Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và ...
-
Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...
-
Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo. Quan niệm này đã được ...
-
Xướng : " Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu, Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu; Chuốc chén kim tượng cùng thế ...
-
Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu. Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm ...
-
Trong huấn từ của Đức Chí Tôn do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc ngày 29-02 Mậu ...
-
Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ ...
-
Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...
-
Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...
-
Phú Quốc là một hải đảo lớn ở miền Nam nước Việt (rộng 567km2, cách Hà Tiên 40km) nằm trong ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...
SUU TAM
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/11/2021
NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 08 -11-2021
Thánh ngôn
“Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải và bảo tồn. . . . Thượng Đế chính mình giáng trần chọn lựa nguyên nhân thánh thiện trao gởi quyền pháp để phổ độ toàn linh xiển dương chánh pháp cho Đại Đạo lập thành, thế giới mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. Một hành vi rất giản dị mà lý huyền nhiệm khôn lường. Nếu chẳng phải chánh tâm tu kỷ thì khó tìm ra chánh lý để chứng quả Thiên tôn.” ( Đức Di Lạc Thiên Tôn, Tuất, 2.01.C.Tuất (7.2.70) tr.2)
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm
MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI?
Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, mới đây đã thực hiện một bảng thống kê gọi là “Good Country Index” (1) để đánh giá khả năng đóng góp cho nhân loại dựa theo thông tin của Liên Hiệp Quốc và World Bank. “Good Country Index” phân tích đóng góp của 125 nước trên các mặt khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe. . .
Điều chúng ta lưu ý ở đây, bản thống kê đã cảnh báo là Việt Nam là nước có mức “đóng góp cho nhân loại” được xếp hạng áp chót, chỉ trên Libya (tức 124/125).
Đánh giá nêu trên, trước khi nêu lên những lý do khách quan này khác, khiến mỗi người Việt Nam chúng ta sẽ tự hỏi, cá nhân mình và dân tộc mình có thể đóng góp được gì cho nhân loại, hay vì ta không hề đóng góp nên có kết quả như thế?
Thật ra, không riêng gì người VN, phần lớn người dân nước nào, sinh ra và lớn lên đều có cơ hội đóng góp cho nhân loại ít nhiều ở các phương diện khác nhau.Đối với một cá nhân, được học hành đàng hoàng, biết vâng lời cha mẹ, hòa ái với anh em, lớn lên có một nghề làm ăn lương thiện, đương nhiên làm tròn bổn phận đối với chính mình, với gia đình và góp phần xây dựng xã hội.
Những nhà giáo dục đào tạo, dù ở VN hay các nước phát triển khác, ở vùng sâu, vùng xa hay thành thị, giảng dạy cho bất cứ cấp lớp nào đều là những người xây dựng con người, trong đó đã và đang có những hạt nhân trở thành nhân tài phục vụ dân tộc và cả thế giới. Việt Nam không thiếu những nhà khoa học, nhà phát minh, nhà văn hóa, văn học, nghệ thuật . . .được quốc tế tôn vinh.
Những nhà cách mạng giải phóng dân tộc, nhà đấu tranh cho nhân quyền chí đến người chiến sĩ yêu nước chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc đều đóng góp cuộc đời và cả tính mạng cho hòa bình và phát triển của nhân loại nói chung.Đặc biệt, tác giả Simon Anholt ghi nhận VN có thứ hạng tốt về Văn hóa (76/125). Thứ hạng này đáng ra còn cao hơn nữa nếu căn cứ chính xác vào những khám phá cụ thể di sản trên bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Đại Việt. Do đó, tuy về mặt kinh tế hay khoa học công nghệ, do hoàn cảnh lịch sử khắc nghiệt, VN chưa có tỉ lệ đóng góp cao cho thế giới nhân loại, nhưng về văn hóa, văn học, tư tưởng minh triết, nghệ thuật nhân văn, VN đã và đang trao cho nhân loại một gia tài đồ sộVề mặt tín ngưỡng và tôn giáo, VN là một nước đa tôn giáo, có nhiều tôn giáo nội sinh và ngoại nhập, tất cả đều thấm nhuần tính dân tộc, tôn trọng đức tin hướng thượng của nhau và đoàn kết phát huy truyền thống đạo đức lâu đời của ông cha, xây dựng con người và xã hội hoàn thiện. Đặc biệt, truyền thống Tam giáo đồng nguyên của dân tộc V N đã đi vào nếp sống thực tiển hòa hợp nhân sinh-tâm linh xây dựng con người thăng tiến toàn diện nhập thế và xuất thế. Nhập thế có thế đạo, xuất thế có thiên đạo. Đó là thế quân bình nơi con người, mới có quân bình trong xã hội. Từ đó xây dựng được nền tảng hòa bình thế giới. Điều đó đã được minh chứng qua các triều đại cực thịnh Lý Trần trong Việt sử.
Xưa nay, các hệ tư tưởng ưu việt trên thế giới đều xem con người là một Tiểu vũ trụ. Mỗi rung động của một Tiểu vũ trụ thuần khiết đều lan tỏa trong toàn Đại vũ trụ. Thiền trượng Vạn Hạnh Thiền Sư dựng nên triều Lý. Phật đạo Trần Nhân Tông ba lần cứu nước. Ngọn lửa Thích Quảng Đức lật đổ chế độ độc tài. Tất cả những năng lực đó đều có sức ảnh hưởng tích cực vào cộng đồng nhân loại.
Ngày nay, Đức Chí Tôn Thượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam, vì lẽ công bình, muốn giao cho dân tộc này một sứ mạng vận dụng truyền thống đạo đức, thực hiện mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát” tức là cuộc đóng góp hi hữu cho hòa bình an lạc trên thế giới:
“ Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai;
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu bốn bể hòa hài từ đây.” (2)
Vậy, với đạo lý hiếu hòa cố hữu và lý tưởng đại đồng thiên hạ, mỗi người “dân Nam” đã và sẽ góp phần “Phục hưng tinh thần truyền thống cổ truyền của dân tộc dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại, để xây dựng một nguơn hội thái bình vĩnh cửu cho muôn người, tạo lập một Thiên đàng cực lạc tại thế.” (3)
Đóng góp cho nhân loại những giá trị văn hóa đạo đức có tính nhân văn siêu việt ấy, các nhà nghiên cứu khó có thước đo nào chính xác để xếp hạng Việt Nam giữa hàng trăm quốc gia khác.®
NHỮNG NÉT LỚN CỦA CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI.
1. Đức Nhân Xã Hội Hóa :
Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa đến nghìn sau.
Đức Nhân con người kỷ nguyên mới không phải chỉ là lòng trắc ẩn, lòng thương hai, là cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác.
Đức Nhân thời đại này là Đức Nhân Xã Hội Hóa, là thiện chí cải thiện con người, cải thiện xã hội để mỗi người đều có thể sống xứng đáng với cương vị làm người của mình.
(Ví dụ : - Ca sĩ Luciano Pavarotti trước đây được Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khen là "người dùng giọng ca của mình làm sứ giả hòa bình".
- Gương nhân ái của Mẹ Theresa mất ở Ấn Độ năm 1997.
- Ví dụ chương trình xóa đói giảm nghèo của các tổ chức từ thiện phi chánh phủ trên thế giới )
Thế nên Thánh giáo có dạy :
Vào cõi đời bảo sanh nhân nghĩa,
Cùng mọi người gieo tỉa tình thương;
Biết rằng thế sự vô thường,
Phải dùng cái đạo hằng thường dưỡng nuôi.
(Đức Đông Phương Chưởng Quản 15.6.C.Thân),
2. Đức trí toàn diện và nhất quán với định hướng xây dựng tiến bộ:
Kỷ nguyên mới sẽ cung cấp cho con người vô số kiến thức. Nhưng kiến thức toàn diện không phải là tri thức đa tạp, hỗn độn mà nó phải xác định được các nguyên lý để ứng dụng sao cho con người phát huy được nhân văn, nhân tính, đạt được cuộc sống an lạc - tiến bộ.
Nên Thiêng liêng từng nói :
Nào Kim Cổ Đông Tây đủ mặt,
Dù dở hay chưa chắc ai toàn;
Chi bằng hợp trí mưu toan,
Họa may thấy được vinh quang thanh bình.
(Đạo Học Chỉ Nam )
3. Nhân cách Bình Hòa, không cực đoan, không suy thoái.
Khoa học đã chứng minh qui luật quân bình hay cân bằng là điều kiện tồn tại và ổn định của vạn vật vũ trụ. :
Nên có Thánh giáo :
Tâm mất hẳn quân bình lẽ sống,
Còn biết đâu nòi giống thân yêu;
Quốc phong luân lý đỗ xiêu,
Đạo người như đã biến tiêu bao giờ !
(Đạo Học Chỉ Nam)
Nhà văn nữ PHAN VIÊT (đang là cư sĩ tại một chùa Thái Lan): “Thế giới không bao giờ hết việc theo đúng nhân quả, nó không bao giờ ngừng chuyển động, nó không ngừng xảy ra, nó không bao giờ ngừng thị hiện” - […]
Chỉ cần nhìn kỹ vào thân tâm mình thôi, sẽ thấy thế giới này không có cái bất hạnh, mà chỉ là mình cảm thấy bất hạnh. Thực hành sống bằng cái thiện, cái trong, cái sáng, cái thẳng thì sẽ nhận ra bất (không) bất hạnh, cả Covid-19. [‘ . . .]
4. Tính đại đồng hợp tác đa phương:
Ngày nay "đại đồng" không còn là một chủ thuyết hay giáo thuyết mang tính chất đạo đức truyền thống, tính nhân đạo đơn thuần mà nó đã trở nên qui luật tồn tại và phát triển.
Như thế, nếu không hợp tác với cộng đồng thì không tránh khỏi thất bại…
Đời là nơi rồng mây tiến hóa,
Người vào đời chọn ngả chánh trung;
Thế gian góp mặt thư hùng,
Điểm tô non nước, vẫy vùng rồng mây.
(Đức Giáo Tông Vô Vi,14.2. C.Thân)
5.Tôn trọng và phát huy nhân bản :
Nhân bản là tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa con người với những gì, những ai trong chiều dài lịch sử, un đúc nên con người mình, tạo thành một chủ thể "Người" với đầy đủ các bản sắc nhân văn của gia đình, dân tộc và nhân loại.
Nên thánh giáo Cao Đà có viết:
Người nên người là chủ lấy thân;
Người xứng người đứng trong hoàn vũ,
Người là muôm mặt cân phân,
Lý tình gồm đủ, hình thần câu diêu.
(Đạo Học Chỉ Nam)
CUỘC THÁCH ĐỐ
Kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên The New York Times ngày 26/6 cho thấy virus Corona đã từng xuất hiện từ cách đây 20.000 năm, gây ra đại dịch nghiêm trọng tại khu vực hiện nay là Đông Á.
Theo nghiên cứu, dịch bệnh này đã hoành hành nghiêm trọng và để lại dấu tích trên ADN của các thế hệ ngày nay.
Qua nhiều thế hệ, virus có thể gây ra những thay đổi lớn trong bộ gene người, do đó các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nói trên đã tìm kiếm các biến thể gene trong bộ gene người để tái hiện lịch sử chuyển biến của các chủng virus.
[Giới khoa học phát hiện "gót chân Achilles của virus SARS-CoV-2"]
Nghiên cứu chỉ ra rằng có những dấu vết cho thấy người dân sống tại khu vực Đông Á đã thích nghi với một chủng virus corona từ thời cổ đại và các gene của họ phát triển đột biến kháng virus từ khoảng 20.000 đến 25.000 năm trước đây.
Theo các nhà khoa học, bộ gene người thay đổi thì virus cũng có thể tiến hóa theo do các protein của chúng phát triển để vượt qua hệ thống phòng vệ của vật chủ.
Báo The New York Times cho biết: "Trong 20 năm qua, có 3 chủng virus corona đã thích nghi để lây nhiễm ở người và gây ra những bệnh hô hấp nghiêm trọng, đó là: dịch bệnh COVID-19, Hội chứng hô hấp cấp (SARS) và Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS).
Các nghiên cứu về từng chủng virus corona này chỉ ra rằng chúng đã lây nhiễm sang cơ thể người từ dơi hoặc loài động vật có vú khác"./.
Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)
CUỘC THÁCH ĐỐ
Ngươi dám đóng lại khung trời Đại Đạo,?
Có biết từ đâu ngươi đã sinh ra?
Cái nốt bụi được mặt trời chiếu xạ,
Bỗng âm dương thiết tha tình vi diệu,Mà âm thầm không ý không lời không tiết điệu,
Chỉ tự cảm một tình yêu hạt giống,
Sinh sinh, thành thành nguồn sinh thành chuyển động,
Tuyệt diệu thay cái triển vọng thành người,
Hạnh phúc thay mới mở mắt chào đời,Nguồn sũa mẹ ấm nồng từng giọt ngọt,
Thật vô tư ngay những khi cười khóc,
Khi ấm lòng vào giấc ngủ thần tiên,
À ơi, con lớn ,lớn nhanh vào với cuôc nhân duyên,
Con trang trải để lòng nhân mở rộng,
Con sẽ biết ý nghĩa thiêng liêng cuộc sống,
Là đem vui bớt khổ cho đời,
Lẽ sống ấy hiểu ra là lẽ đạo rồi,
Sống tự nhiên như lòng trời bác ngác,
Được làm người, được biệt phân thiện ác,
Trải kiếp kiếp mới thành mới đạt thế tôn,
Chớ vội tưởng trong trời đất chẳng ai hơn,
Quên nguồn gốc xuất sinh từ linh khởi,
Cao ngạo lắm ngỡ vun tay thành tên tuổi,
Mất nhân bản, rời rã những tin yêu,
Chớ vọng tưởng sẽ lên ngôi thiên triệu,,
Cuộc tiến hóa, đời thật nhiều thách đố...
Ngày phần xét chánh tà đều tỏ rõ...
( Còn tiếp)
THIỆN CHÍ
___________________
(1) Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140627_good_country_index_comments.shtml
(2)Đức Chí Tôn, CQPTGL Đại Đạo, rằm tháng 2 Quí Hợi, 29-3-1983
(3) Trần Hưng Đạo,Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)