Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo
-
“ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...
-
Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...
-
Sinh ra làm người, không ai có thể vượt ra ngoài định luật sinh tử. Và con người vẫn hỏi: ...
-
Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-12 Bính Tý (27-12-2008) Nếu được ...
-
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, ...
-
Cơ Đạo cấp thiết, đại cuộc lớn lao, cần có những đoàn người hy sinh, hiến dâng cho mục đích ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
-
Nhìn lại lịch sử nhân loại song song với lịch sử các tôn giáo, ta thấy chỉ trong thời Tam ...
-
. . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...
-
Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...
-
Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/04/2017
TÔI LÀ AI ?
TÔI LÀ AI ?
Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào bạn chợt tự hỏi “ Tôi là ai ?”. Câu trả lời hiếm khi là có hoặc giả không hề! Bởi vì ai mà không tự biết mình ?
_ Biết mình là biết những gì? Biết mình ở đây không chỉ là biết lý lịch cá nhân, mà còn tự khẳng định lối sống của mình, phong cách quan hệ xã hội, sở thích và thành kiến; những ứng xử trong mọi tình huống giữa đời sống thực tế. Tất cả những điều đó hình thành con người xã hội của mỗi cá nhân. Những “yếu tố xã hội” ấy từ đâu đến? _ Nó đến từ nền giáo dục, từ tập quán gia đình, từ truyền thống dân tộc, qua đó, tùy theo nhận thức, tư duy bản thân mà đối tượng trở nên thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ.
_ Hạnh phúc ? Thế gian vẫn còn tranh cãi thế nào là hạnh phúc thật.
_ Đau khổ ? Nguyên nhân thực sự là gì, bên trong hay bên ngoài?
Xã hội càng phát triển, thế giới càng văn minh, cuộc sống càng cạnh tranh gay gắt, con người phải quay cuồng đối phó từng ngày từng tháng, hậu quả là đời người bị ngoại cảnh chi phối không ngừng. Con người bèn tìm cách vận dụng mưu trí, thế lực, cơ hội để tự bảo vệ và sinh tồn. Rốt cuộc, các giải pháp đều là nhất thời, không bền vững, không lúc nào thật sự an tâm, cảm thấy không có lúc nào mình được làm chủ chính mình.
Nhà văn Cao Huy Thuần [1] , trong bài nói chuyện liên quan đến “cái tôi” của dân tộc, đã nói: “Tôi xa tôi rồi chăng?
Câu hỏi ấy cũng cần chảy máu trong lòng một dân tộc khi dân tộc ấy vọng ngoại. Khi dân tộc ấy không còn thấy cần thiết phải đặt ra câu hỏi "tôi là ai?".
Ý tác giả muốn nhấn mạnh giá trị bản sắc của mỗi dân tộc, phát huy bản sắc để giải phóng khỏi mọi lệ thuộc hay vay mượn cái của người làm cái của ta. Bởi vì bản sắc của ta là những gì được tổ tiên, được lịch sử cố kết nên qua hàng ngàn năm bằng mồ hôi, máu, nước mắt, bằng lẽ sống, tự lực, tự tồn. Giá trị của nó thật bền vững, thật vinh quang, vì nó là hồn nước, là sinh chất hài hòa nhất để dân tộc ngày càng văn minh tiến bộ trên mọi mặt nhân sinh, nhân bản và tâm linh.
Đó là nói về “bản sắc” của cộng đồng dân tộc, còn đối với một cá nhân, câu trả lời cho câu hỏi “tôi là ai” chính là bản sắc của cá nhân ấy. Ở đây bản sắc đó đã đúc kết bằng hai phần, một là bản ngã bẩm thụ từ lúc lọt lòng mẹ, hai là trải nghiệm tư duy đến lúc trưởng thành. Nên có tác giả viết: “Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm [2] . Đó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật.
“Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào? Thế kỷ XXI sẽ chứng kiến những cuộc tìm về với Đức Tin ở chiều sâu và diện rộng. Văn học sẽ trở lại ngôi đầu bảng. Văn học Nga với hành trình tìm kiếm Đức Tin của những con người vĩ đại như Dostoievski, Lev Toistoi, Tshekhov... sẽ lại được đọc nhiều nhất trên khắp hành tinh. Thơ kinh nguyện cầu của Tình yêu, Đau khố, Khắc khoải, Dâng hiến, Tin tưởng... sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người. Thơ sẽ trở lại ở chính những nước phát triển nhất, những nơi thừa tiền bạc nhưng thiếu đức tin, thừa khoa học nhưng thiếu hụt lương tri ("Science sans Conscience...”). Bởi con người không thể sống trong sự mất cân bằng. Mất cân bằng sinh thái cũng chết, mất cân bằng giữa tâm và thận cũng gay, mà mất cân bằng giữa sự thưa thãi vật chất và trống vắng tinh thần lại càng nguy.”
Đó là những khúc quanh để thoát khỏi nghịch lý ở “thượng từng kiến trúc” của xã hội. Còn ở “hạ từng cơ sở” nghịch lý càng nghiệt ngã đau khổ gấp bội. Như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao [3] :
“– Người nông dân cùng khổ ấy không được sống ngay cả cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình. Anh đã bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn người để trở thành một con thú dữ, và bị loại khỏi xã hội loài người.
Bản chất lương thiện của anh đã bị xã hội ra sức hủy diệt. Lão cường hào Bá Kiến vì ghen tuông đã cho giải Chí Phèo lên huyện rồi sau đó để anh Chí ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để rồi thả ra một Chí Phèo lưu manh, hung ác. ….Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người và xa lạ với chính anh. i…” Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nữa “ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua”.
Các nhà phân tích cho rằng Chí Phèo đã bị tha hóa, nghĩa là dù muốn dù không hắn không thể sống bằng con người thật của hắn, tức “cái tôi” bản thiện.
Tại bàn tròn “Sống tử tế” do Tuần Việt Nam tổ chức hôm 17-9, nhà văn - nhà báo Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi, đã đặt câu hỏi: “Chúng ta được sống trong một xã hội với hệ thống luật pháp ngày càng đầy đủ, các hệ thống giám sát cũng chặt chẽ, đa dạng hơn và điều kiện kinh tế cũng tốt hơn nhưng tại sao sự tử tế đang rời bỏ chúng ta?”. Rồi ông tự trả lời, rất ngắn nhưng đầy nội hàm: “Có vấn đề nghiêm trọng của văn hóa đang bị phá vỡ”. Theo ông thì điều khiến người ta trăn trở không chỉ nằm ở số lượng tội phạm đang tăng lên mà ở cách thức người ta hành xử với nhau, đến mức người ta có thể giết cha, giết mẹ, giết vợ, giết chồng; có thể tàn nhẫn với con cái, hủy hoại thanh danh bạn bè.
Có thể có nhiều giải thích về sự suy thoái đạo đức nhưng nguyên nhân bao trùm nhất không thể không do thiếu vắng giáo dục, theo nghĩa rộng của từ này. Những tính chất tiêu cực mà GS Hoàng Tụy nói đến chính là khuôn mặt tha hóa, đáng sợ của những con người không được giáo huấn đầy đủ. " [4]
Với góc nhìn của nhà giáo dục là thế, với nhà đạo học hay bậc chân tu lại muốn đặt vấn đề tìm cách khám phá tiềm năng sâu thẳm trong nội tâm con người để giải quyết vấn nạn tha hóa hiện nay.
Sách Đạo Học Chỉ Nam [6] viết: “Giá trị con người do con người tự tạo . . .Nhưng đứng về cá nhân mà xét, thật hoàn cảnh xã hội và con người hiện nay, nhận thấy có gì xứng đáng đâu? Con người là một hạt sương trên ngọn cỏ, một, một lượng sóng giữa trùng dương, thoạt mất thoạt còn, yếu ớt đến nỗi một con vi trùng, một ngọn gió phớt qua cũng đủ tiêu diệt, trong một giờ hàng trăm hàng vạn người.
Một mặt khác, con người phải luôn luôn nhớ rằng : mình là “âm dương chi giao, quỉ thần chi hội” . Nghĩa là : mình đứng giữa âm dương, phân nữa là thần, phân nữa là quỉ, có phải mà cũng có quấy, có thiện mà cũng có ác, vậy con người phải chọn con đường mà đi. Đi trúng con đường lành thì lên, bằng sái con đường lành thì xuống. Con người còn có thể tu nên Tiên, nên Phật, làm sư biểu cho muôn đời. Như thế, giá trị con người không phải là con người tự tạo cho mình sao?
“Vậy vấn đề nhân bản là vấn đề hóc hiểm mà quan yếu. Nếu bản (gốc) không lập, thì Đạo không sanh. Người không gốc, thì người không đứng vững. Mà người là tâm, gốc của tâm là tánh. Biết vun trồng bản tánh, mới thiệt chỗ căn cơ, tông tổ của người.
TAM KẾT: Xin trích Đạo Học Chỉ Nam làm kết luận.
Thân phận người nổi trôi lặn hụp,
Dong rủi toan bắt chụp bóng mồi;
Vui buồn, họa phước đi đôi,
Nghiệp duyên ngang trái kéo lôi không ngừng.
Đời bởi đấy tưng bừng sóng gió,
Hóa ngọt chua đen đỏ thân thù;
Phủ màu tang tóc, âm u,
Trở thành địa ngục, ao tù cầm giam.
Ai ai cũng tham lam, ích kỷ,
Nào mấy ai dung dị cho ai;
Sống còn, chẳng có ngày mai,
Đắm mê tửu khí, sắc tài đáng kinh.
Tâm mất hẳn quân bình lẽ sống,
Còn biết đâu nòi giống thân yêu;
Quốc phong, luân lý đổ xiêu,
Đạo người như đã biến tiêu bao giờ.
Hồn dân tộc lờ đờ phiêu bạt,
Mỗi nhơn luân rời rạc, lạnh tê;
Hóa nên trầm trọng nặng nề,
Diễn bao tấn kịch ê chề, ngán ngao.
Bình tỉnh hỏi : Vì sao đến thế?
Do bởi đâu, tình tệ ngày nay?
Tại ai, ai đọa, ai đày?
Để cho nhơn loại ngậm cay nuốt hờn.
Giờ muốn biết, dừng chơn lại đã,
Thì rõ ngay thiệt giả dễ dàng;
Lập tâm mạnh mẽ phá tan,
Thoát ngoài ảo vọng, lên đàng tự do.
Tại người chưa nhận lẽ âm dương;
Ở trong điều lý, tâm là chủ,
Trời đất cùng ta một chủ trương.■
______________________________________
[1] Cao Huy Thuần, www.chungta.com, Dân tộc ta chưa xứng đáng với tổ tiên
[2] www. Chungta.com,Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm
Thanh ThảoTrích "Mãi mãi là bí mật" (2005)
[3] .lhttp://kenhtrithuc.edu.vn/phan-tich-nhan-vat-chi-pheo-trong-tac-pham-cung-ten-cua-nha-van-nam-cao
[4] Cao Tuấn, Con người tha hóa, do đâu?
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/con-nguoi-tha-hoa-do-dau-20141006230846926.htm
[5] Theo Nho Giáo, ở Lễ Ký thì “Nhơn giả, kỳ Thiên Địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tứ khí”. Nghĩa là : Con người là cái đức của Trời Đất, chỗ giao điểm của âm dương, nơi hội tụ của quỉ thần, cái tinh túy của ngũ hành. (ĐHCN)
[6] Đạo Học Chí Nam, Minh Lý Thánh Hội 1971, Mục Giá trị con người do con người tự tạo.