Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...
-
Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...
-
Giá trị nhân văn của bức họa"Tam thánh ký hòa ước" Khách đến viếng Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh hoặc ...
-
HOÁN TỈNH XUÂN HỒN . . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ? Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, ...
-
Tây Minh /
Tây Minh vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng 乾 稱 trong Chính Mông正 蒙 của Trương Hoành ...
-
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ...
-
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...
-
ĐÚC KẾT HỘI THẢO "Cuộc đời và đạo nghiệp Đạo Trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế" ( từ 05-12 đến 07-12-2007) tại CƠ ...
Thiện Hạnh
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/03/2010
Người giữ vườn
ĐỨC ĐẦU SƯ NGỌC LỊCH NGUYỆT (1890-1947)
Mùng 3 tháng 9 năm Bính Tuất (24-10-2006)
NGƯỜI GIỮ VƯỜN
Hôm nay, Vĩnh Nguyên Tự thiết lễ kỷ niệm 59 năm ngày đăng Tiên của Đức Ngọc Lịch Nguyệt. Chúng ta thành kỉnh qui tụ về nơi cổ tự này để cùng nhau tưởng nhớ đến đạo nghiệp của bậc Tiền Khai Đại Đạo và cùng nhau ôn lại những lời giáo huấn của Ngài.
"Các cháu con đến ngày kỷ niệm Ta hãy tụ họp lại Vĩnh Nguyên với lễ nghi đơn giản và đạm bạc. Cần yếu là soạn lại những lời của Ta đã dạy từ mấy năm qua và hành cho được cái lý đạo đó. Có Ta đến chứng lễ cho."[1]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt còn ban truyền Thánh ý việc luân phiên tổ chức lễ kỷ niệm ngày đăng Tiên tại các thánh sở mà khi còn sanh tiền Ngài đã dày công tạo lập và hướng dẫn tại Gò Công:
"Các em nhớ ngày kỷ niệm Ta thì nên mỗi năm hội họp lại một chỗ, như năm nay thí dụ nơi Vĩnh Sơn Quang, năm kế Vĩnh Minh Quang, rồi năm kế nữa là Vĩnh Hòa. Chỉ nên tổ chức đơn giản, qui họp ba nơi làm một, đừng tổ chức riêng rẽ. Cần nhứt là phải thể hiện cho được ý Đạo, chớ không nên tôn sùng một cá nhân trong tình xưa nghĩa đạo."[2]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) tại xã Long An, huyện Cần Giuộc, Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An). Trước khi trở thành môn đệ Cao Đài, Ngài tu theo Minh Đường đến phẩm Dẫn Ân (Nhị thừa), đạo hiệu là Lê Xương Tịnh. Ngày 26-4-1926, Đức Chí Tôn ban Thiên ân phong cho Ngài Lê Văn Lịch làm Đầu Sư phái Ngọc, thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt (lúc đó Ngài được 37 tuổi và là vị Tiền Khai Đại Đạo có tuổi đời trẻ nhứt thời bấy giờ và đây có thể xem như là một sự kiện đặc biệt của Ngài). Theo Thánh lịnh của Đức Chí Tôn, Ngài đã soạn Kinh Nhựt tụng cho đạo Cao Đài gồm: Kinh xưng tụng Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và kinh xưng tụng Tam Giáo Đạo Tổ dựa trên kinh Minh Sư. Sau khi đi phổ độ Lục tỉnh, Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt trở về hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh. Từ tháng 01-1944 đến tháng 8-1945, Ngài bị Pháp lưu đày tại Côn Đảo. Sau đó, do tình thế không thể trở về hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài trở về quê nhà tại Vĩnh Nguyên Tự xương minh chánh giáo cho bổn đạo địa phương và khai sáng các thánh sở tại tỉnh Gò Công gồm có Vĩnh Minh Quang, Vĩnh Sơn Quang và Vĩnh Hòa Quang (gọi tắt là Tam Vĩnh). Ngài Ngọc Đầu Sư đăng Tiên ngày mùng 2 tháng 9 năm Đinh Hợi (03-10-1947) tại tư gia, sau đó di hài được đưa về an táng tại Vĩnh Nguyên Tự. Như thế, có một điểm trùng hợp giữa ngày nhập thế và ngày liễu đạo của Ngài và đây cũng là một sự kiện đặc biệt.
Nhân dịp lễ kỷ niệm năm Giáp Dần (1974), Đức Ngô Minh Chiêu Đại Tiên đã xác tín sứ mạng trọng đại của Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt trong giai đoạn đầu tiên Khai Minh Đại Đạo như sau:
"Chư hiền đệ muội chung vui tuần trà nơi Vĩnh Nguyên Tự, là chỗĐức Bồ Tát thừa Ngọc Sắc hóa thân để lập thành ngôi quán trọ cho đoàn người sứ mạng buổi phá thạch khai sơn, hoằng dương Đại Đạo."[3]
Đạo nghiệp của Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt đã viên mãn và ghi lại dấu ấn trên dòng sử Đạo buổi ban sơ. Ngài cũng đã có lần thố lộ tâm tư như sau:
"Bần Đạo trước kia cũng là một môn đồ của Minh Sư. Dầu Minh Sư, Minh Lý, Minh Tân, Minh Thiện, Minh Nghĩa, Minh Đường là có khác chi đâu. Mỗi người làm hết phận sự của mình trong cương vị là được thành công đắc quả. Ngày nay Bần Đạo được về hội ngộ cùng các bậc Tiên Huynh Tiền Bối quá vãng cũng chỉ vì lúc sinh thời làm tròn bổn phận."[4]
Tuy nhiên, Đức Ngọc Lịch Nguyệt rất khiêm tốn khi cho rằng vai trò của mình chỉ là "người giữ vườn" trong "ngôi vườn" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
"Tiên Huynh là người giữ vườn khi trước, xin gởi gắm ngôi vườn lại cho các em, nếu các em khéo giữ nó sẽ còn thành quả tốt đẹp gấp mấy lần công trạng các Anh."[5]
Thiết tưởng, việc ôn lại những lời giáo huấn của Đức Ngọc Lịch Nguyệt để từ đó rút ra bài học thực tiễn cho chính bản thân mỗi người tín hữu Cao Đài trên con đường tu học hành đạo của mình, cũng là một việc làm bổ ích, cần thiết và đúng theo Thánh ý của Ngài trong buổi lễ kỷ niệm này.
1. NỖI NIỀM TÂM SỰ
Tuy hình bóng của Đức Ngọc Đầu Sư đã khuất theo dòng thời gian, nhưng nỗi niềm tâm sự của Ngài vẫn luôn bàng bạc trên những dòng thánh giáo còn lưu lại cho đến ngày hôm nay.
"Này các em! Tiên Huynh đến trần gian (01-9 Canh Dần, 1890) đồng thời với ngày kỷ niệm thoát xác (02-9 Đinh Hợi, 1947) của Tiên Huynh, không phải chỉ có lý do tư hữu về gia thế nơi mình, song Tiên Huynh tưởng bình sinh cuộc đời với chí hướng hiến dâng cho đạo nghiệp, hoàn cảnh thân thế của mình cũng đặt hết vào đạo nghiệp, thì trong lẽ công tư không còn phải biện phân chi nữa."[6]
Nhân một dịp giáng đàn cùng với Đức Thượng Trung Nhựt vào năm Đinh Mùi (1967), Ngài đã tóm tắt một cách khái quát và rất cô đọng chặng đường nhập thế hành đạo độ đời nơi cõi thế gian với biết bao khó khăn trở ngại, cam go thử thách và cay đắng tủi nhục.
"Các em ôi! Chúng Tiên Huynh đã trải qua nhiều tiền kiếp trong hai thời kỳ lập đạo, đem đạo độ đời. Đến Tam Kỳ ân xá, chúng Tiên Huynh cũng xuống hồng trần, phải mang xác phàm hóa độ người đời nơi đất Việt Nam. Chúng Tiên Huynh đã trải qua biết bao nhiêu lúc thăng trầm bỉ thới, trở ngại khó khăn, vào khám ra tù, lưu vong đất khách, hy sinh để tiếp nhận sứ mạng lập nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ từ năm Bính Dần (1926) cho đến ngày cổi bỏ xác phàm, rũ sạch những oan khiên nghiệp chướng. Hỏi lại trong kiếp sinh thời, chúng Tiên Huynh đã hy sinh để mong ước những gì ở hiện tại và tương lai?"[7]
Chắc chắc rằng sự hy sinh của Ngài lúc sinh thời không phải với ước nguyện nhằm đạt đến phẩm vị thiêng liêng nơi Thượng giới. Sự hy sinh cao cả của Đức Ngọc Lịch Nguyệt nói riêng, của chư vị Tiền Khai Đại Đạo nói chung cũng không ngoài mục đích góp tay cùng Đức Thượng Đế xây dựng trụ tướng và xiển dương nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ buổi ban đầu.
"Trót nguyện cùng nhau đến cõi trần,
Thế Thiên hoằng đạo độ sanh dân;
Đạo chưa phổ cập, dân chưa tỉnh,
Dẫu được ra đi luống ngại ngần."[8]
Tuy sứ mạng đã hoàn thành nơi cõi thế gian và Ngài đã trở về phục lịnh Đức Chí Tôn, nhưng với đại cuộc cứu độ kỳ Ba chưa hoàn thành trên phạm vi toàn thế giới, với dòng nước cam lồ chưa lan toả đến tận cùng nhân thế, Ngài vẫn còn trĩu nặng tâm tư khi phải lìa cõi hồng trần để trở về cõi vĩnh hằng. Với tấm lòng luyến tiếc đó, Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã thốt lên tâm trạng của mình:
"Như Bần Đạo lỡ bề thoát tục,
Cõi vô hình mấy lúc tiếc thương;
Tùng Tiên Phật, chung một đường,
Muốn dìu sanh chúng phải nương muội hiền."[9]
Khi đã về chốn non Bồng nước Nhược vô vi thanh tịnh, không con hệ lụy nơi cõi dục giới trọng trược này nữa, nhưng với cơ tận độ kỳ Ba, với sứ mạng song hành giữa hai cõi sắc không, Ngài vẫn còn trách nhiệm giáng trần giáo đạo.
"Ta là đạo sĩ ẩn non Tiên ,
Chẳng muốn về chi cõi lụy phiền;
Nước trí sớm chiều mây đỡ gót,
Non nhân ngày tháng gió lồng hiên.
Ngơ tai e nỗi đời ly loạn,
Liếc mắt vì chưng Đạo ngửa nghiêng;
Dù được, dù không, dù phải chẳng,
Sau Ta còn bạn nắm chơn truyền."[10]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã thành công đạt đạo trên con đường sứ mạng của mình, Ngài đã ân cần truyền lại kinh nghiệm quí báu đó cho đoàn người hậu tấn.
"Các em ôi! Người đi trước đã trải qua trên đoạn đường thiên lý. Chỗ thành công đạt Đạo gẫm chẳng khó chi. Chỉ có một chữ Tâm mà thôi. Tâm đã thành thì công quả công trình mới chánh đáng. Công quả công trình chánh đáng thì công phu mới minh định được chỗ huyền vi yếu lý của Đất Trời hay của Đạo."[11]
Tấm lòng của Đức Ngọc Lịch Nguyệt quảng đại bao la. Tuy nhiên, Ngài vẫn dành cho Vĩnh Nguyên Tự những cảm tình lưu luyến đặc biệt. Trong một dịp giáng đàn giáo đạo tại địa phương này, nơi đã từng ghi lại dấu ấn của một quãng thời gian hoằng pháp độ nhơn, Ngài đã bồi hồi cảm xúc:
"Bần Đạo vẫn ngỡ cửa Thánh rêu phong lối cũ, bặt hình tri kỷ, nào hay đâu điện vàng còn chớm nở giống chi lan, đường xưa hỡi còn cố nhân để gót. Giờ nay, Bần Đạo vâng lịnh Tam Giáo Tòa giáng bút Vĩnh Nguyên là nơi mà đã chịu bao nhiêu thăng trầm vì sự thế. Bần Đạo nhìn khắp cả trung đàn rồi hồi tưởng lại buổi sơ khai mà ngậm ngùi mến tiếc."[12]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt cũng bày tỏ tấm thạnh tình đặc biệt đối với những người tiếp nối sứ mạng hôm nay đã không ngại đường sá xa xôi đến Vĩnh Nguyên Tự nhân ngày kỷ niệm đăng Tiên của bậc Tiền Khai Đại Đạo năm xưa.
"Chẳng quản xa xôi giục bước về,
Chùa xưa mái cũ chốn thôn quê;
Chuông ngân khêu gợi hồn muôn thuở,
Khói tỏa phá tan mộng bốn bề.
Mặc khách hãy nâng chung cúc tửu,
Thiên phong vừa nếm vị giao lê,
Cõi trần, ai biết ai Tiên, tục?
Có phải hai đường tỉnh với mê."[13]
Nhân dịp xuân Giáp Thìn (1964) tại Thiên Lý Đàn, Ngài đã gửi gắm tấm lòng về Vĩnh Nguyên Tự qua bài thánh thi điệu vĩ tam thanh rất độc đáo:
Xuân say mùi đạo mững mưng mừng,
Tiếng sáo hòa đàn tửng tứng tưng;
Nặc mũi hơi trầm ngan ngạn ngát,
Nhăn mày tục lụy dửng dừng dưng.
Sáng kêu thức dậy mê mề mệt,
Trưa mới tỉnh rồi lửng lứng lưng;
Kíp bước lên xe dong dỏng dọng,
Vĩnh Nguyên trông đợi chững chưng chừng."[14]
2. TU HỌC HÀNH ĐẠO
Trong lãnh vực tu học hành đạo, Đức Ngọc Lịch Nguyệt căn dặn những người môn đệ Cao Đài cần phải minh định lập trường thuần chơn vô ngã, luôn răn dè và sáng suốt phân định những trạng thái ngoại cảnh nội tâm để tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ đồng đạo ngõ hầu hoàn tất con đường tiến hóa của mình tại thế gian. Muốn thế, mỗi người cần phải gìn giữ "bửu bối" hộ thân mà Đức Chí Tôn đã ban cho là quyền pháp và bộ thiết giáp. Quyền pháp được ứng dụng trong guồng máy tổ chức Đại Đạo, còn bộ thiết giáp để bảo vệ con cái của Thầy.
"Tiên Huynh nhắc cho các em nhớ: Những đoạn đường đã qua hay hiện tại và sẽ đến vẫn phải luân chuyển biến thiên trong cõi vô thường, và từ đây, trước hình ảnh đạo, các em sẽ thấy nhiều trạng thái thay đổi muôn hình vạn trạng nữa kìa. Nếu người tu hành, kẻ học đạo không vững lập trường hay vọng ngoại, ắt không giữ được chơn tánh cho tới ngày rũ bỏ thân tứ đại này. Tiên Huynh muốn nói rõ hơn, là sẽ còn nhiều phép lạ hoặc nhiều huyền ảo thuật pháp thi đua trong khoảng đời cuối tận này, cốt để đổ xô nền chánh giáo, hầu sát hại nguyên căn. Vì thế, Đức Chí Tôn và chư Phật Tiên mới hội Công Đồng trong kỳ đại ân xá, trao quyền pháp, trao thiết giáp cho các em hộ thân hộ thần đến khi thành đạo. Các em hẳn đã biết quyền pháp là gì rồi, và thiết giáp ở đâu rồi."[15]
Hay là: "Từ đây nhơn sanh còn lắm phen tối mắt vì cơ đạo chánh tà lẫn lộn. Chưhiền muội tử điệt rán thận trọng giữ vững tâm đạo cho đến ngày đại đồng phán đoán."[16]
Quyền pháp là trật tự an bài trong một tổ chức. Thiếu quyền pháp thì tổ chức sẽ rối loạn hàng ngũ, sức mạnh không thể phát huy để hoàn thành các chương trình kế hoạch đề ra. Quyền pháp có nghiêm minh thì tình thương sẽ chan hòa từ trên xuống dưới và ngược lại. Vì thế, quyền pháp còn mang ý nghĩa là tình thương và sự sống. Đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy:
"Dầu rằng trước Đấng Chí Tôn đều là huynh đệ nhưng thiếu lễ thì trật tự phải rối loạn. Trật tự không có là một trở ngại cho bước tiến của chư hiền đệ không ít. Bình đẳng quan của nhà Phật cũng thế, không chấp ngã mà phải chấp ngã, chấp ngã lại không chấp ngã. Đó tức là chấp cái ta thiếu mà không chấp cái ta dư. Bởi thiếu bởi dư nên ta phải bị trong vòng lẩn quẩn chấp nê. Nên cần quân bình tiện túc, trật tự sẽ giúp cho mọi người được vui vẻ an định trước phần hành sự trong nhiệm vụ của mình."[17]
Ngài căn dặn mỗi người tín hữu Cao Đài cần phải gắn bó với nhau trong những đạo sự cụ thể mang tính chất ràng buộc trách nhiệm thường xuyên. Sự bận rộn đa đoan trong đạo sự cũng có tác dụng làm cho những tư tưởng và hành động tiêu cực sai quấy không còn có thời gian để chi phối tác động. Giá trị của sự gắn bó công quả ngoài tác dụng xây dựng nền tảng âm chất cho bản thân, nó còn giúp tạo ra một từ trường thiêng liêng chở che bảo bọc. Ngài dạy:
"Giữa buổi nhiễu nhương chánh tà lẫn lộn, bạc thiếc vàng thau chưa sáng tỏ, thì việc họa phước rủi may cũng chẳng biết đâu mà tránh mà tìm. Chỉ có một con đường duy nhứt là mỗi người phải ý thức tu tâm sửa tánh, ham tìm việc thiện mà làm, ngoài ra cũng cần phải hợp tác nhau trong một chương trình đạo sự để có môi trường chằng chịt ràng buộc lẫn nhau để nhờ đó tâm hồn mình nhớ nhung hoặc dính liền với Trời với Đạo. Đó cũng là tạo một trạm để Thiêng Liêng có thể tiếp ứng cho trong sự dìu dắt hộ trì. Nên nhớ rằng Đạo là con đường cứu rỗi, nếu ai muốn được cứu rỗi thì đừng vì lý do gì tìm cách này hay cách khác xa rời Đạo. Hễ gần Đạo tức gần Trời, Phật, Tiên, Thánh. Xa Đạo tức xa Trời, Phật, Tiên, Thánh; tức là trong tâm hồn mình như nhà bỏ trống tha hồ cho quỉ ma đến ngự trị cám dỗ dẫn dắt vào nẻo diệt vong."[18]
Mỗi một đạo hữu là một tế bào riêng lẻ độc lập nhỏ nhất cấu thành đơn vị thánh thất (hay họ đạo). Tuy từng tế bào này mang tính độc lập, nhưng vẫn có mối liên hệ rất mật thiết đến toàn thể là thánh thất theo luật cảm ứng. Tương tự, các thánh thất lại có mối liên hệ với tòa thánh hay hội thánh. Vì thế, mỗi đạo hữu có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị thánh thất nói riêng và tòa thánh hay hội thánh nói chung. Đức Ngọc Lịch Nguyệt xác nhận:
"Mỗi một em là một chơn linh của Thượng Đế, không luận sang hèn, không luận giàu nghèo, chỉ cốt ở đạo tâm cho vững chắc, Thiên tâm mới phát hiện là đủ rồi. Dầu chi này, dầu phái kia, dầu hội thánh, thánh thất, thánh tịnh cũng đều là sứ mạng trong Tam kỳ Phổ độ cả. Nếu một vị chức sắc hay một tín đồ đạo hữu nói lên một câu bất hòa, có một tư tưởng nghịch lẫn, là phải chịu trong luật đào thải của tuần huờn rồi đó."[19]
Mặt khác, những cố gắng của từng cá nhân đều mang yếu tố tích cực tác động đến đại cuộc chung.
"Sống trong một hoàn cảnh quá ư khổ nạn nên Đại Đạo hãy còn đứng yên chưa phát triển mạnh mẽ được trong khắp xã hội nhân quần và nhơn loại. Tuy nhiên, là người mang sứ mạng tu thân hành đạo cũng không vì cớ ấy mà chùn chơn nản chí. Một cố gắng dù nhỏ đến đâu cũng là yếu tố xây dựng công cuộc Đại Đạo ngày mai."[20]
Trên con đường tu thân hành đạo, có những lúc chúng ta gặp trở ngại, khảo đảo làm nản lòng thối chí. Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy, Ngài khuyên chúng ta nên giữ vững đức tin, lấy lý tưởng làm trọng mà tiếp tục tiến bước. Đức Ngọc Lịch Nguyệt an ủi:
"Vì khi mang lấy xác phàm mọi người đều phải có dính dấp những hệ lụy trần gian, nhưng cố gắng vui vẻ đứng lên và đi mãi để khỏi phải hệ lụy muôn kiếp ngàn đời."[21]
Trong một dịp Ơn Trên ban ơn cho quí vị tiền bối Cơ Quan đi hành đạo tại miền Trung năm Kỷ Dậu (1969), Đức Ngọc Lịch Nguyệt cũng đã khuyến nhủ chư vị phận sự Cơ Quan thời bấy giờ rất chân tình và có tác dụng giáo dục ý thức cho đoàn hậu tấn sau này:
"Chưhiền đệ hiền muội! Đáng lẽ thì chư hiền đệ muội trong phái đoàn sẽ được khởi hành vào cuối mùa xuân Kỷ Dậu (1969) để được hưởng thời tiết khô khan, cỏ hoa đua nở, phong cảnh lịch xinh. Nhưng chư hiền đệ hiền muội! Những cảnh thụ hưởng đó là dành để cho những khách nhàn du thanh lịch, rỗi rãi thì giờ, dư thừa của cải, còn chư hiền đệ muội là hàng hướng đạo, được lịnh khởi hành vào lúc mưa dông bão lụt, mưa phùn rét mướt là vì:
Có mưa gió mới thấm mùi đạo lý,
Có gian lao mới thể hiện tình thương,
Nếu đi xem Cố Đô, núi Ngự, sông Hương,
Cùng lăng tẩm, Hải Vân, đèo Cả,
Để thưởng thức tích hay cảnh lạ,
Như những người dư dả bạc tiền,
Thì sao rằng môn đệ Thánh Hiền,
Thì sao gọi trò Tiên Phật tử."[22]
3. CON ĐƯỜNG TU LUYỆN
Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã dành rất nhiều tâm huyết để truyền dạy lý đạo rất thâm sâu về công phu cho những hành giả đang trỗi bước trên con đường giải thoát. Do đó, đây không phải là khẩu khuyết tu luyện hoặc phương pháp hành công thuộc phạm trù "khẩu thọ tâm truyền" chỉ được ban trao cho những hành giả đã hội đủ điều kiện tham cầu đạo pháp. Vì thế, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến những lý đạo có tầm quan trọng không nhỏ đến việc thành công của người hành giả. Ngài dạy:
"Đạo lý không có gì là bí ẩn cả. Đạo lý chỉ rất bí ẩn với những con người mê muội chưa giác ngộ mà thôi. Chỉ một câu: "Biển cho lặng, minh châu mới hiện". Cũng chỉ một câu: "Chí hư cực thủ tịnh đốc". Chỉ một câu: "Nhơn dục tịnh tận, thiên lý lưu hành" đều một ý nghĩa, đều một lý vi diệu để hành giả nên Thánh nên Tiên."[23]
Tâm có thanh tịnh thì hành giả mới có thể giao cảm cùng trời đất, mới có thể soi sáng chỗ thâm sâu mầu nhiệm trong nội thân.
"Học đạo giữ cho tinh ý tứ,
Tìm đạo cần một chữ hư tâm;
Minh châu đáy biển lặng trầm,
Sóng trần gió tục khó tầm minh châu."[24]
"Đạo pháp vốn không ngoài nội thể,
Nghĩ cho thông rất dễ kiếm tìm;
Biển trần gió lặng sóng êm,
Kim ô lố dạng ngọc thiềm sáng soi."[25]
Tâm thanh tịnh không phải là chỗ chứng đắc công phu, nhưng đây là một yếu lý rất căn bản và là điều kiện thành công của tất cả pháp môn. Tâm có thanh tịnh thì việc thực hành pháp môn mới đạt đến kết quả rốt ráo. Đức Ngọc Lịch Nguyệt minh giải:
"Chư hiền đệ hãy lóng lòng thanh tịnh, tịch mịch hư vô, nhưng đã được hư vô tịch mịch chưa? Nếu chưa hãy cố gắng, dầu pháp môn nào cũng cần chỗ yếu lý đó mà thôi. Chẳng phải hư vô tịch mịch mà đắc Đạo. Đắc Đạo do đến chỗ hư vô mà không còn hư vô, tịch mịch không còn tịch mịch. Tất cả danh từ đều biến tan còn lại nguyên vẹn chỗ chánh định. Đó là kim đơn, là xá lợi, là chánh đẳng chánh giác."[26]
Con người và trời đất có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, chính vì thế bộ máy nhơn thân của con người còn được gọi là tiểu vũ trụ hay tiểu thiên địa. Do đó, người hành giả phải làm sao thâu nhiếp được tinh ba của vũ trụ bên ngoài vào nội thể bên trong của con người. Có như thế thì công phu mới có thể đạt đến chỗ thậm thâm vi diệu. Đức Ngọc Lịch Nguyệt căn dặn như sau:
"Này các em! Chính các em có đủ ngũ hành ngũ phương, ngũ tạng lục phủ như Trời Đất. Nếu các em thông hiểu vị trí và tác dụng của nó để giao cảm cùng Trời Đất và đem sinh khí đất trời vào nội thân thì công phu sẽ kết quả ấn chứng siêu phàm."[27]
Việc hành trì công phu đòi hỏi phải có sự kiên trì nhẫn nại, khó khăn gian khổ mới đạt thành kết quả. Nhưng nếu so sánh với bậc đại giác ngày xưa thì cũng chỉ trong muôn một mà thôi.
"Người xưa đến bậc Nhứt Tổ còn phải 9 năm ngó vách để diệt trừ tất cả chướng duyên, chứng bậc đại giác thì nay người tu hành tối thiểu cũng phải chịu nhiều công phu khó nhọc mới tìm cầu được Đạo."[28]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã ban ơn chỉ giáo cho hành giả mấu chốt thành công trên đường tu luyện, trong đó công phu là phương tiện then chốt, thất tình lục dục là những trọng điểm cần phải đối trị. Ngài dạy:
"Muốn cho chứng quả Cao Đài,
Đây Tiên Huynh chỉ một vài phương tu.
Luyện ba báu công phu trước nhứt,
Diệt phàm tâm đức hạnh dồi trau;
Đừng cho thần tán khí hao,
Thất tình lục dục đón rào cho an.
Hay giận dỗi thương can tổn mộc,
Quá mừng vui hỏa đốt tâm suy;
Buồn thương rất hại thổ tỳ,
Lo nhiều lao tổn ích gì hành kim.
Hay sợ sệt thân hình tiều tụy,
Ngũ tạng suy thần khí khó tu;
Người tu nên nhớ dặn lòng,
Như như mặc mặc, luyện công mới thành."[29]
Ngài luôn khích lệ người hành giả cần sớm gia công trên con đường tu luyện kẻo bị trễ tràng do thời gian không chờ đợi, uổng phí một kiếp người. Có vượt qua được chướng ngại ban đầu thì bước kế tiếp sẽ hanh thông.
"Rán tu cho kịp với thời gian,
Đừng ngại ngùng e trễ bước đàng;
Chướng ngại dù sao tua cố vượt,
Qua hồi chật hẹp đến thênh thang.
Thang Tiên lần bước lại ngôi Tiên,
Phủi mọi tư tâm với não phiền;
Hành lý bớt lần cho nhẹ gánh,
Đó là hữu hạnh kẻ nhân nguyên."[30]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt cũng không quên un đúc tinh thần của con cháu trong nội gia thân tộc nhằm phát huy truyền thống đạo đức tử tôn nơi Vĩnh Nguyên Tự. Mặc dù đây là những lời Thánh huấn mà Ngài đã dạy riêng các con cháu nhưng vẫn có giá trị hữu ích chung cho mọi người môn đệ Cao Đài.
4. TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC
Về việc tế tự trong thân tộc, Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã ban truyền thánh ý của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn cho các hàng con cháu tại Vĩnh Nguyên Tự như sau:
"Nơi đây, Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơnđã có ý sẽ thống nhứt tông đường lại một ngôi để giao phận sự cho các cháu thừa kế, là sẽ cho phép các cháu được trọn quyền tế tự tông đường về một chỗ, không còn chia rẽ như năm xưa, hoặc tại nơi đây, hoặc ở nơi ngôi thờ của em Ngài, là nội tổ của cháu[31], là thúc thân của Ta. Nhưng với điều kiện là các con cháu phải giữ câu: "Tế tắc trí kỳ kỉnh", không được sát sanh hại vật. Ngày tế tự trong tông tộc, lớn bé phải trai giới đầy đủ hoàn toàn."[32]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt rất tha thiết và quan tâm đến việc phát huy truyền thống đạo đức tử tôn nơi Vĩnh Nguyên Tự. Bởi lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để dòng đạo pháp trường lưu và cũng để phát huy mục đích của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn khi còn sanh tiền đã sáng lập ngôi Vĩnh Nguyên Tự này vào năm Mậu Thân (1908).
"Tất cả các cháu là truyền thống đạo đức,phải giữ gìn đạo đức. Trong có Thánh hiền, ngoài Thánh hiền mới đến, trong có đạo đức, ngoài đạo đức mới trùng hưng. Các cháu đừng nên chấp tiểu tiết, phải nhẫn nhục để độ dẫn dân chúng ở địa phương. Đó là công quả trọng đại để tiến về đường siêu thoát khỏi khổ đọa luân hồi."[33]
Truyền thống đạo đức không phải là một mỹ từ để người thế gian hãnh diện và tôn vinh, mà nó phải mang một giá trị đạo đức đích thực trong nội tâm. Đức Ngọc Lịch Nguyệt không đòi hỏi các con cháu những gì vượt quá khả năng, nếu chưa phát huy được đạo nghiệp nơi đây thì chí ít cần phải giữ gìn chơn truyền, giềng mối mà Tổ phụ đã dày công tạo lập khi xưa.
"Những gì Ta để lại trước kia cho đời ngày nay, nếu các cháu chưa làm được gì phát triển thêm hơn thì ít nữa cũng vẹn gìn cái nguyên thủy của nó. Còn về mặt tình thương yêu dìu dắt lẫn nhau cũng nên theo qui luật đó mới gọi là kỷ niệm, là tưởng nhớ những người xưa đã dày công sáng lập."[34]
Đức Ngọc Lịch Nguyệt đã nhắc nhở các con cháu cần răn dè những trạng huống đau lòng, đi ngược lại hoài bão và công nghiệp mà Tiền nhân đã gầy dựng biết bao gian nan khó nhọc.
"Ngoại không muốn và cũng không bao giờ muốn:
Ông cha trước đã làm thầy,
Cháu con trong cảnh tớ đầy tha nhân;
Ông cha lấy đạo tu thân,
Cháu con trong cảnh vô thần vong nô.
Ông cha gầy dựng cơ đồ,
Cháu con đem bán, đem cho người ngoài;
Vì thương hậu kiếp sanh lai,
Để lời nhắc nhở những ngày phù sinh."[35]
Ngài rất ưu tư đến việc vun bồi truyền thống đạo đức sẵn có, đây chính là hạt giống đạo của tử tôn nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đức Ngọc Lịch Nguyệt khuyến nhủ rằng hạt giống đạo cần được bồi đắp trưởng dưỡng việc đạo để trở thành con người hạnh đạo. Ngài sẵn dành hồng ân ban bố trợ duyên.
"Đây Ta dạy con B.T.! Con hãy bảo với thân tỷ con rằng: Đã là giống đạo, phải cần vun tưới việc đạo, đừng lo đời, lo hiện tại giả tạm này, rồi ngày mai không hối kịp. Con bảo Nh. hãy về Vĩnh Nguyên lo lập công bồi đức, các cháu Ta sẽ được an bài khi mà nó biết đạo đức, biết tu hành. Ta rất thương chúng nó. Đã có lần Ta cứu độ thoát cơn nguy hiểm, là vì đức từ bi của người đạo, trong đó lẫn tình ông cháu thân gia. Chúng nó hãy cố gắng