磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ ...
-
Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát ...
-
Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...
-
Công phu /
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. ...
-
"Hãy giữ gìn quyền pháp đạo luật. Hãy bảo trọng Thánh thể của Chí Tôn..."
Thiện Chí tổng hợp
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/01/2010
Giáo Lý Cao Đài Căn Bản (Song Ngữ)
1. Giáo lý Cao Đài dựa trên căn bản nào ?
Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên lý căn bản là :
1. Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Trời đất vạn vật có cùng một bản thể.
2. Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn: Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc.
Từ nguyên lý thứ nhứt, giáo lý Cao Đài quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông tương ứng và hiệp nhứt được. Nên Đức Thượng Đế dạy:"Thầy là các con, các con là Thầy".
Kế đến chúng sanh cũng đồng bản thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như anh em một Cha, từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại.
-Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao Đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể Đại Linh Quang, tức Thượng Đế, phóng phát các điểm linh quang tiềm tàng trong vạn loại để tiến hóa từ khoáng sản, đến thảo mộc, thú cầm, đến con người. Rồi từ con người đến các bậc Thiêng liêng Thần Thánh Tiên Phật để trở về hiệp nhất với Thượng Đế.
Do đó cứu cánh của con người là tiến hóa trở về với Thượng Đế, tức nguồn gốc của mình mà cũng là của vũ trụ. Muốn thế, con người phải biết tu công lập đức để hoàn hảo hóa bản thân đến mức chí chơn chí thiện. Giáo lý Cao Đài gọi đó là "Phản bổn hoàn nguyên".
1b. What is the foundation of Caodaism?
Caodai doctrine is based on two basic principles:
a. Heaven, Earth, and all beings are of the same nature.
b. All beings emanate from One and return to One.
The first principle states that Heaven and human beings are of the same nature. Thus, their mutual communication, correlation, interactions, and unity are possible. That is why God often says, “I am you all, and you all are me.”
Having the same sacred nature, humans should love each other. Especially, they should bear in mind that, as children of the same Holy Father, they should achieve the great harmony among mankind.
The second principle considers the universe as a site of evolution, where God is both the starting point and the destination. All tiny sacred sparks emanate from the Great Sacred Light and gradually evolve from minerals to plants, to animals, and to human beings. Then humans evolve to saints, angels, buddha, so as to finally return to and reunite with God.
Thus, the ultimate goal of humans is to evolve to reunite with God, the origin of human beings as well as of the universe. To achieve this goal, humans should improve their virtues and accumulate merits to attain the absolute perfection. In Caodai doctrine, this process is called “the return to the origin”.
2. Đức tin về Thượng Đế của người Cao Đài ra sao ?
Người tín đồ Cao Đài trọn tin Thượng Đế là Chúa tể càn khôn vũ trụ, là Cha chung của muôn vật.
Ngài là ngôi Thái Cực, nói theo nghĩa Thượng Đế Vô Ngã và là Ngọc Hoàng Thượng Đế theo nghĩa Thượng Đế hữu ngã.
Tùy theo từng thời kỳ trong lịch sử nhân loại, Đức Thượng Đế giao sứ mạng cho các Đấng Giáo Tổ giáng phàm mở đạo để "giáo dân vi thiện".
Đến thời này là Tam Kỳ Phổ Độ, chính Ngài giáng điển linh xuống cõi thế gian thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để cứu rỗi nhân loại, xây dựng đời Thánh đức. Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế vừa là Đấng Giáo Chủ vừa là Cha vừa là Thầy của chúng sanh, Ngài cho phép tất cả các Đấng trên cõi Thiên đình cùng với Ngài đến cõi trần mở cơ tận độ kỳ mạt kiếp.
2b. What do Caodaists confide in God?
Caodaists absolutely believe that God is the Sovereign of the universe and the Father of all beings. He is the Ultimate One in the concept of impersonal God, or the Jade Emperor Supreme God in the concept of personal God.
In every phase of human history, God assigned religious founders to come to this world so as to guide mankind in the spiritual cultivation. However, in this Third Universal Salvation, God Himself transmitted the sacred energy to this world to found Caodaism so as to save mankind and rebuild the saintly life. In Caodaism, not only is God the Religious Founder but also the Father and Teacher of all beings. He also allows all Divine Beings to come to this world, along with Him, to establish the universal salvation during this grand destruction era.
3. Xin giải thích thêm về Thượng Đế Vô ngã và Thượng Đế Hữu ngã
Giáo lý của Đạo Cao Đài dung hợp cả hai quan niệm này.
Khi nói về Thượng Đế vô ngã là nói về nguyên động lực phát sinh càn khôn thế giới, là cơ nguyên hình thành, biến hóa và vận hành vũ trụ. Theo Đạo Học, Thượng Đế vô ngã là nguyên lý sinh hóa, hủy diệt, bảo tồn của vũ trụ, trong qui luật vận động Âm Dương.
Khi nói về Thượng Đế hữu ngã là nói về chủ thể tuyệt đối, tức là Đấng Tối Cao, có quyền hành tối thượng, thống trị cả muôn loài, Ngài chưởng quản cả càn khôn thế giới.
Khái niệm hữu ngã nghiêng về khuynh hướng sùng tín, khái niệm vô ngã nghiêng về khuynh hướng triết học đều dẫn đến đức tin nơi Thượng Đế.
3b. What are meant by the concept of impersonal God and that of personal God?
In Caodai doctrine, these two concepts merge into each other.
The concept of impersonal God refers to God as the dynamic cause of the universe as well as the principle of forming, transforming, and regulating the universe. Esoterically, impersonal God is the principle of creation, destruction, and preservation, following the law of Yin-Yang movement.
The concept of personal God refers to God as the Ultimate Sovereign with absolute power to oversee all beings and regulate the universe.
The concept of personal God results in worshipping tendency, whereas that of impersonal God results in philosophical tendency. Both lead to the belief in God.
4. Xin cho biết Vũ trụ quan Cao Đài ?
Giáo lý Cao Đài cho rằng vũ trụ nguyên sơ là không gian Vô Cực. Từ bản thể Vô Cực phát sinh một nguyên lý và một nguyên khí ngưng kết nhau thành một khối tinh quang. Khối ấy nổ tung ra làm phát sinh Thái Cực Đại Linh Quang; Thái Cực “lấy cơ thể âm dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ cái Khí Hư Vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật”
Đó là cơ sinh hóa, tiếp theo là cơ tiến hóa của vạn vật, vì vạn vật thọ bẩm bản thể Linh Quang sẽ tiến hóa trở về hiệp với Đại Linh Quang theo qui luật "nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn"
4b.What is the Caodaist cosmological viewpoint?
Caodaism considers the primordial universe as infinite. The Infinity created the principle and the primordial breath which then combined into the One. This One exploded and gave rise to the Supreme Being, i.e., the Great Sacred Light. The Supreme Being differentiated the pure from the impure on the Yin-Yang basis; then applying the mechanism of the Two Complementing Opposites, He gathered the Void Breath to create and transform all beings.”
The above discussion outlines the creation followed by the evolution stage of all beings. Emanating from the Great Sacred Light, all beings will eventually return to God, and thus the entire process validates the statement: “All diverse beings emanate from One and will return to One.”
5. Đại Linh Quang, Tiểu Linh quang là gì ?
Đây là những khái niệm đặc thù của Cao Đài Giáo. Như trên đã nói, vạn vật phát sinh từ Thái Cực. Thái Cực là Đại Linh Quang theo nghĩa bản thể đồng thời là bản căn của vạn vật. Còn trong ý nghĩa tâm linh, đó là khối Đại Nguyên Thần của toàn cả vũ trụ. Mỗi con người đều thọ bẩm một điểm Tiểu linh quang có cùng bản tính, bản chất với Đại Linh Quang, nên còn gọi là điểm nguyên thần chiết xuất từ Đại Linh Quang.
Tu luyện là cách con người tự vẹt tan màn vô minh bao phủ để làm sáng tỏ điểm nguyên thần ấy. Nhờ đó, khi thoát xác, Tiểu linh quang sẽ hội nhập trở lại cùng Đại Linh Quang.
Theo Cao Đài, trong chu trình tiến hóa của vũ trụ, vạn vật tiến hóa dần dần lên đến hàng nhân loại mới có đủ tam hồn là sanh hồn, giác hồn và linh hồn để tu luyện giải thoát.
5b. What are meant by the Great Sacred Light and the Small Sacred Light?
They are typical concepts in Caodaism. As mentioned above, all beings emanated from the Supreme Being, i.e., from the Great Sacred Light, the nature and the origin of all beings. Spiritually, it is the Great Primordial Soul of the whole universe. Each person owns a Sacred Spark from the Great Sacred Light; thus, this Small Sacred Light is also called a primordial soul extracted from the Great Sacred Light.
Self-cultivation helps humans clear up the veil of ignorance to brighten that primordial soul. As a result, the Small Sacred Light will be able to identify with the Great Sacred Light after its detachment from the physical body.
According to Caodaism, all other beings in the universe must evolve into mankind, because humans are the only beings that have three souls (sanh hoàn, giaùc hoàn, and linh hoàn) -- the essential and sufficient condition to attain complete deliverance through self-cultivation and esoteric practice.
6. Tân pháp Cao Đài là gì ?
Tân pháp Cao Đài là pháp môn tu hành được Đức Thượng Đế truyền dạy cho tín đồ trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ khi lập Đạo Cao Đài vào đầu thế kỷ này, Tân pháp có tính chất đơn giản hơn các pháp môn tu luyện xưa nay, đồng thời tổng hợp căn bản Tam giáo đạo (Nho -Thích - Lão), giúp cho người tu dễ dàng thực hành từ thấp lên cao đến mức giải thoát. Có thể nói Tân pháp Cao Đài là pháp môn thích hợp thời hạ nguơn này để tận độ chúng sanh.
Về mặt thực hành: Tân pháp dựa trên căn bản Tam công để rèn luyện thân tâm - tánh mạng.
6b. What is the New Method of Caodaism?
The New Method of Caodaism refers to the Caodaist spiritual practice that God has taught since 1926. It is simpler than the self-cultivation methods in other religions. In addition, it is the synthesis of the basic cultivation methods of the Three Ancient Religions, helping practitioners gradually and easily attain enlightenment and deliverance. The New Method of Caodaism could be considered the most appropriate method for mankind in the Third Universal Salvation, during this grand destruction era.
In practice, the New Method is based on Triple Work (Tam Coâng) to cultivate the Mind-Body entity, or the Nature-Life combination.
7. Đắc nhứt là gì ?
Nhứt là lẽ Một, là Chân lý chung của vạn sự vạn vật. Đắc nhứt là được Một, là tự thấy đồng nhứt với Vũ trụ, tương ứng tương hòa với mọi đối tượng chung quanh.
Đắc nhứt trên mục đích hướng về nguồn gốc vũ trụ là hiệp nhứt được với Thượng Đế Đại Linh Quang.
Đắc nhứt trên mục tiêu giải thoát là đạt đến tâm vô phân biệt, xem mình là mọi người, mọi người là mình.
Đắc nhứt trên phương diện tu hành là kiên nhẫn trì thủ hành đạo không ngừng với một đức tin duy nhứt, với một pháp môn duy nhứt, tức là với tâm chuyên nhứt.
Đắc nhứt giữa các tôn giáo là không kỳ thị tôn giáo khác, không tự tôn tôn giáo mình, mà phải tôn trọng tất cả tôn giáo trên tinh thần vạn giáo nhứt lý. Cuối cùng Đắc Nhứt là đạt Đạo.
7b. What is meant by “Attaining One”?
One refers to the Oneness or the Truth of all beings. Attaining One means identifying with the universe, responding to and harmonizing with other beings.
With respect to the process of returning to the origin, attaining One is reuniting with God or the Great Sacred Light.
With respect to the process of enlightenment-deliverance, attaining One is achieving non-discriminating mind, by which an individual sees himself in others and vice versa.
Practically, attaining One means patiently servicing communities and persistently exercising the self-cultivation method.
Religiously, attaining One means respecting and cooperating with other religions, with no discrimination nor arrogance, on the basis of “all religions are of the same Truth”.
Finally, attaining One means attaining Đạo, the Way.
8. Phản bổn hoàn nguyên là gì ?
Phản là quay lại, hoàn là trở về.
Theo giáo lý Cao Đài, Tiểu linh quang được phóng phát ra từ Đại Linh Quang (Thượng Đế) thể nhập vào vạn vật để dần dần tiến hóa lâu đời nhiều kiếp mới đến địa vị làm người. Con người sẽ tiếp tục con đường tiến hóa trên giai đoạn cuối cùng để quay về với nguồn gốc khởi nguyên là Thượng Đế Đại Linh Quang. Sự quay về đó gọi là "phản bổn hoàn nguyên", là nhập Niết bàn hay đắc Đạo.
Nhưng để trở về với Thượng Đế, với Trời, con người phải tu hành để Thiên tính nơi người ngày càng sáng tỏ đến mức hoàn toàn như Trời.
Vậy "phản bổn hoàn nguyên" là đạt đến điểm tiến hóa sau cùng, chứ không phải quay trở lại khởi điểm luân hồi.
8b.What is meant by “Returning to the Origin”?
According to Caodaism, Small Sacred Lights emanate from the Great Sacred Light (God) and transform into all beings that, after innumerable life experiences, become human beings. At the final stage of evolution, human beings must identify to God, i.e., the Great Sacred Light, the origin of the universe. This identification is called “Returning to the Origin”.
To accomplish this return, human beings must cultivate and light up their hidden God-like nature so that it can become as perfect and brilliant as the Great Sacred Light.
Thus, returning to the Origin means getting to the evolutionary destination, and no longer returning to the cycle of karma and reincarnation.
9. Tiên Thiên - Hậu Thiên là gì ?
Tiên Thiên - Hậu Thiên nghĩa đen là trước trời đất và sau trời đất.
Trước Trời đất là trước khi có vũ trụ vạn vật. Sau trời đất là sau khi vũ trụ vạn vật được biến sanh.
Theo vũ trụ quan "Vô Cực - Thái Cực - Âm Dương" thì Tiên Thiên là bản chất của vũ trụ nguyên sơ thuộc về bản thể Vô Cực - Thái Cực. Còn Hậu Thiên là bản chất của vạn vật do âm dương tương hiệp mà thành.
Tiên thiên thì vô sanh bất diệt
Hậu thiên thì có sinh có diệt
Tu hành là quá trình thanh lọc thân tâm để hấp thụ những gì thuộc về Tiên Thiên và tự chuyển hóa tâm linh trở về bản chất Tiên Thiên, nghĩa là từ phàm thành Thánh.
9b. What are meant by Earlier-Heaven and Later-Heaven?
They literally mean before and after the creation of heaven. Earlier-Heaven (Tieân thieân) refers to the cosmos prior to the existence of the universe and all beings. Later-Heaven (Haäu thieân) indicates the cosmos after the universe and all beings are engendered.
In the terminology of “the Non-Being, the Supreme Being, and the Yin-Yang”, Earlier-Heaven refers to “the Non Being and the Supreme Being”, i.e., the primordial nature of the universe. And Later-Heaven refers to the nature of all beings, resulted from the Yin-Yang interaction.
Earlier-Heaven refers to the phase of neither birth nor death; and Later-Heaven refers to the birth-death duo. Self-cultivation is the process of body-mind purification to absorb the Earlier-Heaven attributes, and of spiritual transformation to return to the Earlier-Heaven state. In other words, it is a conversion from profanity to saintliness.
10.Cao Đài quan niệm về linh hồn như thế nào ?
_ Người tín hữu Cao Đài tin rằng con người có Linh hồn. Linh hồn là phần vô hình trong con người, điều khiển mọi sinh họat tinh thần và mọi hành vi; trong khi thể xác là phần hữu hình để con người vận động, tiếpxúc bên ngoài. Linh hồn bao gồm hai thành phần chủ yếu là Tâm thức riêng của mỗi người và điểm Tiểu linh quang thọ bẩm từ Thượng Đế. Linh hồn bất diệt, vẫn tồn tại sau khi thể xác chết đi. Giáo lý Cao Đài cho rằng con người có thể tu học, hành đạo để dứt bỏ dục vọng thấp hèn trong tâm thức. Nhờ đó Tiểu linh quang không còn bị che khuất, sẽ phát huy phần thánh thiện của linh hồn. Một khi linh hồn trở nên hoàn tòan giác ngộ đạo lý, hoàn toàn thánh thiện, thì linh hồn không còn chịu luật luân hồn nữa, gọi là giải thoát, Tiểu linh quang sẽ hiệp nhất với Đại linh quang của Thượng Đế.
10b. What is the Caodaist concept of soul?
Caodaists assert that each person has a soul. The soul is the invisible part in a human being that commands all mental, psychological, and spiritual activities, while the body is the visible part that performs all movements and contacts with the outer environments. The soul comprises two essential components. They are the Consciousness, characteristic of each individual, and the Small Sacred Light, innately received from God. The soul is everlasting, and continues to exist after the body perishes.
According to Caodai doctrine, every person can self-cultivate and exercise the methods to break off all ambition and desires in his Consciousness, so that the hidden Small Sacred Light is exposed and can fully develop into the holy side of his soul. Once the soul achieves its perfect awakening, it is completely free and no longer under the control of karmic laws. At this point, the Small Sacred Light identifies with the Great Sacred Light of the Supreme God.
11. Nhân đạo là gì ?
Nhân đạo là đạo làm người. Thực hành nhân đạo là làm tròn bổn phận đối với bản thân, đối với gia đình và xã hội. Giáo lý Cao Đài dạy tín đồ tu nhân đạo trên căn bản Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín và Trung Hiếu.
Phải làm tròn Nhân đạo trong giai đoạn nhập thế mới có thể bước qua giai đoạn xuất thế tu đạo giải thoát, phế trần hành đạo, gọi là thực hành Thiên đạo.
11b. What is the Temporal or Human Way?
The Human Way refers to the practical aspects of the Great Way (Đại Đạo) to guide humans into a moral life so as to fulfill their duties towards themselves, their families, and the society. The Caodaist Human Way is based on the cultivation of benevolence (Nhân), righteousness (Nghĩa), courtesy (Lễ), mentality (Trí), credibility (Tín), loyalty (Trung), and filial piety (Hiếu).
Once a person outperforms the Human Way, he can step into the Heaven Way to prepare for the detachment from the profanity and for the self-cultivation to attain awakening (or spiritual deliverance).
12. Thiên đạo là gì ?
Thiên đạo là đường lối tu giải thoát để không còn phải luân hồi sanh tử nữa. Muốn hành Thiên đạo phải:
- Ăn chay ít nhất 10 ngày một tháng, tốt nhất là trường trai.
- Dứt tình dục.
- Cầu học đạo pháp thiền định.
Đó là những điều kiện để thọ pháp công phu tịnh luyện. Nhưng giáo lý Cao Đài dạy tín đồ luôn luôn hành đủ Tam công để người tu dễ đạt đạo giải thoát. Cho nên khi bước vào Thiên đạo, phải rèn luyện tâm hạnh đại thừa. Tức phải có tâm thanh tịnh, dứt lòng ham muốn, phải có hạnh bồ tát, bao dung cứu độ mọi người. Cho nên các hàng hướng đạo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mặc nhiên có sứ mạng gọi là Sứ Mạng Đại Thừa một khi đã cầu tu Thiên đạo.
12b. What is the Spiritual or Heaven Way?
The Heaven Way refers to the practice to attain spiritual deliverance, that is, to be freed from the wheel of karma and reincarnation. Adherents are qualified to practice the Heaven Way if they observe the full or partial vegetarianism of at least ten days a month, refrain from sexual desires and activities, and inquire for meditative training. In addition, they must perform the triple work to build a strong foundation for their spiritual work.
Stepping in the Heaven Way, one must take Bodhisattva vows to perfect himself and to help others in their self-perfection. He must maintain a tranquil conscience, practice love, tolerance, and benevolence. Also he must cease all desires and ambition. Thus, the leadership of Caodaism is to perform the mission of the Great Vehicle.
13.Tại sao gọi là“Tam kỳ phổ độ” ?
“ Tam Kỳ Phổ Độ” là phổ độ kỳ thứ ba. Sau kỳ thứ nhứt (Nhứt kỳ phổ độ) và kỳ thứ hai (Nhị kỳ phổ độ).
Giáo lý Cao Đài dạy rằng, trong suốt lịch sử nhân loại, Đức Thượng Đế luôn luôn từ bi cứu độ chúng sanh nên từng sai những bậc sứ giả của Ngài đến trần gian mở Đạo, tập trung vào ba thời kỳ :
Nhứt kỳ phổ độ : vào cuối Thượng nguơn, có vua Phục Hy (2852 – 2737 TTL) và vua Đại Võ (2205 – 2197 TTL) ở Trung Quốc lần lượt phát minh ra Hà Đồ, Bát Quái, Lạc Thư làm nền tảng đạo lý mà sau này Văn Vương ( sinh 1258 TTL) và Chu Công (?-1105 TTL) viết thành Kinh Dịch, dạy cả Nhân đạo và Thiên đạo. Đó là những bậc Thánh nhân khai hóa dân sanh, dân trí và dân đức.
Cũng trong thời Nhứt Kỳ này, tại xứ Palestine vùng Tây Á, vào khoảng năm 1300 TTL, Thánh Moise xuất hiện, dìu dắt dân Do Thái lánh nạn, Ngài đã lên núi Sinai thông công với Đức Chúa Trời, được Chúa truyền Mười điều răn để dìu dắt cho dân Ngài.
Nhị kỳ phổ độ : vào cuối Trung nguơn, nhiều tôn giáo xuất hiện lập thành Nhị kỳ phổ độ trong 6 thế kỷ trước TL và 6 thế kỷ sau TL như :
- Đức Thích Ca sinh năm 560 TTL tại An Độ sáng lập Phật giáo.
- Đức Khổng Tử sinh năm 551 TTL tại Trung Quốc xây dựng Nho giáo.
- Đức Lão Tử sinh cùng thời với Đức Khổng Tử tại Trung Quốc, viết bộ Đạo Đức Kinh rất thâm diệu, được tôn là Giáo chủ Lão giáo.
- Đức Jésus Christ, sinh tại Bethléhem miền Tây Á vào đầu Tây lịch, xưng là con Đức Chúa Trời xuống trần gian cứu chuộc nhân loại, lập thành Thiên Chúa giáo.
- Đức Mohamet sinh năm 571 sau Tây lịch tại La Mecque nước Ả Rập, rao giảng kinh Coran, lập nên Hồi giáo.
Tam Kỳ phổ độ : được bắt đầu vào cuối Hạ nguơn khi Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào năm 1926 tại miền Nam Việt Nam, do chính Ngài làm Giáo chủ vô hình, dùng phép thông linh thâu nhận tín đồ qua cơ bút, lập ra Cao Đài giáo….
13b.What is meant by the Third Revelation?
According to Caodai doctrine, throughout the history of mankind there have been three manifestations of God in which He sent Divine Beings to this world to found religions to save humans.
The First Revelation: Phuc Hy (2852–2737 B.C.) and King Dawu (2205–2197 B.C.) in China invented the River Chart, the Lo Book, and the Eight Trigrams, based on which King Wen (born in 1258 B.C.) and Duke Zhou (?-1105 B.C.) developed the Book of Changes as well as the Human Way and the Heaven Way. They reformed human lifestyles, minds, and virtues. In Palestine (Syria), about 1300 B.C., Moses emerged and led the Jew exodus. On Mount Sinai, he communicated with God and received the Ten Commandments to lead His people.
The Second Revelation: During the last six centuries B.C. and the first six centuries A.D., some religions were founded. Buddhism was established by Shyakyamuni (born in India in 560 B.C.); Confucianism by Confucius (born in China in 551 B.C.); Taoism by Laozi who was contemporary with Confucius and wrote Tao Te Ching (the Book of the Way and Its Power); Christianity by Jesus Christ (born at Bethlehem village in Judah of Jerusalem in about 5 B.C.), who was regarded as the incarnation of the Son of God, coming to this world for mankind redemption; and Islam by Mohammed (born in Mecca in 571 A.D.), who preached the Bible of Koran.
The Third Revelation: God founded the Great Way for the Third Universal Salvation, or Caodaism, in South Vietnam in 1926. Spiritualism is the method that God chose to preach this new religion to mankind.
14. Đại ân xá Kỳ ba là gì ?
Theo Thánh giáo Ơn Trên dạy, Đức Thượng Đế mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức là mở đạo kỳ thứ ba ứng với Hạ nguơn sau Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ độ ứng với Thượng Nguơn và Trung Nguơn. Vì là kỳ cứu độ cuối cùng của chu kỳ Tam nguơn nên Thượng Đế đại ân xá cho chúng sanh, hễ biết tu thì được cứu vớt khỏi bị sa đọa.
Đức Lão Tổ có giáng cơ dạy: "Thời đại ân xá, ai tu cũng có thể được đắc quả. Một việc làm từ thiện dù nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng là việc thiện và được ghi ở hệ số 3" (CQPTGL, 14.2.1972)
Do đó pháp môn tu luyện kỳ này được truyền dạy rộng rãi hơn các kỳ trước. Đạo pháp cũng được giản lược và dễ học dễ hành hơn. Nhứt là đối với người chí tâm cầu đạo, dù chưa đắc quả tại thế, sau khi liễu đạo sẽ được ân xá tiếp tục tu luyện ở cõi vô hình cho đến khi đắc vị, khỏi luân hồi. Đó là những đặc ân hi hữu chỉ có trong kỳ ba mạt kiếp, nên gọi là "Đại ân xá kỳ ba".
14b. What is the Universal Amnesty of the Third Universal Salvation?
God stated in Holy Messages that He founded the Great Way for the Third Universal Salvation as His third revelation. This is also the last salvation of the universal cycle of evolution. People who diligently practice the self-cultivation will be saved. The Venerable Master also announced that “In this era of Universal Amnesty, anyone who practices self-cultivation and accumulates merits will attain spiritual deliverance. Any good deed, no matter how trivial it is, would be rewarded and multiplied by three.”
Thus, the methods that God employs in the Third Salvation are more feasible than those in the previous ones. The Esoterric doctrine is also simplified to facilitate the study and practice in this present era. Especially, any pious adherent who has not attained awakening during his lifetime, can also carry his work merits over his death and continue his self-cultivation in the invisible realm.
Such privileged favors are given to mankind in the Third Relevation only, meaning the Universal Amnesty of the Third Salvation.
15. Hạ nguơn mạt kiếp là gì ?
Theo giáo lý Cao Đài, lịch sử nhân loại được chia làm ba thời kỳ hay tam nguơn: Thượng nguơn - Trung nguơn - Hạ nguơn.
Thượng nguơn : tức thời Thượng cổ . Đặc điểm chung của loài người thời này là sống hồn nhiên chân thật.
Trung nguơn : tương đương với thời Trung cổ. Đặc điểm chung của thời này là chiến tranh ác liệt từ nội bộ đến nhiều quốc gia. Con người ngày càng đấu tranh dữ dội do tham lam và hận thù.
Hạ nguơn : tương đương với thời cận kim và hiện đại, cùng những thế kỷ tiếp theo sau này. Đây là thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao độ, nhờ đó nhiều nước tiên tiến có đời sống ngày càng văn minh tiến bộ. Nhưng cũng từ các phát minh khoa học kỹ thuật mà con người chế tạo nhiều vũ khí cực kỳ lợi hại, gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc. Đó là hậu quả của sự phát triển không cân đối giữa văn minh vật chất và đạo đức tinh thần, đe dọa hủy diệt toàn thế giới. Do vậy hạ nguơn còn gọi là "Hạ nguơn mạt kiếp"
15b. What is the last era?
According to Caodaism, human history is divided into three eras.
The first era (Thượng nguơn) refers to the Antiquity, when men were still innocent, honest, and worry-free.
The second era (Trung nguơn) refers to the Middle Age, characterized by intense wars within a country or among countries due to increasing human greed and hatred.
The last era (Hạ nguơn) refers to the Pre-Modern and Modern Times, as well as the time afterwards, when science and technology have been highly advanced, evoking and augmenting human needs to make use of and enjoy the comfort of the material life. The high technocracy, however, gives rise to the production of extremely dangerous weapons and mass-destructive wars. These detrimental effects, generated from the increasing imbalance between the material civilization and the spiritual ethics, threaten to destroy the entire world. Thus, the last era is also called the era of destruction.
16. Xin cho biết Nhân sinh quan Cao Đài
Trước hết Cao Đài quan niệm thế gian vừa là một học đường vừa là nơi để lập công bồi đức ngõ hầu tiến hóa thêm hơn. Đức Chí Tôn có dạy "thế gian là một trường thi công quả" trong ý nghĩa đó.
Vậy người tín đồ Cao Đài không được yếm thế hay phủ nhận cuộc sống giữa xã hội. Ngược lại phải sống hòa nhập với đời làm tròn các bổn phận đối với bản thân, gia đình và xã hội đất nước, trước khi và trong khi bước sang giai đoạn cầu tu giải thoát.
Trong mối quan hệ gia đình và xã hội - đất nước, tín đồ Cao Đài thực hành Nhơn đạo Khổng giáo để sống có đạo đức. Cũng từ đó, tín đồ Cao Đài rất kính trọng, tôn thờ ông bà tổ tiên cha mẹ cũng như những vị anh hùng dân tộc đã quá vãng.
16b. What are the Caodaist perspectives of life?
Caodaists consider this world as a school where all humans should learn and try their best to accumulate work merits and improve virtues so as to advance in their evolution. It is why God often says that “this world is a contest of merits and virtues.”
Thus, Caodaists are not pessimistic, or denying to social life. Instead, they adjust themselves accordingly with their life circumstances, to fulfill their duties towards themselves, families, society, and country, prior to and during the stages of their practice for enlightenment and deliverance.
With respect to family, country, and society, Caodaists follow Confucian ethical tenets, which include the worship of ancestors and the commemoration of national heroes.
17. Vậy Cao Đài quan niệm về lý tưởng cuộc sống con người ra sao?
Đạo Cao Đài nêu lên một xã hội loài người lý tưởng là xã hội nhân hòa thánh đức: bao gồm các yếu tố nhân bản, an lạc và tiến bộ.
Đức Chí Tôn có dạy:"Ngày nào các con còn thấy một điều bất bình ở đời thì Đạo chưa thành vậy".
(TNHT,1973,Q.I,tr.105).
Do đó, Cao Đài phải là một tôn giáo vị nhân sanh, nhằm xây dựng cõi đời hoàn thiện, thế giới đại đồng, bình đẳng.
17b. What is the Caodaist viewpoint of ideal human life?
Caodaists consider an ideal life when the society is regulated with humanistic factors of peace, justice, and love. God taught that “The way would not be accomplished as long as any of you still witnesses an injustice in this world.”
Thus, Caodaism is a religion for mankind to establish a perfect world of great harmony and justice.
18. Có thể nói Cao Đài là một tôn giáo nhân bản ?
Đúng vậy, Cao Đài quan niệm: "Tôn giáo và chúng sanh là một". (TNHT, Q.1, 1973,tr.116).
"Giáo lý Cao Đài không nhất thiết chỉ bảo người đời đi tìm hạnh phúc trong cõi hư vô vĩnh cửu, chốn Niết Bàn cực lạc trong khi nhân sanh còn nghèo đói, bệnh tật, dốt nát, kỳ thị, rẽ chia, người bóc lột người... " (Quan Âm Bồ Tát, VNT, 25-1-1974)
Một đoạn thánh ngôn khác khẳng định đường lối nhân bản của tôn giáo Cao Đài :
"Dầu ở bất cứ lãnh vực hay hoàn cảnh quốc thổ nào, đời sống tâm linh cũng phải tựa vào nhân bản. Có như vậy, đạo lý tôn giáo mới không rơi vào chỗ mông lung huyễn ngã."
(LêĐạiTiên,TGST,1970-71, tr.24)
18b. Is Caodaism a humanistic religion?
Yes, it is. Caodaists believe that “religion and humankind are one.”
“Never does Caodai doctrine teach humans to merely seek happiness in the eternal realm or Nirvana, while others still suffer from famine, diseases, ignorance, discrimination, separation, exploitation, and so on.”
The humanistic principle of Caodaism is also stated in another holy message as follows:
“In any territory or any country circumstances, the spiritual life must be based on humanism in order for the religious doctrine not to get into utopia or illusion.”
MỤC ĐÍCH TÔN CHỈ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI - THE PURPOSE AND PRINCIPLE OF CAODAISM
19. Mục đích của Đạo Cao Đài là gì?
Mục đích Đạo Cao Đài nhằm hoàn thiện hóa con người và xây dựng xã hội bình đẳng, thế giới đại đồng.
Về mặt tâm linh, Đạo Cao Đài có mục đích giải thoát luân hồi sanh tử.
Nói gọn, mục đích Đạo Cao Đài là "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát".
19b. What is the purpose of Caodaism?
On the individual aspects, Caodaism aims at saving the worldly humans and guiding them away from the cycle of karma and reincarnation. On the collective aspects, Caodaism strives to renovate the human society into a world of justice and of great harmony.
More precisely, the aims of Caodaism is summarized in the Divine motto: “Great Harmony in the Temporal Way, and Complete Deliverance in the Spiritual Way”.
20. Xin giải thích ý nghĩa "thế đạo đại đồng" ?
"Thế đạo đại đồng" tương ứng với đường lối hay phương pháp giải quyết cuộc diện nhân sinh, tạo được cuộc sống an lạc tiến bộ trong xã hội.
"Thế đạo đại đồng" nhằm mục đích thực hiện thế giới nhân loại bình đẳng, hạnh phúc không phân biệt giai cấp, đoàn thể, tôn giáo hay quốc gia dân tộc. "Thế đạo đại đồng" theo đạo Cao Đài lấy Nhân Bản làm nền tảng, trong đó nhân vị nhân quyền được tôn trọng, nhân tính được phát huy để xây dựng một thế giới văn minh đạo đức hòa bình mà người Cao Đài thường gọi là đời Thánh đức. "Thế đạo đại đồng" theo nghĩa rộng còn là tình bác ái đối với muôn loài vạn vật từ những sinh vật nhỏ nhất đến thú cầm, đến loài người, tức là cả chúng sanh.
20b. What is the meaning of the “Great Harmony in the Temporal Way”?
It refers to a human society in which everyone strives to maintain harmony and justice throughout the world. The Temporal Way offers spiritual solutions for significant world problems such as racism, intolerance, and ignorance.
The “Great Harmony in the Temporal Way” serves the world with a sense of international fraternity, without discrimination of social classes, organizations, religions, or races .
Based on humanism, the “Great Harmony in the Temporal Way” upholds human dignity and rights, and improves human nature to establish a peaceful, moral, and civilized world which Caodaists often refer as a blissful and saintly world.
In a broader sense, the “Great Harmony in the Temporal Way” supports a universal love toward all beings, from the infinitely small to the infinitely large ones, including human beings and other species.
21. Và ý nghĩa"Thiên đạo giải thoát"
Thiên đạo là Đạo pháp, là đường lối tu hành để người tu đạt được sự giải thoát toàn diện, không còn đau khổ phần thể xác hay phiền não tâm hồn tại thế gian, và xa hơn nữa được giải thoát tâm linh. Sau khi thoát xác, linh hồn người đắc quả Thiên đạo sẽ sống vĩnh viễn trong cõi thiên đàng cực lạc không còn bị luân hồi trở lại phàm trần nữa.
Muốn thế, người tu Thiên đạo phải học đạo đại thừa, tu luyện thân tâm và thực hành sứ mạng cứu độ tha nhân.
21b. What is the meaning of the “Complete Deliverance in the Spiritual Way” ?
The Spiritual Way offers a stepwise path leading to the human spiritual completeness, to reach the ecstasies of happiness. Practitioners are able to free themselves from the physical and mental sufferings in the secular world. Eventually, they can attain the spiritual deliverance (nirvana) by breaking up the incarnation wheels and reaching the eternal life in Paradise. .
For this ultimate purpose, one who steps in the Spiritual Way must study the Great Cycle of Esoteric Doctrine (Mahayana). He/she must concentrate in cultivating his/her own salvation by way of meditation and self-purification, before being able to help others in their self-deliverance.
22. Tôn chỉ của Đạo Cao Đài như thế nào ?
Tôn chỉ Cao Đài là "Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt". Tam giáo tức là Tam giáo đạo gồm: Nho-Thích-Lão.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xây dựng một nền giáo lý toàn diện tức là giáo lý Đại Đạo trên nền tảng tổng hợp giáo lý Tam giáo đạo. Bởi vì Tam giáo có đủ khả năng xây dựng con người chân chính, xã hội an lạc (Nho), dạy con người biết tu dưỡng thể xác và tinh thần để sống thung dung tự tại (Lão), và giải khổ (Thích).
Do đó tôn chỉ "Tam giáo qui nguyên" là đường lối để thực hiện mục đích "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát".
"Ngũ chi phục nhứt": tức Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo phục nhất. Đó là đường lối tu hành tuần tự như lên năm nấc thang. Phục nhứt có nghĩa là thống nhứt thành một hệ thống bổ sung cho nhau, hiệp thành đạo pháp nhứt quán hầu đưa người tu đạt đến mục đích. Tóm lại, tôn chỉ ĐĐTKPĐ là đường lối tổng hợp nhất quán cứu cánh hoàn thiện và giải thoát nhân sanh của vạn giáo.
22b. What is the principle of Caodaism?
The principle of Caodaism is to “return the Three Religions (i.e., Buddhism, Confucianism, and Taoism) to their primordial origin, and unite the Five religious Branches under the One”.
Caodaism or the so-called “the Great Way doctrine” is a syncretism of the Three Ancient Religions. Confucianism teaches humans the duties and virtues necessary to maintain a strong social bond. . Taoism helps people cultivate their bodies and minds, and live in harmony with the nature. . Buddhism offers the way to break up the cycles of sufferings in order to attain awakening (or enlightenment) and deliverance.
Thus, the consequences of “the Three Ancient Religions return to their primordial origin” are the “Great Harmony in the Temporal Way, and Complete Deliverance in the Spiritaul Way”.
“The Five Religious Branches unite under the One” illustrates an ordering pattern leading to the “God-man union”. It encompasses the the 5-level cultivation practice: Humans, Genies, Saints, Immortals, and Buddhas. Thus, the returning to One or the Unity of the Five Religious Branches forms a systematical and integral cultivation method that everyone should follow to achieve the ultimate goal of the human existence.
In other words, the principle of Caodaism is a syncretic way to achieve the ultimate goal of all religions, which is the perfection and salvation of humankind.
23. Ý nghĩa của tiêu ngữ "Vạn giáo nhất lý" ?
Song song với tôn chỉ "Tam giáo qui nguyên ngũ chi phục nhứt", Cao Đài còn nêu lên tinh thần "vạn giáo nhứt lý".
Qua tiêu ngữ này, Cao Đài công nhận mục đích cứu cánh của tất cả tôn giáo chơn chánh có cùng một chơn lý là hướng dẫn con người sống có đạo đức, hoàn thiện hóa bản thân, hoàn thiện hóa xã hội và giải thoát linh hồn.
Từ đó Cao Đài chủ trương tôn trọng tín ngưỡng của mọi tôn giáo và nêu lên nguyên lý chung của mọi nền
giáo lý tức là giáo lý Đại Đạo khả dĩ giác ngộ nhân loại toàn cầu.
23b. What is the meaning of “All religions are of the same truth”?
In addition to “the Three Religions return to their primordial origin and the Five Religious Branches unite under the One”, Caodaism also upholds the motto “All religions are of the same unique truth”.
With this motto, Caodaism recognizes the ultimate goal of all religions is to guide human beings to self-cultivate so that their spirits become perfect and compatible to God’s Divine Light. To state it differently, esoteric practice of all religions would lead human beings to the same ultimate goal, which is self-realization.
Thus, Caodaism supports the faith of all religions and promotes the one same principle, which is the Great Way.
۞۞
THỬ BÀN VỀ DỊCH THUẬT DANH HIỆU
“ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ”
SANG ANH NGỮ
Thiện Chí
Do nhu cầu truyền đạo hoặc nghiên cứu đạo Cao Đài, quý đạo hữu trong nước và các học giả nước ngoài thường phiên dịch các kinh điển, tư liệu về đạo Cao Đài từ Việt ngữ sang ngọai ngữ. Nhưng hiếm có dịch giả nào dám đoan chắc hoàn toàn dịch đúng nguyên văn. Riêng đối với danh hiệu “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, không phải các bản dịch đều viết giống nhau! Dưới đây là một vài ý kiến bàn luận của chúng tôi:
1. Dịch 2 chữ “Đại Đạo”: Nhiều tác giả dịch = The Great Way
(đây chỉ là tạm dịch vì chưa tìm được từ ngữ tiếng Anh nào tương xứng với 2 chữ “Đại Đạo”. Theo người viết, nên giữ nguyên 2 chữ Đại Đạo (không dịch) trong các văn bản viết ngọai ngữ (hoặc dịch) về tôn giáo Cao Đài. Ví dụ: “The Third Universal Salvation of DaiDao”)
2. Dịch 2 chữ “Tam Kỳ” : nghĩa đen : thời kỳ thứ ba = the third era (or periode); còn có nghĩa khác là ba kỳ = three eras (or periodes)
3. Dịch 2 chữ “Phổ độ” : Phổ = 普: rộng, lớn, khắp; độ = 渡 : qua, từ bờ này sang bờ kia gọi là độ; cứu vớt cho người qua cơn khổ ách gọi là tế độ濟渡
_ Với nghĩa chữ phổ như trên, trong ngữ cảnh tôn giáo Cao Đài, nhiều tác giả dịch = universal
_ Và chữ độ, nhiều tác giả dịch = salvation : (tôn giáo) sự cứu rỗi linh hồn
sự bảo vệ; sự cứu tế, sự cứu giúp (tránh tổn thất, thiên tai..) national salvation =sự bảo vệ đất nước. (Tự điển Lac Viet Media Tool)
_ Vậy, “Tam kỳ phổ độ” thường được dịch là = The Third Universal Salvation.
Cần lưu ý chữ “salvation” không đồng nghĩa với chữ “amnesty” : (danh từ) =
sự tha tội, sự ân xá > an amnesty has been declared: lệnh ân xá đã được tuyên bố. The rebels returned home under a general amnesty > những người nổi loạn đã trở về nhà do có lệnh tổng ân xá; (ngoại động từ) = ân xá> to amnesty the political prisoners> ân xá các chính trị phạm (Tự điển Lac Viet Media Tool)
Do đó, “ Đại ân xá kỳ ba” có thể dịch = The Universal Amnesty of the Third era (Third revelation). Đến đây lại phải tìm hiểu chữ “revelation” – revelation:(danh từ) =
sự phát hiện, sự khám phá; sự tiết lộ, sự để lộ (vật bị giấu, điều bí mật...), sự phát giác (nhất là gây ngạc nhiên); (tôn giáo) > sự soi rạng, thiên khải. Revelation (tôn giáo) Sách Khải huyền (cuốn cuối cùng của bộ kinh Tân ước) [Tự điển Lac Việt Media Tool]
Với nghĩa của chữ “revelation” này, nhiều tác giả dùng để dịch ba kỳ phổ độ:
_ Kỳ thứ nhất: the First revelation; kỳ thứ hai: the Second revelation; kỳ thứ ba: the Third revelation. Như thế, người dịch hiểu ba kỳ phổ độ là 3 thời kỳ trong đó các mối đạo được hiện bày ra tại thế gian (ngụ ý là do Đức Thượng Đế hay các bậc Giáo Tổ, Thánh nhân)
Nhưng khi viết hay nói : “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” thì sẽ dịch = “The Great Way for The Third Universal Salvation.” để nhấn mạnh ý nghĩa tận độ (cứu độ toàn nhân loại được giải thóat) của Đại Đạo do Thượng Đế khai minh trong kỷ nguyên thứ ba này.
Vài ví dụ:
_Ví dụ 1:“The full official name of Caodaism, as used at Tây-Ninh, at Bến-Tre, and also by the ‘United General Assembly’ of 1936, is Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ‘the Great Way of the Three Epochs (or Third Epoch) of Salvation’.” (By R. B. Smith, University of London)
_ Ví dụ 2: Đại ân xá Kỳ ba là gì ? ( Cao Đài Vấn Đáp, CQPTGL 1999)
_ “Theo Thánh giáo Ơn Trên dạy, Đức Thượng Đế mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức là mở đạo kỳ thứ ba ứng với Hạ nguơn sau Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ độ ứng với Thượng Nguơn và Trung Nguơn. Vì là kỳ cứu độ cuối cùng của chu kỳ Tam nguơn nên Thượng Đế đại ân xá cho chúng sanh, hễ biết tu thì được cứu vớt khỏi bị sa đọa.
“Đức Lão Tổ có giáng cơ dạy: "Thời đại ân xá, ai tu cũng có thể được đắc quả. Một việc làm từ thiện dù nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng là việc thiện và được ghi ở hệ số 3" (CQPTGL, 14.2.1972)
“Do đó pháp môn tu luyện kỳ này được truyền dạy rộng rãi hơn các kỳ trước. Đạo pháp cũng được giản lược và dễ học dễ hành hơn. Nhứt là đối với người chí tâm cầu đạo, dù chưa đắc quả tại thế, sau khi liễu đạo sẽ được ân xá tiếp tục tu luyện ở cõi vô hình cho đến khi đắc vị, khỏi luân hồi. Đó là những đặc ân hi hữu chỉ có trong kỳ ba mạt kiếp, nên gọi là "Đại ân xá kỳ ba".
Bản dịch ví dụ trên trong Caodaism FAQ./CQPTGL:
What is the Universal Amnesty of the Third Universal Salvation?
“God stated in Holy Messages that He founded the Great Way for the Third Universal Salvation as His third revelation. This is also the last salvation of the universal cycle of evolution. People who diligently practice the self-cultivation will be saved. The Venerable Master also announced that “In this era of Universal Amnesty, anyone who practices self-cultivation and accumulates merits will attain spiritual deliverance. Any good deed, no matter how trivial it is, would be rewarded and multiplied by three.”
Thus, the methods that God employs in the Third Salvation are more feasible than those in the previous ones. The Esoteric doctrine is also simplified to facilitate the study and practice in this present era. Especially, any pious adherent who has not attained awakening during his lifetime, can also carry his work merits over his death and continue his self-cultivation in the invisible realm.
Such privileged favors are given to mankind in the Third relevation only, meaning the Universal Amnesty of the Third Universal Salvation.”.