

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
9. TU KỶ 修 己 – ĐÃI NHÂN 待 人 191. Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện ...
-
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...
-
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, ...
-
Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông ...
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...
-
Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ; Từ rừng già dựng ...
-
Tóm lược. Dựa trên những nét đẹp đạo đức trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp ...
-
Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia ...
-
Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/01/2012
Quyền Pháp - tình thương và sự sống

Theo giáo lý Đại Đạo, chữ "Pháp" trong "Quyền Pháp" có liên quan đến sự sống. Vậy chúng ta có thể hiểu điều này như thế nào?
Trước hết, cần có một cách hiểu tổng quát về sự sống. Dựa trên những khái niệm của sinh học, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về sự sống như sau: Sự sống được hình thành từ một hoặc nhiều đơn vị cơ bản được gọi là tế bào; đó là một hệ thống mở, trao đổi năng lượng và thông tin một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài, kèm theo việc duy trì và tái tạo tích cực cấu trúc đặc thù của hệ thống đã sản sinh ra mình.
Ví dụ ở thực vật, một cơ thể sống hoàn chỉnh được hình thành bằng sự tập hợp nhiều tế bào.Các tế bào này là đơn vị tạo nên các cơ quan khác nhau (rễ, thân, lá, hoa), cùng đảm nhiệm các chức năng khác nhau . Là sinh vật dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng, thực vật trao đổi năng lượng với môi trường ngoài bằng cách lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp: hấp thu CO2 và tạo ra O2, làm tăng cường nguồn O2 cho sinh quyển..
Sự trao đổi năng lượng này có thể được thấy rõ hơn nữa ở động vật. Vì động vật là sinh vật tiêu thụ nên O2 là nguồn không thể thiếu trong hoạt động sống. O2 được lấy từ không khí ở môi trường bên ngoài hoặc từ H2O; đây là quá trình thở. Nơi chứa O2 trong cơ thể động vật cũng rất đa dạng: ở động vật có vú gọi là phổi, ở cá gọi là mang, ở thực vật thì có khí khổng,…
Một đặc điểm quan trọng của sự sống là khả năng duy trì và tái tạo tích cực cấu trúc đặc thù của hệ thống đã sản sinh ra nó. Tuổi đời của sinh vật là có hạn, nên chúng có khả năng duy trì các thế hệ tiếp theo bằng nhiều hình thức sinh sản – đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sự duy trì và tái tạo cấu trúc của cơ thể sống được thể hiện qua các loài sinh vật, từ bậc thấp đến bậc cao. Một ví dụ là quá trình sinh sản vô tính ở vi khuẩn.
Trong ý nghĩa tổng quát của sự sống, ngay cả những hệ thống như các nguyên tử cũng có đặc điểm này. Một nguyên tử có khả năng duy trì và tái tạo cấu trúc của nó theo thời gian. Khi nào không duy trì và tái tạo được cấu trúc của chính mình, nguyên tử sẽ bị hủy diệt.
Những ví dụ vừa nêu đã minh họa ba đặc điểm tổng quát của sự sống:
- được hình thành từ một hoặc nhiều đơn vị cơ bản được gọi là tế bào;
- là một hệ thống mở, trao đổi năng lượng và thông tin một cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài,
- có khả năng duy trì và tái tạo tích cực cấu trúc đặc thù của hệ thống đã sản sinh ra mình.
Đây là ba đặc điểm của sự sống theo ý nghĩa tổng quát, kể cả ý nghĩa đạo học, chứ không giới hạn trong ý nghĩa sinh học. Mỗi vật trong vũ trụ, một khi đã được tạo ra, thì hoặc là nó tiếp tục tồn tại, hoặc là nó bị hủy diệt. Nếu như nó tồn tại (tức là không bị hủy diệt), thì nó đều có cả ba đặc điểm vừa nêu. Do đó, sự tồn tại của một sự vật luôn tuân theo cách thức mà ta gọi là sự sống.
Chữ "cách thức" mà ta vừa nhấn mạnh ở đây còn được giáo lý Đại Đạo gọi là "Pháp" (phương pháp, giải pháp). Khi nói "Pháp là sự sống", ta có thể hiểu một cách đơn giản: Để một vật tồn tại trong vũ trụ, phương pháp hay giải pháp duy nhất là nó phải sống. Như vậy, đối với mỗi cá thể, sự sống của bản thân nó chính là "pháp". Đây là một quy luật mà dù ở bất kỳ một đẳng cấp nào, cương vị nào – từ một nguyên tử, hay những loài sinh vật thấp nhất (cấu tạo từ một tế bào) cho đến đến cao nhất (như con người) – cũng đều phải tuân theo. Riêng đối với con người, nếu biết "sống" cho đúng nghĩa là con người, thì sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được sự sống của mình. Khi đó, con người sẽ thấy rõ: cái Pháp "biết sống" này cũng chính là giải pháp cho sự tiến hóa của bản thân mình, và của cả vạn vật.
Con người là tế bào sống của một cơ thể sống to lớn hơn. Cơ thể sống ấy là xã hội. Trong cơ thể xã hội, hành xử của mỗi tế bào như vậy đều tạo một ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể. Ví dụ, nếu một nhà giáo không làm đúng thiên chức của mình thì sẽ làm hủy hoại một hoặc nhiều thế hệ, làm cho xã hội suy đồi về đạo đức, chẳng những hôm nay mà cả ngày mai nữa. Ở phần sau, khả năng ảnh hưởng này sẽ là một phần trong ý nghĩa của chữ "Quyền" trong Quyền Pháp; nghĩa là mỗi cá nhân đều có một "Quyền" nào đó trong việc chi phối toàn bộ cơ thể xã hội.
Trong một cơ thể sống của xã hội bao gồm nhiều con người, "Pháp" ở đây còn là kỷ cương, trật tự, quy tắc, điều luật, pháp chế,… chung của xã hội. Đó là những nguyên tắc mà mọi cá nhân đều phải thi hành, với mục đích hướng đến sự hoàn thiện bản thân, để cùng nhau duy trì sự hòa hiệp chung của toàn xã hội. Ví dụ, mỗi người tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều phải tuân thủ luật lệ giao thông. Không có sự tuân thủ ấy thì không thể có được sự điều hòa trong hoạt động xã hội, và xã hội không thể duy trì được đời sống của mình; mà đã vậy thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển.
Tóm lại, để có thể tự bảo tồn lấy mình, mỗi cá thể phải biết sống, tức là phải biết tuân thủ những định luật, điều lệ, quy tắc nhất định của vũ trụ và xã hội. Cách thức bảo tồn này được gọi là Pháp. Như vậy, Pháp chính là sự sống.
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/quyenphap