Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trước đây, ngay từ những năm đầu của đạo Cao Đài, một số sách báo khi viết về những "tiên ...
-
THÁI hoà xuân khởi Phục[1] và Lâm, THƯỢNG trí[2] gieo trồng khắp cõi tâm; LÃO noãn non già theo đúng độ, QUÂN bình ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ ...
-
Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 04-01-Quí Mão (02/1975)
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...
-
Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...
-
Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...
-
"Văn hóa đạo đức có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh ...
-
Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn ...
-
Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ ...
Khánh Linh (Tuanvietnamnet)
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/07/2011
Con người cần trở về với đức tin
Sáng 16/5/2010 (tức ngày 3/4 năm Canh Dần), Tuần Văn hóa Phật giáo 2010 đã chính thức khai mạc tại Huế. Tuần Việt Nam vừa có cuộc trao đổi với Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba nhân sự kiện này.
Người Việt rất chăm thực hành tôn giáo, tín ngưỡng
- Sau hơn 2 năm sống và làm việc với rất nhiều chuyến đi đến mọi miền đất của Việt Nam, ấn tượng của ông về văn hóa Việt Nam có thay đổi nhiều so với khi ông mới đến đây không?
Chừng ấy năm tiếp xúc với con người Việt Nam, tôi thật sự bị thu hút bởi 3 khía cạnh của văn hóa Việt.
Đầu tiên là âm nhạc và những điệu múa, Quan họ là một ví dụ. Các bạn có rất nhiều loại hình âm nhạc truyền thống, sử dụng những nhạc cụ rất Việt Nam khiến người nước ngoài như tôi bị cuốn hút.
Thứ đến là cộng đồng dân tộc. Tôi đã đến nhiều vùng miền, và rất thích thú với sự hiện diện mạnh mẽ của rất nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số tôi có dịp tiếp xúc. Họ giữ được những nét văn hóa rất riêng, không bị trộn lẫn. Người nước ngoài chắc chắn bị "cuốn" bởi những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ với rất nhiều màu sắc (trang phục đàn ông thì không đẹp như thế!)
Điểm cuối cùng chính là sự thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Không chỉ Phật giáo và Thiên chúa giáo mà tín ngưỡng dân gian được người Việt thực hành rất thường xuyên. Người Việt không chỉ đến chùa, mà còn đến rất nhiều đền, miếu, phủ... để cầu hạnh phúc, cầu có thêm nhiều tiền, cầu vượt qua được kỳ thi. Tôi rất bất ngờ với việc tôn giáo, tín ngưỡng hiện diện mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày ở đất nước các bạn. Nhiều người đến chùa, nhưng cũng chính những người đó cùng lúc cũng đến đền, phủ nữa. Thậm chí rất nhiều nhà không chỉ có bàn thờ ông bà mà cả bàn thờ Phật, thờ thổ địa. Người dân cũng cầu ông bà, cầu Phật, cầu thổ địa để có sức khỏe, có tiền tài... .
Điều này hoàn toàn khác biệt với việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ở Nhật Bản. Đa số người Nhật theo Đạo Phật và Thần Đạo - tín ngưỡng dân gian của người Nhật - nhưng chúng tôi rất ít khi đến chùa hay đền, chỉ khi có dịp gì đó quan trọng chúng tôi mới đến. Chính sự khác biệt này khiến tôi rất muốn tìm hiểu sâu hơn về đời sống tinh thần của người Việt.
Người Nhật rất ít lên chùa
- Thưa đại sứ, nhiều người đã biết đến những nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản như tinh thần võ sĩ đạo, trà đạo, hay tình yêu của người Nhật với hoa anh đào... nhưng không nhiều người biết Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản, đến con người Nhật Bản ra sao?
95% người Nhật được xem là theo Đạo Phật, nhưng chúng tôi không thực hành đạo Phật trong đời sống hàng ngày. Nhiều người còn chẳng hiểu gì mấy về đạo Phật, dù vẫn được xem là theo đạo Phật. Chúng tôi đến chùa chỉ 1, 2 lần trong năm để cầu mong điều gì đó hoặc đến đóng góp chút tiền.
Bởi thế, câu hỏi đạo Phật có ảnh hưởng thế nào đến văn hóa Nhật Bản, con người Nhật Bản, thì chỉ có thể nói rằng: sâu thẳm trong tâm hồn chúng tôi, chúng tôi tin mình theo đạo Phật, theo giáo lý của đạo Phật. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi thực hành Phật giáo trong đời sống hàng ngày. Ở Nhật cũng không có nhiều nhà sư sống ở chùa, còn phần lớn chúng tôi chỉ đến chùa 1, 2 lần trong năm.
99% người Nhật được xem là theo Thần đạo. Thật ra, Thần đạo trong suy nghĩ của nhiều người Nhật không hẳn là một tôn giáo với hệ thống triết lý bài bản, mà giống như cách sống, cách nghĩ của người Nhật nhiều hơn.
Chúng tôi cũng không thực hành Thần đạo hàng ngày, thậm chí còn ít hơn thực hành Đạo Phật, bởi số lượng đền thờ còn ít hơn số chùa nữa. Chúng tôi có thể đi bộ 10, 15 phút đến một ngôi chùa, nhưng chúng tôi phải lái xe 1, 2 tiếng mới đến được đền.
Trong trái tim của phần lớn người Nhật, đạo Phật và Thần đạo cùng hiện diện, không có sự mâu thuẫn nào.
Vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời như đám cưới, đám ma, chúng tôi sẽ tiến hành các nghi lễ theo cách của đạo Phật, hoặc Thần đạo.
Ít mộ đạo vì ngày càng nhiều lựa chọn hơn
- Còn khi một đứa trẻ mới sinh ra thì sao, thưa ông?
Ồ, đây là một câu hỏi thú vị. Cũng là một truyền thống, dù không phải bắt buộc, người Nhật sẽ đưa con đến chùa trong tháng đầu tiên để làm lễ cảm tạ Phật, để cầu mong đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Đứa trẻ sẽ mặc kimono trong nghi lễ đặc biệt này.
Có thể nói, người Nhật chỉ thực hành đạo Phật trong những nghi lễ quan trọng của cuộc đời. Điều này có vẻ khác với đạo Phật nguyên gốc, không có nghi lễ truyền thống nào của đạo Phật dành cho đám cưới, đám ma cả. Nhưng đó chính là cách đạo Phật ở Nhật song hành với đời sống hiện đại.
Ảnh: bacgiangonline.net
Chúng tôi cũng có những nghi lễ theo phong cách của Thần đạo, theo phong cách Thiên chúa giáo, và mỗi người sẽ chọn phong cách mà mình muốn. Nước Nhật khá cởi mở về phương diện tôn giáo, chúng tôi chấp nhận nhiều tôn giáo khác nhau.
- Phật giáo Nhật Bản đương đại có khác nhiều so với Phật giáo Nhật Bản cách đây 50 năm không?
Tôi vẫn còn nhớ cha mẹ tôi thực hành đạo Phật nhiều hơn bây giờ. Cha mẹ tôi mời các nhà sư đến nhà để làm lễ trong 1, 2 tiếng, và trả tiền chọ họ. Điều này không diễn ra trong đời sống hiện tại nữa. Có 5, 6 tông phái Phật giáo khác nhau ở Nhật, 50 năm trước người Nhật biết rõ họ theo tông phái nào, nhưng hiện nay lớp trẻ không biết, điều đó cũng không còn quan trọng với họ. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy người Nhật ít mộ đạo hơn trước đây.
Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bí ẩn
- Ông lý giải thế nào về việc người Nhật ít tin vào tôn giáo hơn?
Dường như người hiện đại tin và phụ thuộc nhiều hơn vào khoa học, kỹ thuật. Dường như đây là tôn giáo mới của chúng ta, khi chúng ta được học về những thành tựu khoa học, kỹ thuật từ trong nhà trường, nên ta cảm thấy không còn nhiều "bí mật" trong cuộc sống nữa. Ít bí mật hơn nên cũng ít niềm tin hơn chăng?
Riêng tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải quyết mọi chuyện bằng khoa học kỹ thuật được. Càng phát triển khoa học kỹ thuật, tâm hồn chúng ta càng cần niềm tin để giữ được sự cân bằng. Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bí ẩn. Tôi không dám chắc sẽ có những tôn giáo mới ra đời, hay chúng ta sẽ trở lại với những tôn giáo truyền thống. Nhưng chúng ta sẽ không thật sự thỏa mãn nếu chỉ phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật.
Giới trẻ ngày càng ít tin vào bản thân mình
- Phải chăng giờ đây chúng ta tin vào bản thân nhiều hơn, nên không cần đến niềm tin tôn giáo nữa?
Tôi lại nghĩ ngược lại. Chẳng hạn ở Nhật Bản bây giờ, giới trẻ ít tin vào bản thân hơn trước rất nhiều.
Họ không tự tin khi sống một mình, mà phải tham gia các hội, nhóm, họ luôn phải nói chuyện với những người bạn, gọi điện, gửi và nhận tin nhắn... Người Nhật Bản hiện đại, nhất là giới trẻ, sợ cô đơn, họ cảm thấy không yên ổn. Họ cần chia sẻ thông tin, chia sẻ cảm xúc với ai đó.
Hiện tượng này đang ngày càng nghiêm trọng, tôi nghĩ không chỉ ở Nhật Bản. Đó có lẽ là sự yếu đuối trong con người, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta cần nhiều hơn những mối quan hệ để cân bằng cuộc sống. Về điểm này, tôi cảm thấy người Việt rất giỏi đấy.
Chúng tôi đã có nhiều nỗ lực để quảng bá
- Nhật Bản luôn được nhắc đến với vai trò là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Còn vai trò của một đối tác văn hóa thì sao? Trong nhiệm kỳ làm đại sứ, ông có nghĩ văn hóa sẽ đóng vai trò lớn hơn không? Ông đang và sẽ làm gì để hai nước hợp tác sâu hơn về văn hóa?
Chúng tôi đã có nhiều nỗ lực để quảng bá văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam qua những đêm nhạc, nghi lễ trà đạo, lễ hội hoa anh đào... Nhưng nguồn tài chính dành cho các sự kiện này còn hạn chế nên chưa được quảng bá nhiều như các sự kiện kinh tế. Dù thế các bạn trẻ ngày càng đến các lễ hội văn hóa Nhật Bản nhiều hơn.
Tôi nhận thấy còn rất thiếu những phim truyện hay phim truyền hình Nhật Bản được trình chiếu trên truyền hình Việt Nam. Rất nhiều phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc được trình chiếu, nên người Việt Nam biết nhiều về văn hóa của hai quốc gia này hơn văn hóa Nhật Bản. Nhiều người Việt Nam còn kể với tôi họ rất thích phim truyền hình "Osin" được chiếu trên truyền hình hàng chục năm trước. Đó là cách giới thiệu văn hóa, đời sống Nhật Bản rất hữu hiệu. Hiện chúng tôi vẫn có nhiều phim truyền hình, phim truyện hay, nhưng lại thiếu nguồn tài chính để đưa những bộ phim này sang giới thiệu với Việt Nam.
Tôi rất hạnh phúc vì hai bộ phim Nhật sẽ được giới thiệu trong Tuần văn hóa Phật giáo lần này, "Quái đàm" và "Người đưa tiễn". Một phim truyền thống, một phim hiện đại, hy vọng sẽ đem đến cho khán giả một cái nhìn thú vị về văn hóa Nhật.
Tác giả: Khánh Linh
Bài đã được xuất bản.: 16/05/2010 13:30 GMT+7