

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...
-
Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi ...
-
Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu ...
-
Thiện thư 善書 hay khuyến thiện thư 勸善書 (books of edification; morality tracts) là một đặc chủng trong thư tịch ...
-
TỪ GIÁ TRỊ TÂM LINH ĐẾN GIÁ TRỊ TÂM LINH SIÊU VIỆT Giá trị là điều mà con người quan tâm ...
-
Lễ sanh /
“Lễ Sanh là người có hạnh, lựa chọn trong chư môn đệ mà hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi ...
-
Niết bàn /
Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...
-
Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ ...
-
Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
HUỆ CHƠN
GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN VÀ KỆ HỒI HƯỚNG
GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN
VÀ KỆ HỒI HƯỚNG
(BBT. hiệu đính )
KINH THAM THIỀN(*)
KINH NGHĨA
Câu 1: Tham thiền giao cảm Phật Tiên.
Câu 2 : Cầu xin Thượng Phụ chứng miên tâm thành.
Câu 3 : Hào quang chiếu diệu điển thanh,
Câu 4 : Giúp cho tư tưởng con hành huyền công.
Câu 5 : Tham thiền hồn hiệp hư không,
Câu 6 : Hầu khi xuất vía, non bồng lần lên.
Câu 7 : Tìm ra lý chánh, luật thiên .
Câu 8 : Không làm tội lỗi, tham thiền phát minh.
Câu 9 - 10 : Ngồi yên cửu khiếu trong mình,
Mở mang thấu đáo, thông linh cơ mầu.
Câu 11-12 : Lòng thành tu luyện, khẩn cầu;
Ngọc Hoàng Thượng Phụ phép mầu độ con.
Câu 1 : Tham thiền hay vào tịnh là thực hành công phu điều thân, điều tâm, điều tức nhằm đạt đến sự giao cảm tâm linh với các đấng Thiêng liêng.
Câu 2 : Cầu xin Thượng Đế Đại Từ Phụ chứng minh lòng thành của đệ tử muốn đạt được sở nguyện ấy.
Câu 3 : Xin hào quang của Thầy chiếu điển thanh,
Câu 4 : Điển thanh Thầy sẽ trợ giúp cho tư tưởng của con lúc đang hành đạo pháp. ( Huyền công: huyền : sâu xa mầu nhiệm, chỉ pháp môn ; công : sự thực hành )
Câu 5 : Phép tham thiền giúp cho hồn hiệp vào hư không tức cõi thanh tịnh không còn vọng ý, vọng niệm.
Câu 6 : Được như vậy rồi chơn linh sẽ vượt lần lên Thượng giới.
Câu 7 : Trong Thượng giới, chơn linh mới hiểu thấu được chơn lý và qui luật của trới dất.
Câu 8 :Nhờ đó mà tránh xa việc tội lỗi và tham thiền có kết quả sáng suốt, có trí huệ.
Câu 9-10 : Cửu khiếu : ở đây chỉ chín khiếu ( khiếu : lỗ ; năng lực hiểu biết ) thuộc về tâm linh tương ứng với chín cung trong não bộ theo đạo học là : Nê huờn, Động phòng, Thiên đình, Thiên hoàng, Ngọc đế, Minh đường, Huyền đơn, Cực chân, Lưu châu.
Trong giờ công phu khi đọc bài kinh tham thiền đến chỗ này, ngồi yên, an định thân tâm rồi thì cửu khiếu của tâm linh sẽ được khai thông tuệ giác.
Câu 11-12 : Đệ tử đem lòng thành tu luyện theo đạo pháp;
Khẩn cầu Thượng Đế Đại Từ Phụ ban phép mầu độ dẫn cho con trong giờ tịnh này.
KỆ HỒI HƯỚNG(*)
KỆ
Câu 1-2 : Công đức tọa thiền lớn biết bao,
Phước lành hồi hướng đến nơi nao.
Câu 3-4 : Chúng sanh trầm nịch nguyền ra khỏi,
Nhập được huyền môn ngộ đạo cao.
Câu 5-6 : Nhứt thiết mười phương tam thế Phật,
Chư Tiên Bồ tát Ba la mật.
Câu 7: Tam đồ, bát nạn đặng minh tâm,
Câu 8: Sanh tử luân hồi đồng giải thoát.
Câu 1-2 : Công đức lúc ngồi tham thiền rất lớn lao. Lớn ở chỗ thiền sinh thanh tịnh chuyên nhứt tiếp vận thần lực Thượng Đế đổ xuống cứu độ thế gian. Phước lành đó không chỉ riêng mình được hưởng mà nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sanh ở bất cứ nơi nào đồng hưởng để cải tà qui chánh.
Câu 3-4 : Nguyện cho cả chúng sanh đang đắm chìm (trầm : chìm; nịch : chìm đắm ) trong biển luân hồi sanh tử ra khỏi màn vô minh để vào được trường đạo pháp hầu ngộ đạo, chứng quả Bồ đề.
Chúng sanh gồm tám đẳng chơn hồn là : Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn,Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn,Phật hồn.
Câu 5-6 : Xin hồi hướng cho cả mười phương chư Phật ba đời: quá khứ -hiện tại-vị lai, cho chư Tiên, chư Bồ tát ... Tất cả đều được hưởng điển lành của Thượng Đế.
Câu 7: Tam đồ : đao đồ ( chết vì nghiệp gươm đao); thủy đồ ( chết vì nghiệp dưới nước); hỏa đồ (chết vì nghiệp cháy lửa ).
Bát nạn : Tám tai nạn : chiến tranh; trộm cắp; cướp bóc; đói khát; lửa cháy; bảo lụt; bệnh hoạn; dịch bệnh.
Nguyện cho tất cả thành phần có các nghiệp trên đủ sáng lòng mà vượt khỏi tai nạn
Câu 8 : Nguyện hồi hướng công đức nầy cho những kẻ còn trong vòng luân hồi sanh tử đều được giải thoát về cõi vĩnh hằng.
Huệ Chơn
(*) Xuất xứ bài kinh: Theo ĐT. Huệ Chơn, bài kinh Tham thiền do ĐT. Chơn Tâm, Co Bảo Pháp Chơn Quân sao lục, ở quyển Thánh Đức Chơn Kinh.
(*) Bài kệ Hồi hướng do Ơn T rên ban tại Minh Lý Thánh Hội Tam Tông Miếu.