Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
Trong các Đạo học gia đời Tống (960-1279), Chu Liêm Khê 周 濂 溪 (1017-1073) và Thiệu Khang Tiết 邵 ...
-
Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng ...
-
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...
-
Nepal tìm thấy tranh Phật. Việc tìm ra những bức tranh Phật được cho là có liên quan đến một ...
-
Lão Giáo /
Nói đến Lão giáo, người ta nghĩ ngay đến đường lối tu hành theo Tiên Đạo, là cách tu ẩn ...
-
Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh hết sức rực rỡ. Đáng lẽ từ khi loài người ...
-
Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 04-3 Quí Sửu (06-4-1973)
-
Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...
-
Tâm sự của mùa Xuân Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010
Tranh Đông Hồ
Đặc điểm in ấn
Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều.
Giấy in và màu sắc
Bài thơ Bên kia Sông Đuống của Hoàng Cầm viết: "...tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp..". Nét dân gian đáng yêu của tranh Đông Hồ quả thực cũng nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (có lẽ là bột nếp nấu lên) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng, có ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan), xanh (gỉ đồng), đỏ (hoa hòe), v.v.. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
Nội dung tranh
Nội dung tranh phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa- Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm Bảy bức tranh gà), tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sáo, Nhà Nông... Với các tranh có phần chữ Hán đi kèm thì ý nghĩa sáng tỏ hơn bao giờ hết. Ví dụ như tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc có chú thích chữ "nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ!
Các tranh khác, đặc biệt là tranh sinh hoạt thì có nhiều cách giải thích hơn, cho tới nay có những cách phân tích khác nhau hoàn toàn (ví dụ tranh Đánh ghen)
Thay đổi gần đây
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế với tranh Hàng Trống và tranh Đông HồTranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình học. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thế (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy thế tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.
Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là:
Có một thời chữ Hán (và chữ Nôm) bị coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục bỏ cho đỡ rách việc. Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự ấy nên tự ý bỏ đi.
Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại tam sao thất bản, đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì. Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung quốc, có những tranh mà cả 2 nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.