Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
05/08/2008
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/01/2010

Giới thiệi kinh Đạo Nam

Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007.

Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở Nam Định miền Bắc Việt Nam do tiên thánh giáng bút, in ngay tại đàn bằng chữ Nôm trên giấy dó, ra đời vào tháng 9, tháng 10 năm 1923, được học giả Đào Duy Anh sưu tầm.

Hình thức quyển kinh xuất bản năm 2007:

_ Khổ sách 14 x 20 cm

_ Bìa được trình bày như sau: (xem ảnh)

ĐÀO DUY ANH khảo chứng

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN phiên âm & chú thích

KINH ĐẠO NAM

Thơ văn giáng bút của Vân Hương Đệ Nhất Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và các vị nữ thánh

NHÀ XUÂT BẢN LAO ĐỘNG - 2007


Nội dung:

_ Sau Lời nhà xuất bản là Lời nói đầu và mục "Khảo sát văn bản và đôi điều suy nghĩ" của nhà nghiên cứu Nguyễn Thi Thanh Xuân. Trong phần "đôi điều suy nghĩ", có một đọan đặt thẳng vấn đề "mê tín hay không mê tín" như sau:

 " Cho tới nay, cũnh như nhiều bản kinh khác, kinh Đạo Nam không được giới nghiên cứu chú ý với lý do đơn giản: coi là mê tín dị đoan, không chính danh. Nhưng chính điều này lại luôn gây tranh cãi: thế nào là mê tín dị đoan? Và kinh Đạo Nam có phải chỉ là mê tín?

"Theo tôi, ngược lại, kinh Đạo Nam có nội dung bài trừ hủ tục, bài trừ mê tín. Có thể dẫn chứng rất nhiều: tục thờ nhảm "cúng cả bờ tre, gốc dứa", mê tín, đồng bóng, lập đàn cầu đảo, gọi hồn gọi cốt quàng xiêng đến mất mạng, tục đốt vàng mã phung phí "đem tiền nỡ đốt ra tro ". . .rồi đến tệ nạn rượu chè, hút xách, cờ bạc; tranh tụng . . .Nếu nói: trong cuộc vận động bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, kinh Đạo Nam, trước ta gần một thế kỷ, vẫn còn mang đầy đủ tính thời sự thì cũng không có gì là quá đáng.

"Chưa nói đến sự ra đời của bản kinh lạ lùng này cũng không dễ giải thích [. . . ] Tôi tin rằng có sự trợ lực nào đó của yếu tố ngoài con người. Có thể là Mẫu đã hóa thân xui khiến cây bút – cành đào chuyển dịch theo tâm nguyện của mình. [. . .] Điều đó vẫn còn là huyền bí. Vì không thể lấy kiến thức hữu hạn của con người để đem đo với cái vô cùng của tự nhiên."

_ Kế đến là mục: " Tìm hiểu phong trào thiện đàn đối với cuộc vận động ái quốc – Kinh Đạo Nam" của học giả Đào Duy Anh, đọan mở đầu viết như sau: "… Việc lập thiện đàn để khuyến thiện là việc có từ lâu trong xã hội phong kiến nước ta…Tại các cung quán, những nơi thờ cúng của Đạo giáo, như cung Thiên trường tỉnh Nam Định, quán Linh Tiên tỉnh Hà Tây, quán Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn ở Hà Nội (đềnNgọc Sơn do văn hào Nguyễn Văn Siêu dựn gtừ đời Minh Mạng), thường có những bản kinh Đạo giáo, đặc biệt là kinh Âm chất, kinh Văn Xương đế quân, kinh Quan Thánh đế quân để đọc giảng cho thiện nam tín nữ nghe. . . Ngay ở tỉnh thành Nam Định thì có Đồng Lạc khuyến thiện đàn do chính tổng đốc Nam Định Phạm Văn Toán cùng với một nhà đại thương là La Quí Chấn lập nên năm 1904. Ở đấy Vân Hương đệ nhất thánh mẫu, cùng đệ nhị đệ tam Thánh mẫu đã giáng kinh Minh Thiên.Tương truyền Nguyễn Thượng Hiền làm đốc học Nam Định bấy giờ có để câu đối ở đàn rằng:

"Liệt điện tài hoa, mạc thán sinh thiên vô diệu pháp;

 Từ hàng độ chúng, tu tri giác thế hữu chân kinh."

Cuối mục này, là nhiều trích đọan văn thơ của các đàn do chư thánh và thánh mẫu giáng bút, như Đệ nhất thánh mẫu giáng ca, Phạm tướng quân (Ngũ Lão) giáng ca, Dao trì vương mẫu giáng ca, Hoàng tổng đốc (Diệu) giáng thơ.

Bài tựa của Vân Hương thánh mẫu:

" Tựa rằng:  Sông Nhị núi Nùng, nước bốn nghìn năm văn hiến; con Hồng cháu Lạc, dân hai mươi triệu đồng bào.

"Trời báu của xinh, bể bạc rừng vàng, đồ sản vật một miền Đông Á; đất thiêng người giỏi, trai tài gái mạnh, tiếng anh hùng lừng cõi viêm phương.

"Trẻ con kia ông Đổng Thiên vương, ngựa sắt xông trời, dẹp giặc Ân mà báo thù cho nước, đàn bà nọ là Trưng nữ chúa, quần hồng đua sức,  đánh thằng Tô mà trả nghĩa cho chồng.

" Rừng Chi LăngLê Thái Tổ dấy quân, đầu Liễu Thăng treo ngược mũi gươm thần, giặc Minh ấy gà vừa phải cáo;

"Sông Bạch Đằng Trần đại vương ra trận, máu Ô Mã đầy dòng nước bạc, quân Nguyên kia chim đã sợ cung.

"Ấy những hào kiệt anh hùng, mượn ngòi bút giãi bày sơ lược, còn những kẻ nhân nhân chí sĩ, ở sử xanh chép kễ muôn nghìn.

"Hỡi ơi, gương trước chưa mờ, chuyện xưa cón nhớ.

"Kìa thành Thăng Long, kia núi Ngũ Hổ, nước non vẫn nước non nhà?! Này họ Hồng bàng, này tổ Lạc Long, dòng giống nguyên dòng giống cũ.

"Xưa sao thế mà nay sao thế, toan vạch trời hỏi một đôi câu; khôn dường sao mà dại dường sao, để cực mẹ đến trăm nghìn nỗi."[. . .]

_ Nội dung chính của Kinh Đạo Nam gồm 2 tập:

I.  Tập CÀN gồm 10 chương do các Thánh mẫu, Nữ thánh, Quan Âm Bồ tát, Quan Thánh đế quân. . .giáng bút dạy sĩ nông công thương với các chủ đề: (1) Mở rộng học vấn, (2) Rõ luân thường, (3) Khuyên siêng nghề nghiệp,(4) Tiết kiệm tiền của, (5) Sửa đổi hủ tục, (6) Tu thiện đạo, (7) Mở rộng giao thiệp, (8) Hợp đoàn thể, (9) Trọng giống nòi, (10) Ái quốc.

II.  Tập KHÔN gồm 3 chương do các Nữ thánh dạy nữ phái qua các chủ đề: (1) Tại gia tòng phụ, (2) Xuất giá tòng phu, (3) Chồng chết theo con.


NHẬN XÉT VỀ QUYỂN KINH ĐẠO NAM


1.  Về việc xuất bản quyển kinh: có lẽ đây là lần đầu tiên sau 1975, quyển kinh được xuất bản (2007) bằng chữ quốc ngữ dưới tựa đề "Kinh ĐẠO NAM, Thơ văn giáng bút của Vân Hương Đệ Nhất Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và các vị nữ thánh"

2.  Kinh ra đời năm 1923 (bằng chữ Nôm) tại Hưng thiện đàn thuộc xã Hạc Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định do Ông Nguyễn Ngọc Tỉnh là một nhà nho thi Hương không đổ (1915), về quê cầm kê (thủ cơ) cho đàn Hưng Thiện. Theo tìm hiểu của cụ Đào Duy Anh thì đàn này đã được thành lập từ năm 1912. Như vậy, trước khi cơ bút Cao Đài ra đời vào những năm của thập niên 20 đầu TK. XX ở miền Nam, thì từ thập niên 10 đã xuất hiện nhiều thiện đàn ở Bắc kỳ và các tỉnh Thanh Nghệ ( theo cụ Đào Duy Anh) sử dụng cơ bút tiếp xúc với các đấng Thiêng liêng để ra kinh.

3.  Theo sự tìm hiểu tại chỗ của cụ Đào thì cách "phụ tiên" (cầu tiên) ở các thiện đàn cũng dùng cái kê (cơ) hình thức giống như ngọc cơ của đạo Cao Đài.

4.  Những vị giáng bút tại đàn Hạc Châu như Vân Hương Thánh Mẫu, Quan Âm Bồ tát, Trần Hưng Đạo Vương, Quan Thánh đế quân, Châu Xương, Trưng Vương . . .lại là những vị thường giáng cơ trong đạo Cao Đài sau này.

5.  Về cách tổ chức thiện đàn, từ năm 1911 Văn Xương đế quân đã giáng bút chỉ thị cách bày đàn ( cách thờ) : trên hết, chính giữa đặt tôn vị Ngọc Hoàng; ngoài ra còn thờ Dao Trì Vương mẫu, Quan Âm Bồ tát và Vân Hương Thánh mẫu, Trần Hưng Đạo Vương, chư thần, nữ thần Việt Nam . . .

6.  Thơ ca giáng bút trong Kinh Đạo Nam, nhất là của Đức Vân Hương Thánh Mẫu đều có văn phong tương tự như các thánh giáo của Ngài qua cơ bút Cao Đài. Các nhà nghiên cứu văn học uyên thâm đều nhìn nhận rằng đó là những tác phảm văn chương tuyệt bút, đạo lý sâu xa mà người thường như những vị lập đàn phụ tiên thời ấy không thể nào sáng tác được.

7.  Nội dung của Kinh Đạo Nam là kinh khuyến thiện, lại thể hiện tinh thần phát huy văn hóa đạo đức dân tộc rất đậm nét, khiến người đọc nhớ đến quyển Minh Thiện Chơn Kinh do Đức Vân Hương Thánh Mẫu giáng cơ chủ trì, cùng với chư vị thánh mẫu và nhiều vị thần tiên khác tả kinh dạy đạo cho nữ phái. Minh Thiện Chơn Kinh in năm Kỷ Hợi 1959, có xuất xứ tại Ngọc Linh Thánh Tịnh (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên (độc giả có thể tham khảo kinh này trên website http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/minhthienchonkinh )

8.  Cần ghi nhận thêm rằng từ cuối TK.19 đến đầu TK.20 đã xuất hiện Ngũ Chi Đại Đạo tại miền Nam (Minh Sư [1863], Minh Đường [1908], Minh Thiện [1917], Minh Lý [1924], Minh Tân [1925]) mà nhiều vị chân tu có mối quan hệ đặc biệt trước khi trở thành môn đệ Đức Cao Đài Thượng Đế từ năm 1920 về sau. Nhất là qua cơ bút của các Chi Minh Thiện, Minh Lý, Mimh Tân.

Giới nghiên cứu, học giả đọc quyển kinh Đạo Nam đều cho là kinh lạ, vì hiếm gặp hơn các kinh Đạo giáo hay Phật giáo truyền từ phương Bắc trong những thế kỷ trước. Hơn nữa lại là kinh do thần tiên giáng bút trực tiếp tại Việt Nam bằng văn chương phi phàm trong những thập niên đầu TK.XX, từ các thiện đàn tổ chức rất nghiêm cẩn với mục đích xiển dương đạo đức, đề cao truyền thống yêu nước, bảo vệ tổ quốc dân tộc, khác hẳn những hiện tượng mê tín đồng bóng bất chính, vụ lợi . . .

Nhưng nếu độc giả đã có dịp đọc những quyển kinh của cơ bút Cao Đài mà nội dung chẳng những khuyến thiện, còn truyền đạt giáo lý Tam giáo, thuyết nhân bản đại đồng, cứu cánh tiến hóa toàn diện nhân sinh lẫn tâm linh của con người chính danh, thì sẽ thấy những kinh như kinh Đạo Nam không phải là kinh lạ, mà còn ngạc nhiên trước những quyển kinh hay thánh giáo bằng văn thơ tuyệt bút của thần tiên giáng điển để mở ra một nền Tôn giáo mới, nói chính xác hơn, nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) hầu giác ngộ và cứu độ nhân lọai bằng Thiên đạo đại thừa.◙
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây