Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...


  • Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã ...


  • Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan, Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng ...


  • Khảo cổ học / Sưu tầm

    Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...


  • Khi các thiên thần từ giã các mục tử mà về trời, những người này bảo nhau : "Nào, chúng ...


  • Đề tài: Những chữ Tâm Huờn Cung Đàn,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 5 Ất Tỵ (14-6-1965)


  • Chùa Thần Quang (chùa Keo) / Võ Văn Tường và Huỳnh Như Phương

    Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban ...


  • Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

    . . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...


  • Khi nghiên cứu đối chiếu quan niệm các tôn giáo về thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể", chúng ta ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI VỚI DÂN TỘC / Phó Giáo Sư TS. Nguyễn Thanh Xuân

    Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...


  • THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU / Thiện Chí thuyết minh

    “ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...


  • “Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải ...


04/09/2007
Thiện Hạnh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/01/2010

Cư trần lạc đạo

Lẽ thường, trả nợ thì đâu phải là niềm vui thú hay sự phấn khích, mà là một điều miễn cưỡng, chẳng đặng đừng mà thôi. Do đó, theo giáo lý đạo Phật, con người nơi thế gian luôn bị chi phối trong vòng kềm tỏa bất tận của Tứ khổ là sanh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, giải thoát niết bàn lại phát sanh từ cội nguồn phiền não đau khổ nơi cõi trần gian nầy.

Điều đó nghe có vẻ nghịch lý, nhưng quả thật đúng như vậy. Vì thế, tuy con người phải lăn thân trong trần cấu, chịu nghiệp lực giăng bủa nhưng vấn đề là làm sao hành giả giữ được tâm hồn thanh tịnh an nhiên. Đó chính là tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc an vui trong hoàn cảnh khổ đau, phiền trược nầy.

"Tuy sống tại trần gian thể xác,

Mà tâm hồn siêu thoát thảnh thơi,

Vui câu lạc đạo trong đời,

Xác thân ở tục, hồn chơi Thiên Đình."Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH, 19-9 Tân Hợi (6-11-1971)

Cổ đức có câu: "Vi nhân nan đắc" hay "thiên hạ tối linh", hàm ý là sanh được làm người rất khó, vì con người đứng vào bậc linh tri nhất so với vạn loại trong mối tương quan "Tam tài đồng đẳng" là thiên-địa-nhơn. Vậy nên, con người không thể phó thác, bỏ mặc số phận cho dòng đời lôi cuốn như cánh bèo trôi dạt đến một phương trời vô định. Như thế thật uổng kiếp làm người.

"Một khi con người sống một đời sống không định hướng, hành động không chủ trương, sinh hoạt không mục đích, đó là con người sống bằng cái sống bấp bênh như bọt bể đầu gành, như mây trên đỉnh núi, mặc dù cho có tụ có tan, bao nhiêu sự sống cũng chẳng đáng kể.

Bởi thế nên người tu hành học đạo tức là người tìm lẽ sống chính danh của mình để trở về cùng Thượng Đế. Ngày nay chư hiền đệ hiền muội được kề vai gánh đạo trên quãng đường thiên lý, giữa lúc đời nghiêng ngửa, đạo lu mờ. Đó là chư hiền đệ đã tìm lấy cái sống thực của chư hiền đệ hiền muội rồi đó vậy."Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQ, 20-12 Tân Hợi (4-2-1972)

Muốn thưởng xuân phải biết ý nghĩa của mùa xuân, muốn thưởng thức hương vị của tách trà thì phải biết cách thức uống trà hay trà đạo. Do vậy, muốn sống một cuộc đời an vui hạnh phúc trong hoàn cảnh ưu phiền của thế thái nhân tình hay nghịch cảnh trái oan thì con người cũng phải biết cách sống hay nghệ thuật sống.

"Mỗi người tự biết cách sống thì mới sống cuộc đời thư thái ung dung, mặc dầu trước mọi sự vật thay đổi của trần gian thăng trầm nóng bỏng. Ai dám nói là không có gì liên hệ, không có gì ràng buộc, nhưng con người đã độc lập được cái sống đạo thì có ngăn ngại gì đâu, vì họ đã sống vui với cái tự do của họ trên đường thành trụ hoại không, luân hồi nghiệp quả rồi. Con người ấy với Trời đất là một vậy."Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQ, 01-5 Canh Thân (13-6-1980)

Như vậy, sống đạo chính là biết cách sống vậy. Tuy thân phải chịu nghiệp quả trái oan, nhưng tâm vẫn an nhiên tự tại; tuy cuộc đời có thăng trầm bĩ thới, nhưng tâm vẫn bình thản như nhiên. Tuy công việc hàng ngày biết bao bộn bề lo toan, nhưng cách ứng xử vẫn thư thái thong dong. Bởi lẽ, con người đã từng bước trên con đường huyền đồng cùng Tạo vật.

Đó chính là con người tuy chịu lăn thân trong trần cấu mà không bị tạp nhiễm bởi cuộc đời ô trược nầy. Bởi lẽ, con người lúc ấy đã độc lập với ngoại cảnh nhưng vẫn hòa nhịp cùng vũ trụ thiên không.

"Thân ở tục lòng trần chẳng nhiễm,

Tập hằng ngày tu niệm gìn tâm,

Lọc lừa để tránh sai lầm,

Việc hành chánh đạo vui thầm luôn luôn.

Còn ở thế vai tuồng thế sự,

Tùy cơ duyên cư xử cho xong,

Dùng phèn nước đục lóng trong,

Tập rèn tư tưởng tâm hồn thanh cao.

Dù ở chỗ nơi nào cũng thế,

Tiếng thị phi chớ nệ chê khen,

Ao bùn kìa ngắm bóng sen,

Ngàn năm muôn kiếp chẳng phen nhiễm bùn."Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH, 8-4 Canh Tuất (12-5-1970)
Thiện Hạnh

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây