Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • Thư họa Đông Hồ / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...


  • Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết : Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, ...


  • Xây đắp Cao Đài nội tại / Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

    ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...


  • Tam giáo trong Cao Đài / Dũ Lan Lê Anh Dũng

    Với sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam Giáo truyền thống được phát ...


  • Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...


  • Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...


  • I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai ...


  • Thời Trung / Ngọc Huệ Chơn

    "Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến ...


  • Bài nói chuyện của ĐH Phạm Văn Liêm ( Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế HT. Truyền Giáo Cao ...


  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


  • TẾT Bản làng / Sưu tầm

    Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. ...


15/07/2014
Quan Thế Âm Bồ Tát

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/07/2014

CON NGƯỜI NGÀY MAI


CON NGƯỜI NGÀY MAI LÀ CON NGƯỜI
BỞI SỨ MẠNG ĐƯỢC CHỌN

Thánh Thất Minh Trung, 17-11-ĐĐ.33 Mậu Tuất (26-12-1958)

                                THI
QUAN thân bản giác diệt vô thường,
ÂM tận quần mê ngộ nhứt dương;
BỒ hạnh noi theo đường Đạo đức,
TÁT ân tác phước hưởng thanh bường.

Bần Nữ chào chư Thiên ân, chào chư Đạo hữu Đạo muội.
Chư môn tọa thiền nghe dạy tiếp bài.

Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng chất ngập đầy trong khuôn Trời đất, cảnh sống phàm phu nhích chơn hả miệng đều là tội lỗi, loài người gây tạo dẫy đầy ác họa, nào biết nào hay, phải chịu vấn quanh trong sáu đường (1), ba nghiệp  (2), làm sao thức tỉnh thế gian quày chơn trở lại.

Nói đến thế gian là một sự lầm lỗi to tát, không còn tồn tại lâu dài, đời Hạ nguơn đã mạt tận, thì người Hạ nguơn cũng tiêu vong, tất cả theo cõi đời này mà tiêu diệt, không còn một cái gì sót lại ngày mai. Vì người Hạ nguơn là người ác, đời Hạ nguơn là đời cùng. Đã ác và cùng thì làm sao làm được con người ngày mai.

Con người ngày mai, là con người bởi sứ mạng được chọn, người ấy đã sống dậy ở cõi lòng, lòng họ dính liền cùng Tạo hóa với vạn vật bình đẳng nhất thể. Họ không thấy ai là người thân kẻ thù. Vì họ biết xấu hổ, nên họ được tinh tiến trên đường Đạo đức, buông xa mối hại danh sắc ái ân, giải thoát tất cả cái gì ràng buộc nhỏ nhen tà vọng. Nhờ biết xấu hổ mà chừa được lòng thèm muốn, tánh tham sân đoạn ba nghiệp lấp sáu đường diệt vô minh, bản giác trở nên sáng tỏ. Đó là người ngày mai.

Muốn có người ngày mai ở trong đời Thượng nguơn Thánh đức, gọi là nguơn tái tạo thanh bình, bắt đầu từ đây lo xây dựng đào tạo con người mới, con người chất phác đạo hạnh.
Con người mới ở trong nguơn mạt tận này dù cho họa hại đến đâu cũng không tuyệt diệt. Vì người đó sống bất diệt, không chạy theo cái chết của quỉ ma, vô minh nghiệp chướng. Đời này làm sao có được con người ấy. Vì cõi phàm phu ma quỉ này không một vọng niệm nào là trong sạch, thì đời sống họ làm gì có được trong sạch mà làm người ngày mai. Bởi biết xấu hổ, họ làm được người ngày mai.

Đã nói Hạ nguơn là nguơn đen tối, tội ác loài người cũng như đám cây hạn hán đốt thiêu sinh khí khô cạn nơi thân cây, nhưng khi có được dịp hồng ân mưa móc, cây nào còn nhựa sống thì chổi hình nứt lộc. Cũng như người còn đôi chút lương tâm, nghe đến đạo đức sanh lòng ngưỡng mộ. Vì người đã ngưỡng mộ biết điều lành nên theo, điều dữ nên tránh, nếu thân bị lầm lỡ bị thối hóa thấp hèn, mà biết xấu hổ, biết lập chí buông xa, là lòng người sống lại.

Vậy nói đến người mới là nói đến người nào? Đám người được chọn, đám người vì sứ mạng đến đây, đám người sớm đã được giác ngộ đạo đức. Người đó là ai? Có phải chư Thiên ân Chức sắc Chức việc và Đạo hữu không?
Nếu nói người là người Thiên ân Hướng đạo, thì đã có khi nào biết xấu hổ không? Hay đã được cái danh Thiên ân, cái chức Hướng đạo rồi đem lòng cao ngạo không biết xấu hỗ?
Đã là Thiên ân, mà không xứng đức hạnh, sao không xấu hổ?
Đã là Chức sắc Chức việc mà chưa đủ ân oai Quyền Pháp để trị Đạo giáo dân sao không xấu hổ.

Người Hướng đạo dẫn đạo nhơn sanh, mà mình mờ mịt tối tăm. Hướng ai? Một người mù dắt một bầy đui sao không xấu hổ. Biết xấu hỗ với thân phận, ngôi phẩm chức vụ, mà không tròn không xứng, lấy làm ăn năn lấy làm lo sợ. Nhờ biết xấu hổ mà cố gắng lòng mình, xa điều quấy thói hư, buông bỏ ý tham mê ưa muốn, để được nhẹ nhàng, để nên trong trắng, để được tự do chung cùng Tiên Phật. Đó là phương chỉnh tu, trảy sạch phàm phu tội lỗi, cũng như trảy gai tề nhánh cho cây được suông sắn, thẳng ngay.
Chư Hiền ân nên xây dựng mình bằng pháp môn xấu hổ, để trọn ân nên Thánh ngày mai.
Một năm sau khai mạc chương trình chỉnh tu hình thức nội bộ xây dựng con người ngày mai bằng một thời gian liên tiếp sám hối.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bần Nữ chào chư quí liệt vị./.

____________________________

(1) sáu đường=Lục đạo:
六道; C: liùdào; J: rokudō; S: ṣaḍakula;
Sáu đường tái sinh; chỉ các dạng đời sống (gati) trong Luân hồi, trong Vòng sinh tử. Người ta phân biệt ba »thiện đạo« và ba »ác đạo« Ba thiện đạo gồm có cõi người (人; s: nāra), Thiên (天; s: deva) và A-tu-la (阿修羅; s: āsura). Ba ác đạo gồm Ngạ quỷ (餓鬼; s: preta), Ðịa ngục (地獄; s: nāraka) và súc sinh (畜生; s: paśu). Sáu cõi này nằm trong Ba thế giới.
Ba thế giới gồm có dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Dục giới gồm sáu cõi thiên thấp nhất, loài người… Sắc giới gồm 17 tầng thiên giới và vô sắc giới gồm 4 tầng trời thiền định. Các thế giới này không khác nhau về thể tính, chỉ khác về nghiệp. Trong cả ba thế giới này thì thọ mệnh đều có hạn, tuy nhiên chỉ có loài người trong ba thế giới đó mới được giải thoát, vì thế đạo Phật coi trọng thân người hơn thiên giới và gọi là »thân người quý báu« Trong luân hồi, được sinh làm người được xem là hiếm hoi và là cơ hội quý báu để giác ngộ.

(2) Tam nghiệp gồm Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp
1. Thân nghiệp: Là hành động tạo tác của Thân như: đánh đập người, dắt dìu người già qua đường, phá hủy môi trường sống…

2. Khẩu nghiệp: Là hành động tạo tác của Miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, mắng nhiếc người, vu oan người khác...

3. Ý nghiệp: Là hành động tạo tác của Ý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, toan tín làm điều ác...

Từ nghiệp nhân, tức hành động tạo tác của ba nghiệp, đến nghiệp báo, tức quả báo phải trả khi gây tạo nghiệp nhân đều gọi chúng là nghiệp. Trong tam nghiệp trên, ý nghiệp là hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng đều do ý tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi thân và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động.

Quan Thế Âm Bồ Tát
CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây