Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Luật lệ Đạo / Lý Đại Tiên Trưởng

    Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một ...


  • CONCISE ENGLISH-VIETNAMESE GLOSSARY OF CAODAISM * LÊ ANH MINH abstinence: kiêng (tiết chế).– sexual abstinence: tiết dục.– to abstain from alcoholic drink: ...


  • Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...


  • Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...


  • “Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới ...


  • Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...


  • “Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...


  • Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...


  • Hiến Dâng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3/3/69) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo ...


  • Chữ Tâm / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

    CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...


21/12/2021
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/12/2021

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 20 - 12 - 2021



 

  

SƯU TẦM THÁNH NGÔN

ì lo áo, trời sắp nóng thì lo quạt, đừng nên vì lý do nhỏ nhặt mà bỏ dù cho bị trận mưa. Cũng đừng vì tự ái mà bỏ áo cho thân hình run rét. Ngoài sự lo lắng của Thượng Đế Chí Tôn, của chư Phật, chư Tiên Thần Thánh, của Bần Đạo, còn một việc nữa là thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong. Biết thời trời hạn hán phải chứa nước đào ao. Biết lúc mưa to phải tìm phương che đụt. Biết đường tiến thối, biết dùng phương tiện để minh triết bảo thân, để trung thành sự đạo, đó là con ngoan của Thượng Đế vậy. [ . . .]

“ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch bệnh lan tràn làm dấy động cả hoàn cầu. Hãy trọn thành, lấy công năng thiền định sẵn có của mỗi chư đệ, muội mà tích cực gia công hành trì, nguyện hồi hướng cho chúng sanh trong lúc này nghe.

Trong chư hiền có ai từng tự vấn rằng: Tại sao Thượng Đế không xây dựng thế giới này là cõi hoàn toàn hạnh phúc?. Con người không phải chịu trong đau khổ hay chưa? Cười. cười.

Nếu thế giới này là cõi toàn phúc, không có sự đau khổ thì phải chăng Thượng Đế phải luôn luôn can thiệp vào trật tự tự nhiên của thế giới này, nhằm can ngăn mọi khổ đau đến với con người hay sao?. Rồi khi ấy xã hội nhân loại sẽ không cần đến khoa học để giúp cho chúng sanh được hoàn thiện, tiến bộ thêm lên. Con người cũng không cần phải lao động để làm ra lương thực nữa. Bởi vì, Thượng Đế sẽ can thiệp để con người không đau khổ vì đói khát và hơn hết nữa Thượng Đế cũng phải làm cho con người thành một vật thể vô tri để con người không tri giác ra thế giới bên ngoài mà phát sanh lòng tham sân si là nguồn cơn của mỗi khổ đau trong xã hội nhân loại này. Thượng Đế làm cho nơi này thành cõi toàn phúc, nơi này sẽ biến mất cái gọi là tình thương. Bởi vì, khi có khổ đau con người mới rung cảm, phát khởi tình thương trước những trắc trở của bản thân và nghịch cảnh của tha nhân. Khi có đau khổ, con người mới biết mình là hữu hạn, mới cầu cạnh đến quyền năng của Đấng tối cao trọn lành. Và khi những thách đố được đặt ra trong cuộc sống, khi ấy con người mới thực hiện lối sống có mục tiêu, hướng tới những điều chí thiện, chí mỹ và loại bỏ đi những gì xấu xa, tầm thường thấp kém. Cuối cùng, trước những nghịch cảnh, con người phải phấn đấu để giành một chiến thắng vĩ đại là chiến thắng bản thân mình, hoàn thiện hóa mình bằng những điều đạo đức chân thật. Lúc đó con người mới cảm nhận được giá trị của hạnh phúc trong đời sống ra sao. Nếu không có khổ đau thì làm sao cảm nhận hạnh phúc là như thế nào và hoàn toàn hạnh phúc thì con người cần chi đến sự cứu độ của Thượng Đế và các Đấng trọn lành nữa. Cười, cười. . . .”

Thượng Đế Chí Tôn cùng các Đấng đã lo cho

(Đức Lý Giáo Tông, CQPTGLĐĐ, 29.8.1977)

 

Chư đệ muội ôi! Những người con tin của Thượng Đế, những sứ giả Thiên ân, Thượng Đế và chư Phật Tiên đều lo lắng cho cả, trong đó có Bần Đạo. Dầu là nhân hay quả, dầu là nghiệp chung hay nghiệp riêng, dầu trả hiện tiền nặng hay nhẹ nhưng Thượng Đế Chí Tôn cùng các Đấng đã lo cho. Trời sắp mưa thì lo dù, trời sắp lạnh thì lo áo, trời sắp nóng thì lo quạt, đừng nên vì lý do nhỏ nhặt mà bỏ dù cho bị trận mưa. Cũng đừng vì tự ái mà bỏ áo cho thân hình run rét. Ngoài sự lo lắng của Thượng Đế Chí Tôn, của chư Phật, chư Tiên Thần Thánh, của Bần Đạo, còn một việc nữa là thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong. Biết thời trời hạn hán phải chứa nước đào ao. Biết lúc mưa to phải tìm phương che đụt. Biết đường tiến thối, biết dùng phương tiện để minh triết bảo thân, để trung thành sự đạo, đó là con ngoan của Thượng Đế vậy. [ . . .]

 

Hồng quang thiên điển

Các con nên nhớ vào giờ công phu thiền định khai mở cõi lòng tịnh khiết để tiếp nhận luồng hồng quang thiên điển. Nhiếp thâu được nhiều hay ít là do ở lòng của con. Hồng quang thiên điển luôn luôn bủa trùm để cứu độ sanh linh. Các con hãy giác ngộ, hãy ý thức với nhau để cùng tu hành hạnh hưởng. (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGLĐĐ, 07.09.76)

22:49

 


PHẢN TỈNH

 

  · NGHỊCH LÝ NGƯỜI BIẾT ÍT THƯỜNG NÓI NHIỀU, TRONG KHI NGƯỜI BIẾT NHIỀU THƯỜNG NÓI ÍT

Rất nhiều người không thành công, không phải vì họ không giỏi, không có bằng cấp, mà vì họ luôn luôn đặt mình ở vị trí CAO HƠN người khác.

Đây là sai lầm của rất nhiều NGƯỜI GIỎI. Họ thất bại bại vì họ giữ sự những cái biết của mình và cho rằng như thế là đủ. Không cập nhật hay nâng cấp mình. Và dưới sự chuyển dịch chóng mặt của thời đại, họ bị bỏ lại phía sau.

Điều này cũng giống như dòng sông càng sâu, nước càng tĩnh lặng. Lúa càng chín, lúa càng cúi đầu.

Chỉ khi con người ta biết khiêm tốn trước kiến thức của mình thì mới lấp đầy bởi nhiều tri thức khác. Chính vì thế, người thành công là người biết ĐẶT VỊ TRÍ CỦA MÌNH THẤP HƠN

Đây là câu chuyện bước ngoặc tạo nên dấu ấn thay đổi cả cuộc đời tôi. Và nếu bạn chưa thành công hay đã thành công cũng nên nghe ít nhất một lần trong đời.

Trần Quốc Phúc fb,

28 tháng 11 lúc 20:00

 

 

 Ơ kìa hòn đá lăn quay,

Ơ kìa hòn đá lăn quay

Đá ơi dừng lại dặn rày đôi câu,

Đá lăn, lăn đến nơi nao?

Rong rêu bụi bẩn bám đầy còn chi,

Đá rằng tuột dốc lâu nay,

Muốn dừng nào thể dừng ngay đã đành,

Đất lôi dốc kéo ghét ganh;

Người ơi mong đến điểm dừng bình an,

Mong sao thân đá sạch dần,

Trơn tru tròn trịa mở lòng vị tha ...

 

TH.CH,

 

GIỚI HẠNH

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 3, TG. 2010, tr. 194-197)
link sách: NLGPD, tập 3

LỜI PHẬT DẠY:

“Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới thành thật không hư dối, hành động và ý nghĩa không ác độc”.

“Giới hạnh” có thể làm thanh tịnh “trí tuệ”, “trí tuệ” có thể làm thanh tịnh “giới hạnh”.

CHÚ GIẢI:

Muốn hiểu lời dạy này thì chúng ta phải hiểu cho rõ ràng những từ ngữ. Vậy giới hạnh là gì?

Giới là giới luật, là những điều ngăn cấm, là những pháp thiện. Hạnh là hành động,  là đức hạnh.

Giới hạnh là những hành động thiện, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh.

Trí tuệ là sự hiểu biết của ý thức, chứ không phải trí tuệ Tam Minh. Xin quý bạn hãy phân biệt cho rõ ràng. Có thể câu này dịch sửa lại “Giới hạnh là tri kiến giải thoát”. Từ ngữ trí tuệ dễ khiến cho mọi người hiểu lầm mình có trí tuệ. Con người chỉ có tri kiến chứ chưa có trí tuệ, ngoại trừ những bậc tu chứng Tam Minh. Nhưng tại sao ở đây nói giới hạnh là tri kiến giải thoát? Ðúng vậy, ở đâu có tri kiến giải thoát là ở đó có đức hạnh. Lời dạy trên đây xác định đạo đức làm người rất rõ ràng. Người có đức hạnh không làm khổ mình, khổ người là người phải có tri kiến giải thoát.

Phần đông, trong cuộc đời của chúng ta người nào cũng có tri kiến, nhưng tri kiến không có giới hạnh. Tri kiến không có giới hạnh là tri kiến khổ đau, tri kiến ác, tri kiến dục làm khổ mình, khổ người.

Lời dạy bảo trên đây của đức Phật rất thực tế trên đường tu hành theo đạo giải thoát “Ai có giới hạnh là có tri kiến giải thoát, ai có tri kiến giải thoát là có giới hạnh”.

Khi một hành giả sống một đời sống đạo đức thì đạo đức là giới hạnh. Giới hạnhlàm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức là tri kiến giải thoát hay nói cách khác là tri kiến không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, tức là sự hiểu biết thanh tịnh.

Cho nên, lời dạy này có một giá trị rất lớn về đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Vì thế kinh dạy: “Giới hạnh có thể làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến có thể làm thanh tịnh giới hạnh”. Ðó là cách thức sử dụng tri kiến giải thoát của chúng ta để vượt ra khỏi qui luật của nhân quả, để làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi của kiếp làm người.

Chúng ta ai cũng biết đời sống con người là khổ đau là nhiều tai ương hoạn nạn. Thế mà chỉ biết cách sử dụng tri kiến và giới luật thì mang lại cho chúng ta một đời sống Thiên Ðàng Cực Lạc tại thế gian này chứ không phải tìm nơi vô hy vọng.

_______________

 

Từ ngữ Hán Việt

 

 ý thức

  

 

U+7121, tổng 12 nét, bộ hoả (+8 nét)

phồn thể, tượng hình

 

Từ điển Viện Hán Nôm

 

vô ích

Tự hình 7

 

Dị thể 15

 

ý [áyơiấyới]    

 

ýU+610F, tổng 13 nét, bộ tâm  (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Viện Hán Nôm

ý muốn; ngụ ý; ý đồ (điều định nói, định làm); ý chí (lòng mong muốn); ý ngoại (điều đoán trước)

 

 

thức  

thức  

U+8B58, tổng 19 nét, bộ ngôn  (+12 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển Viện Hán Nôm

học thức, nhận thức



 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạt đạo nhờ tâm chẳng vọng tâm,
Muôn đường ngàn nẻo cũng do tâm.
Hỡi ai giữ được tâm chuyên nhứt,
Sẽ dứt phàm tâm lộ thánh tâm.

Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQPTGL, 13-5 Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây