Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 : "Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta ...
-
Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn ...
-
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...
-
Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...
-
CONCISE ENGLISH-VIETNAMESE GLOSSARY OF CAODAISM * LÊ ANH MINH abstinence: kiêng (tiết chế).– sexual abstinence: tiết dục.– to abstain from alcoholic drink: ...
-
Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban ...
-
Mục tiêu tu luyện của Đạo giáo là trường sinh bất tử, là thành tiên 仙 hay chân nhân 真人, ...
-
Nếu phải tìm 1 từ nào có thể diễn tả tâm trạng chung của nhân loại lúc nầy thì từ ...
-
TRÍCH LỤC THÁNH GIÁO Đức Chí Tôn dạy về KHAI MINH ĐẠI ĐẠO tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày 15.10.Quí Sửu
-
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và ...
-
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Công-Bình Bác-Ái Từ-Bi Niên Đạo thứ 85 Thánh-Thất Cao Đài Paris 35, rue Roger-Girodit. 94140 Alfortville FRANCE : 01 43 53 ...
-
Trước đây, ngay từ những năm đầu của đạo Cao Đài, một số sách báo khi viết về những "tiên ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/02/2024
THƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨU
Thiện Chí thuyết minh
Mở đầu
Kính thưa quý Đạo trưởng, quý HTĐM, quý đạo tâm thân mến,
Hôm nay toàn đạo đều cử hành trọng thể đại lễ Khánh đản Đức Thượng Đế Chí Tôn mà chíng ta thường nhắc nhở nhau một cách thân thương là Lễ Viá Thầy.
Ngày mùng 9 tháng Giêng cũng là ngày đầu xuân, Đức Chí Tôn và các đấng Thiêng Liêng thường lâm phàm bằng thiên điển để chúc mừng, dạy bảo khích lệ hàng con tin Thượng Đế trên đường thế thiên hoằng giáo.
Trước khi giới thuyết đề tài “Thương Đế hiện hưu” nhân lễ Vía trọng đại này, chúng ta hãy lắng lòng chiêm nghiệm huấn dụ của Ngài như sau:
“NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ Kim Viết CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con ! Thầy rất vui nhìn thấy các con đến chầu Thầy trước giờ Xuân sang để cùng nhau hưởng hồng ân Thầy dành sẳn cho các con cũng như Thầy hằng ngự nơi chánh tâm mổi trẻ.
Thi
”Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần.
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.
”Các con! Hiện tình thế sự ngày nay đã diển biến biết bao nhiêu tấn tuồng nhân quả. Đó không phải do sự chấp định của Thầy, mà do luật định của Đạo.
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.
”Hởi các con! Thầy là Cha cả vạn linh sanh chúng. Thầy chỉ đem lý thiên-nhiên Tạo Hóa để ban đồng, không riêng vị. Thầy đến trong giờ này để đem lại cho các con một mùa xuân sáng chói giửa cảnh tối tăm ; đem lại một hương xuân ngào ngạt cho các con trong khi hãi hùng oi bức. Đem tinh thần xuân đến cho các con tươi tĩnh, phá tan hết những gì ám ảnh đè nén linh hồn con . . .và các con thừa hành sứ mạng của Thầy. Mang tất cả lời Thầy dạy với tình thương-yêu nhơn loại, với đức háo sanh để đem đi. Các con đi để thực-hành, thực-hành lý-thuyết Cao-Đài Đại-Đạo trong bốn mươi hai năm đã biến chuyển rất nhiều giai đoạn.”
Thưa quý vị, chí với những lời ban ơn ưu ái đầy tình thương trên đây của Đức Chí Tôn, đối với con cái của Ngài cũng quá đủ để xác tín sự hiện hữu của Ngài. Tuy nhiên, với đề tài đã nêu lên, chúng ta cũng thử khảo xác con đường xác tín ấy qua các đạo giáo, nhất là qua giáo lý Đại Đạo Tam Ký Phổ Độ.
I. Sự xác tín Thượng Đế của các đạo giáo
1.Theo Cơ Đốc giáo:
-Thánh Athanasius: “ Thượng Đế vượt trên mọi bản thể và mọi tư tưởng của con người”. Thánh Basilius: “ Tôi biết Ngài có, nhưng yếu tính Ngài tôi cho là một điều trí khôn không thể hiểu được”.
_Thánh Tôma (Thomas Aquinas) chứng minh Thiên Chúa hiện hữu qua năm cách thức (five ways) [trong phân đoạn 3 (article 3)] .
Thiên Chúa được thấy như
“Động cơ đệ nhất”
; “Nguyên nhân đệ nhất”
; “Hữu thể tất yếu”
; “Giá trị đệ nhất”
; và “Nhà thiết kế vũ trụ”
. Giới Ki Tô hữu vẫn đang dùng để nói về Thiên Chúa như “Đấng sáng tạo vạn vật” hay “Đấng toàn thiện, toàn mỹ”. . .
(Học Viên Triết 2: Đaminh Đỗ Hùng Dinh S.J)
(http://dongten.net/noidung/14776)
_Teilhard de Chardin (1881-1955)
Thiên Chúa phán: „ Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Ðấng hiện có, đã có và đang đến, là Ðấng toàn năng.“ ( Kh 1,8).Alpha và Omega - Khởi đầu và tận cùng!
Alpha là mẫu tự đầu tiên trong vần mẫu tự chữ cái của ngôn ngữ Hy lạp. Còn Omega là vần mẫu tự sau cùng trong đó.
Chúa Giêsu Kitô được diễn tả là Alpha và Omega, có ý muốn nói lên niềm tin: Ngài là khởi thủy đầu tiên và cũng là sau cùng trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
2. Theo BÀ LA MÔN GIÁO
Bà La Môn giáo, về phương diện Đại Đạo, được xây dựng trên Nhất Thể Brahman, túc là trên thuyết:Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể,
Nhất Thể Tán Vạn Thù; Vạn thù Qui Nhất Thể.
Brahman, Nhất Nguyên Thuần Tuý, Căn Nguyên Vũ Trụ là Thực Thể Duy Nhất, Bất Khả Phân, tràn ngập vũ trụ.
Brahman duy nhất nhưng có nhiều danh hiệu.
Brahman là Thượng Đế
3. Theo NHO GIÁO
Nho giáo chủ trương thuyết sinh hoá (émanation et transformation), nghĩa là vạn hữu đã từ Nhất thể phân thân mà thành, vì hết chu kỳ biến dịch, lại trở về nguyên bản. (Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. -Nguyên Thủy phản chung). Ta còn gọi đó là Thuyết: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể.
Nghiên cứu sách Trung Dung, Học giả Nguyễn Văn Thọ viết : “Đức Khổng vì đã tìm ra được Trời, được Đạo tàng ẩn trong tâm khảm mình, nên đã sống một cuộc đời đạo hạnh chân thực, nghĩa là sống phối kết với Trời. Trung Dung gọi thế là Phối Thiên (Trung Dung, ch. XXVI)
[Hình vòng Dich 12 Quẻ trên đây nêu lên chu trình sanh hoá-tiến hoá của vạn vật theo 2 chiều ]
4.Theo PHẬT GIÁO
Theo các Đại sư Phật giáo, khi đã biết rõ căn bản cao siêu của mình, khi đã nhận thức được Pháp Thân trường tồn trong mình; khi đã biết rõ bộ mặt thật của vọng tâm, biết rõ thân phận phù phiếm của vọng tâm, các bậc Chân Tu mới ra công “diệt ngã”. “Diệt Ngã” là “diệt Tiểu Ngã”, cho Chân Như Đại Ngã hiện ra.
“Diệt Ngã” đây cốt là để:
-Hoà hợp với Bản Thể tuyệt đối.
-Nhất trí với thực tại.
-Đồng thể với Di Đà.
-Khế hợp với Chân Như tuyệt đối.
CHÂN NHƯ CHÍNH LÀ THƯỢNG ĐẾ VÔ NGÃ
II. Thượng Đế hiện hữu theo Cao Đài giáo
Qua những nội dung đối chiếu giáo thuyết các tôn giáo trên, người tín hữu Cao Đài có thể tự khẳng định THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU bằng những lập luận có tính hệ thống nhất quán từ hình nhi thượng đến hình nhi hạ và ngược lại.
1.Trước hết, về Bản thể luận, Cao Đài nêu lên thực tại Hư Vô Chi Khí là Bản thể nguyên thủy: “Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy[. . .]Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.”
Ta có thể đối chiếu Bản thể Hư vô này với CHÂN NHƯ BẢN THỂ của Phật giáo:
2. Về cơ nguyên sanh hóa vũ trụ
Ngày nay, Kinh điển Cao Đài thường dùng hệ thống Vô Cực – Thái Cực – Lưỡng Nghi- Tứ tượng -Bát quái để diễn tả nguồn gốc vũ trụ vạn vật.
Thực tại Thái Cực đã được hữu ngã hóa bằng những tính năng: “Chúa tể Càn khôn vũ trụ”, “toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa . . .nắm trọn quyền hành …hóa sanh muôn loài vạn vật”-(NV)
Trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, và Đại Thừa Chơn Giáo, nhiều lần Ơn Trên đã khẳng định Thái Cực là nguồn gốc vạn vật với những “danh hiệu” :
_THÁI CỰC ĐẠI LINH QUANG,
_THÁI CỰC CHÚA CHA,
_THÁI CỰC THÁNH HOÀNG
_NGÔI THÁI CỰC
[ Chu Liêm Khê (1017 - 1073) là vị Tống Nho có công làm sống động lại quan niệm Thái Cực của Dịch Kinh. Liêm Khê tin rằng: trong vũ trụ có một Lý rất huyền diệu, uyên thâm, bất trắc, biến hóa vô phương, tuy vô hình, vô trạng, vô xú, vô thanh, nhưng chính là căn bản của vạn vật: Đó là Thái Cực [2]Thái Cực hay Lý là khu nữu, là trục cốt vạn vật, Vạn Hữu. Chu Liêm Khê gọi: Thái Cực là Vô Cực ; ngụ ý rằng Thái Cực vô hình thể, là một hoạt lực, một huyền năng vượt tầm tri giác của ngũ quan [3]
Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy đã xác minh Thầy là Thái Cực :
“ Thái Cực lâm trần buổi Hạ Ngươn.
Giơ tay độ chúng lại đường chơn.
Con nào thấu đáo cơ mầu nhiệm,
Thấy vậy không lo lại biếng lờn”
Các danh hiệu trên, đều ám chỉ NGUỒN GỐC vũ trụ vạn vật chính là Thực tại Tuyệt đối, vừa hữu ngã, vừa vô ngã. mà nhiều tôn giáo độc thần gọi là THƯƠNG ĐẾ.
“Một Đức Huyền Thiên hóa vạn loài,
Thâu tàng, sanh trưởng, luật vần xoay;
Phật tiên thần thánh đều do bởi,
Diệu hiệp thiên cơ ở cõi này”
Như thế, ngay ở điểm khởi đầu của cơ nguyên hóa sanh vũ trụ, ta đã thấy hình thành một bộ máy Âm Dương – Thái Cực. Chính bộ máy này là Lý nhất nguyên bất dịch từ cuộc vận hành vũ trụ, hóa sanh muôn loài đến sự thúc đẩy vạn vật tiến hóa.
Đại Thừa Chơn Giáo đã viết : “Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, biến thiên vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn cả quyền hành thống chưởng cả Càn Khôn vũ trụ và lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gồm tụ cái khí Hư Vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật
Đó là cơ nguyên sanh hóa theo Dịch lý,
3. Thượng Đế hiện hữu theo Qui luật Tiến hóa:
“. . .Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi”
“Một sứ mạng Thầy dành hai ngỏ,
Một ra đi, một trở lại Thầy;
Dù cho Nam Bắc Đông Tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân.”
”. . .Sự hành đạo trên trường đạo và trên quãng đường tiến hóa cũng thế. Từ cõi Thượng Thiên, chơn linh được xuống đến cõi hồng trần, trên quãng đường dài bao nhiêu lớp, nhưng cứ tuần tự phản bổn hoàn nguyên trên quãng đường ấy rồi một thời gian dài cũng sẽ đến. ( Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời 25 tháng 9 Canh Tuất (4-10-70)
4. Thiên nhãn là chứng lý sự hiện hữu của Thượng Đế như Bí pháp
_ Sự kiện sử đao huyền nhiệm của THIÊN NHÃN hiện ra cho người tông đồ đầu tiên là chứng lý thực tiển và siêu mầu về sự HIỆN HỮU của Thượng Đế.
_ Thiên Nhãn đã trở thành biểu tượng tôn kính thờ phượng Đức Thượng Đế Cao Đài trong toàn đạo, mà sự xác tín sự hiện hữu của Ngài không đơn giản ở nơi bức tượng Con mắt uy nghi mà ỏ nơi Chơn thần của người tín hữu cảm ứng với Thần của Thượng Đế mỗi khi chiêm ngắm cúng kính, cầu nguyện. Nên Thầy từng phán rằng “Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đặng đắc Ðạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn"
5. Sự ban trao “ Đại thừa Tâm pháp” cũng là một chứng lý hùng hồn sự hiện hữu của Đức Chí Tôn Thượng Đế .
Ðến cuối năm 1936 (01.10 Bính Tý), khi ban Kinh Ðại Thừa Chơn Giáo, là quyển kinh đầu tiên của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ về Ðạo pháp, Ðức Chí Tôn đã nêu Thánh ý như sau : " Ngày nay Ðạo đã trải qua "thời kỳ phổ thông" mà bước đến"thời kỳ giáo hóa" nên chi Thầy mới giáng một pho " Ðại Thừa Tâm pháp" để cho các con tầm lối băng về,noi theo giáo lý của Thầy đây, chắc là thoát khỏi bến mê bể khổ " (ÐTCG, Trước tiết tàng thơ, chương 24, tr.116) “
6. Chứng lý sau cùng là sự ban trao sứ mang đại thừa cho hàng thiên ân ĐĐTKPĐ:
HUẤN TỪ
1. Đại Từ Phụ Ngọc Hư sắc tứ,
Ban Thiên ân nam nữ điện tiền,
Phụng hành lý Đạo cơ Thiên,
Song tu tánh mạng pháp quyền xương minh.
2. Đạo vô vi chấp tình cầu tánh,
Thế vô thường vạn hạnh dung thông,
Nhơn nhơn tự hữu chủ ông
Hòa quang hỗn tục chí công vận hành, [ . . .]
7. Kinh điển Cao Đài xác tín Thượng Đế hiện hữu rất quyết đoán
_ Kinh “Tiếng trống Giác mê” có viết:
“Thầy là bậc hoàn toàn, vĩnh viễn, trường cửu trong cõi hư vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tiến hóa về nẻo tinh thần đạo đức, nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con.”
Thầy tức là nguyên lý của vô vi Đại Đạo, chủ quyền tạo hóa của cả Càn khôn vũ trụ và sinh sản các thiên lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng, ấy là nguồn cội vô thỉ vô chung đó các con.” . Đây là sự đồng hoá Thượng đế với Đạo.
Như thế, Thầy là Đại Đạo, thì Đại Đạo ở đâu và làm sao mở được cánh cửa Đại Đạo để gặp được Thầy? Thánh giáo đã trả lời:
Đại Đạo là cánh cửa Càn Khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút, để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa, mà thành tín trước đức háo sanh mầu nhiệm và đức từ bi sáng tạo vô ngần của Thượng Đế. Như vậy, Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.
Với giải đáp vừa nêu, cho thấy niềm tin Thượng Đế hiện hữu sẽ vượt lên trên tất cả tôn giáo, mọi lãnh vực của nền văn minh thế giới, lý tưởng loài người, tất cả những thành quả tiến bộ trong đời sống con người sẽ gặp nhau NƠI THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU. Nơi đó chính là ĐẠI ĐẠO, vì “Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.”
"Những hiện cảnh ngày nay đang phô diển trong đời là một sự cảnh tĩnh nhân loại trở về cùng Thượng Đế, tức là tiểu linh quang về hiệp thành khối Đại-Linh-Quang là Thầy."
TẠM KẾT:
Thượng Đế là Đại Bản Thể của vũ trụ vạn vật, là nguồn gốc nguyên thuỷ
Quyền năng tuyệt đối của Ngài ( Omnipotence),và sự biến hoá vượt thời gian-không gian ( Omnipresence) là chứng lý của sự hiện hữu của Ngài .
Ngài vừa là Bản thể VÔ NGÃ , vừa là Chủ thể HỮU NGÃ : “ Ngoài trời Thượng Đế bao la / Trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn “
Ngài là KHỞI NGUYÊN cũng là CỨU CÁNH: “ Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy đến các con. Từ các con trở lại Thầy” ( Alpha và Omega / theo Teillard de Chardin )
Ngài là Cha của sự THƯƠNG YÊU
“Thầy thường nói với các con rằng Thầy là Cha của sự thương yêu. Do bởi thương yêu,Thầy mới tạo thành thế giới và sanh dưỡng các con.Vậy thì các con sản xuất nơi sự thương yêu, các con tức là cơ thể của sự thương yêu.
“Ấy vậy,sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn Khôn Thế Giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình.Càn Khôn an tịnh, mới không thù nghịch nhau, không thù nghịch nhau, mới không tàn hại nhau, không tàn hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.”
Ngài là Bản thẻ Đại Linh Quang phóng phát Tiểu linh Quang cho vạn vật, nên Thượng Đế và chúng sanh hiệp nhất được trong cơ vận hành vũ trụ: Đó là Nguyên lý Thiên nhân hiệp nhất của Giáo lý Đại Đao.”
* * *
“Các con khá biết rằng THẦY là một Đấng toàn tri toàn năng, thống chưởng quyền hành, hồng oai hồng thiện, chẳng phải không đủ quyền lực thiêng liêng mà thưởng phạt các con, nhưng vì lòng từ bi, THẦY quá
yêu thương các con, phải lăn lóc cùng các con mà độ rỗi các con thoát khỏi chốn mê đồ” (Theo Đại-Thừa Chơn Giáo, trang 63, bản in 1956)
* * *
Trước khi kết thúc một số chứng lý về sự hiện hữu của Thượng Đế, chúng ta đã xác tín thì phải xác quyết rằng, Thương đế đã và đang đến để mở ra cho nhân loại con đường trở về cùng Ngài là cùng đích tiến hoá của vũ trụ vạn vật.:
_ “ Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo để trở về nơi Thượng thiên Vô Cực”
_ Đời là trường tiến hóa của vạn linh. Các con vào để tiến hóa, nhưng tiến hóa về đâu hỡi các con ? Tạo Hóa không hữu tình cũng không vô tình mà sanh các con, sanh vạn vật. Nhưng vạn vật và các con lại sanh ra trong tình Tạo Hóa. Tạo Hóa có những gì đã ban tất cả cho con, từ quyền năng pháp độ cho đến máy nhiệm tân kỳ, các con đều có cả. Các con là một Tạo Hóa trong Tạo Hóa. Thế nên các con có thể tiến từ cõi vô thường lên đến cõi hằng thường vô sanh bất diệt”
“Ngoài trời Thượng Đế bao la,
Trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn.” .
Cơ Quan PTGL ngày Mùng 9 tháng Giêng Giáp Thìn
(18-2- 2024)
__________________________
Tham Khảo:
Để chứng minh Thiên Chúa của Dothái-Kitô Giáo hiện hữu, nhiều triết gia đã dựa vào luận chứng luân lý. Có lẽ, triết gia đầu tiên đã sử dụng luận chứng này là Thánh Toma Aquinô ở con đường thứ bốn trong Ngũ Đạo khi ngài phân hạng các phẩm chất theo cấp độ cao thấp – điều thiện, điều thật, điều cao thượng… Sự hơn kém này được gán cho các sự vật tùy theo cách tiếp cận của chúng với hữu thể tuyệt đỉnh. Hữu thể tuyệt đỉnh này tất yếu phải hiện hữu và phải có sự chân thật nhất, thiện hảo hất và cao thượng nhất (vì “một vật không thể cho cái nó không có”). Hơn nữa, hữu thể tuyệt đỉnh này là nguyên nhân của sự hiện hữu, sự thiện hảo và mọi sự hoàn bị của tất cả các hữu thể vì “điều gì là tuyệt đỉnh trong một giống loại thì cũng là nguyên nhân của mọi vật thuộc giống loại ấy”; hữu thể đó là Thiên Chúa.[2] ( https://sjjs.edu.vn/ban-ve-su-hien-huu-cua-thien-chua-qua-nhung-lap-luan-luan-ly/)
THuyết Thiên địa vạn vạn vật nhất thể -Hoc giả Nguyễn Văn Thọ (nhantu.net) PHỐI THIÊN = 配 phối: (Động) Hợp, kết hợp. ◎Như: phối hưởng 配享 hợp lại mà cúng tế.Thiên =Thiên (Hán tự: 天), nghĩa là "Trời", là một trong những từ Trung Quốc cổ xưa nhất và là một khái niệm quan trọng trong thần thoại, triết học và tôn giáo Trung Hoa. Thời nhà Thương (thế kỷ 17-11 TCN) người Trung Quốc gọi vị thần tối cao của mình là Thượng Đế (上帝) hoặc Đế; vào thời nhà Chu, khái niệm Thiên (Trời) bắt đầu được dùng như là từ đồng nghĩa với từ Thượng Đế. Trước thế kỷ 20, thờ cúng Trời từng là quốc giáo của Trung Quốc.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia :Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
( Nguyễn Văn Thọ,Tinh Hoa các Đạo giáo www.nhantu.net)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1
13 Tháng Sáu Bính Dần)
Đại Thừa Chơn Giáo, Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh, tr 93, NXB Tôn Giáo 2016 :
“Đạo phân thứ lớp đành rành tinh hoa
Đạo phân một, một hai ba
Là ngôi THÁI CỰC CHÚA CHA chưởng
quyền
Âm dương hiệp với ngôi Thiên
Hóa sanh vạn vật mối giềng chẳng xao
Một hai ba ấy lẽ nào
Cho đi khắp chỗ cũng vào một ngôi “
https://nhantu.net/DichHoc/DICHKINHYEUCHI/DKYC401.htm
ĐTCG , Chiếu Minh Vô Vi, NXB Tôn giáo , 2016, tr.. 219
(Đức Chí Tôn, CQPTGL, 30-12-Quí Sửu / 21-01-1974)
“ Đại Thừa Chơn Giáo, CMTam Thanh Vô Vi, NXB Tôn giáo, 2016. tr.201)
(Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12-Bính Ngọ / 08-02-1967)
“Một sứ mệnh Thầy dành hai ngày,
Một ra đi, một trở lại Thầy;
Dù cho Nam Bắc Đông Tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân.
(Đức Chí Tôn, CQPTGL, 30-12-Quí Sửu / 22-01-1974)
Đức Thích Ca Như Lai dạy:
"Đại Đạo không có lãnh vực, biên giới, phạm vi. Tôn giáo là một danh từ dùng để nêu cao triết thuyết của một lý siêu mầu trong đạo lý. Nếu còn lãnh vực, còn biên giới, còn ta người, còn sai biệt, là không phải Đạo, cũng không phải Như Lai Bản Thể. Cao Đài, hay Thiên Nhãn trên kia[4], không có biểu thị cho một hình tướng tôn giáo, mà cốt mặc khải với nhân loại rằng: Hãy trở về chỗ Cao Đài của nhân loại sẵn có, trở về cái Trí Bát Nhã – để đắc Ba La Mật, để đáo bỉ ngạn – tức là Thiên Nhãn, Thiên Tâm, hay Phật Tánh. Nếu con người giác ngộ đến đó, tức là con người Thánh Nhân của Phật Pháp đã hiện bóng Cao Đài vô lượng vô biên."[5]
Đức Cao Triều Phát; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tuất thời, 11-02 nhuần Ất Sửu (31-03-1985)
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Minh Lý Thánh Hội Tuất thời, 09 - 01 Mậu Thân (07-02-1968)
Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14-8 Quý Sửu (10-9-1973)