

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
"Ngũ Liên Huờn Thi" là năm bài thơ thất ngôn bát cú, sáng tác của Chánh Phối Sư Ngọc Hường ...
-
Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013
-
CONCISE ENGLISH-VIETNAMESE GLOSSARY OF CAODAISM * LÊ ANH MINH abstinence: kiêng (tiết chế).– sexual abstinence: tiết dục.– to abstain from alcoholic drink: ...
-
Tóm lược. Dựa trên những nét đẹp đạo đức trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp ...
-
Chúng ta sống trong cõi nhị nguyên đầy khổ đau nhân quả nhưng cùng lúc chúng ta cũng sống trong ...
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày CQPTGL vào Giao Thừa Năm Đinh ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm 01 tháng 01 Quí Hợi THI ĐÔNG mãn xuân sang ấy ...
-
1. Đức Nhân Xã Hội Hóa Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa ...
-
"Thiêng Liêng thường nói: Cõi đời là chốn phù du, là sông mê, là giả tạm. Đừng ai quá chấp ...
-
I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai ...
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
Biến Hoá kinh, viết vào khoảng năm 612 sau CN (thời Tùy Dạng Đế) cho rằng Lão Tử chẳng những ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Chơn truyền là đâu ?
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa . . . con người thời đại bắt đầu tự hỏi "chân lý là đâu, chân truyền là đâu?"
Thiển nghĩ người học đạo không cần lý thuyết cao xa cũng có thể giải đáp câu hỏi nầy.
– Trước nhất chỉ ra nơi tìm chân lý đó. Nó ở ngay nơi bản thân mỗi người, vì làm người ai cũng có cái tâm và cái thân. Vấn đề là ta có làm chủ được thân tâm không. Tâm nhiều ham muốn thì thân vất vả hao mòn; thân quá gian nan thì tâm đau khổ. Phép trị tâm là trừ thị dục; phương trị thân là sống tiết độ. Xưa nay các thánh nhân, giáo tổ cũng không nói khác.
– Nhưng con người là một chủ thể xã hội. Dù muốn dù không, đương nhiên con người có những quan hệ gia đình, xã hội thường xuyên trong đời sống. Muốn có sự an lạc, không thể chỉ lo cho bản thân. Nhân nghĩa, chính trực sẽ tạo nên môi trường xã hội tốt đẹp để có cuộc sống hạnh phúc.
– Hơn nữa, giá trị cao cả của con người là hoàn thành nghĩa vụ làm người. Đời người không chỉ để sống, để hưởng thụ mà phải học tập, làm việc để xây dựng xã hội đương thời và để lại di sản cho tương lai.
– Nói rộng ra thì cái quý nhất của con người là tình người. Dù trong hoàn cảnh nào, với khả năng nào, tình người đều đem đến kết quả tốt cho bản thân và tha nhân. Tình người nối kết mỗi con người
với cộng đồng nhân loại.
– Nhưng con người toàn diện không chỉ có cuộc sống nhân sinh, con người đã đạt đến nấc thang tiến hóa có
tâm linh thần diệu. Chính tâm linh của con người nối liền con người với vũ trụ, với tình bác ái vô biên. Nếu các lớp vỏ thể xác, dục vọng, tình cảm, tri thức của con người còn bao bọc tâm linh, thì con người không thể vượt ra ngoài phạm vi bản ngã thế nhân. Chiếc chìa khóa chân truyền nằm trong một thể xác tịnh khiết, một tâm hồn vô tư vô ngã. Và hãy thực hành mới thấy chân lý.
Các giáo tổ thánh nhân đã đạt đến chân lý ấy trước khi có kinh kệ, giáo lý, giáo đường. Đó chỉ là phương tiện hướng dẫn con người tự tìm chân lý nơi chính mình, nếu lấy phương tiện làm mục tiêu, khác nào giam hãm tâm linh thêm một lần nữa!
Nhưng Đức Thượng Đế không yên lòng trước những thử thách quá lớn lao trong nội tâm con người. Đức Ki-Tô từng nói "Hãy xin, thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho." (Mathieu, 7:7). Đến thời đại nầy Đức Chí Tôn lại phán:
Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình.