

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...
-
Mùa tu Hạ chí năm Mậu Tý, chúng ta được giảng về hai chữ "quyết tâm". NGÀY 27.5.MẬU TÝ. Thế nào là ...
-
Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...
-
Đề tài : Tham thiền để nghiêm khắc phán xét bản thân M LTH, Tuất thời Mùng 2 Thánh 4 Kỷ ...
-
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp ...
-
PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...
-
Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến ...
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Khai Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn phán rằng : "Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo, Dụng huyền linh Đại ...
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010
Chùa Bà Thiên Hậu

Lịch sử
Chùa được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông quyên tiền và xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu liên tục vào các năm 1800, 1842, 1882, 1890 và 1916. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Quyển Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi lại: "Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, ghé Tây có Ôn Lăng Hội Quán."
Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sanh ngày 23 tháng 3 (âm lịch) năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Theo sự tích kể lại thì ngày hôm ấy cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, ép bà trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".
Lễ vía bà Thiên Hậu vào ngày 23 tháng 3 âm lịch là một trong những lễ hội lớn hằng năm của người Hoa ở Việt Nam.
Kiến trúc
Toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được mang từ Trung Quốc sang, nóc chùa có gắn đồ gốm diễn tả lại những phong tục ngày xưa bên Trung Quốc như "đả võ đài", "bái tổ vinh quy"... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Trong chánh điện còn 2 đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đại Quang năm thứ 10 (1830). Trung điện có bộ lư phát lam niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chánh điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D'Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách.