Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Thứ Hai, 23/04/2007, 14:36 (GMT+7) Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng Quốc ngữ. Guinness Việt Nam ...
-
Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ ...
-
1. Đạo Cao Đài do ai sáng lập ? Đạo Cao Đài do Đức Cao Đài Thượng Đế tức Đức Ngọc ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày CQPTGL vào Giao Thừa Năm Đinh ...
-
Đức Chí Tôn và các hàng Phật Tiên Thánh Thần đồng giáng thế bằng linh điển, diễn giải những bí ...
-
Thế sự giả chơn thôi trối kệ, Tùy thời công quả với công phu
-
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên ...
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Ngài Minh Thiện sinh tháng 8-1897 (năm Đinh Dậu) trong một gia đình đạo đức Nho giáo tại tỉnh Long ...
-
Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...
-
Cuối năm 2014, sau khi hoàn thành sách về “Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương” – Giáo tông Hội thánh ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2010
Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
I.TỪ THIẾU THỜI ĐẾN LÚC ĐẬU TIẾN SĨ
Sinh quán làng Bảo Thạnh – Ba tri, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc Bến Tre
Mẹ mất sớm, lúc Phan Thanh Giản (PTG) chỉ mới 7 tuổi, trong hoàn cảnh hết sức nghèo túng.
Cha làm một chức quan nhỏ, lại thanh liêm, phải đem gởi con cho ông bà ngọai nuôi và dạy học.
Ông bà ngọai cũng rất nghèo, hằng tháng bà mẹ kế của PTG phải gởi gạo và mấm cho ông bà ngọai nuôi cháu.
Ở với ông bà ngọai một thời gian, thấy cháu học thông minh, Ngọai gởi PTG cho thầy Nguyễn Văn Noa ở chùa Phú Ngãi để được tiếp tục học.
Năm 1815, PTG 19 tuổi, cha bị bắt ở tù oan ức, PTG phải lên Vĩnh Long nuôi cha. Nhưng trong cái rủi có cái may, trong thời gian nuôi cha, PTG được quan Hiệp trấn VL đở đầu, gởi cho đốc học Võ Trường Nhơn tiếp tục ăn học ( 1816 ), PTG được 20 tuổi.
PTG học giỏi có tiếng, được một quả phụ giàu có, hay thuơng người, là Bà Nguyễn Thị Ân nhận làm con nuôi, lo cho ăn học . . .
Năm Minh Mạng thứ 6, 1825, các thầy học và bà mẹ nuôi vô cùng mừng rỡ khi PTG đậu Cử nhân khóa thi Hương ở Gia Định, và cả xứ Nam kỳ càng mừng rỡ hơn khi năm sau 1826, PTG ra Kinh thi Đình, đậu Tiến sĩ đứng thứ ba sau Hoàng Tế Mỹ ( người Sơn Tây ) và Nguyễn Huy Hiệu ( người Hải Dương ). Đó là năm PTG tròn 30 tuổi.
Đậu Tiến sĩ xong, PTG về quê tạ ơn thầy học, cha và mẹ nuôi.
Tuy đươc vinh qui bái tổ, nhưng PTG thấy đất nước còn nhiều lọan lạc, dân chúng còn lầm than nghèo đói, phần do sưu cao thuế nặng, phần do cường hào ác bá hà hiếp, trong lúc triều đình chỉ lo hưởng thụ, củng cố ngai vàng . . . nên rất chán ngán, không muốn ra làm quan. PTG nói với thầy Nhơn: " Thưa thầy, đất nước giang sơn tuy đã quy về một mối, nhưng lòng người hãy còn phân ly. Dân chúng nhiều nơi vẫn còn nghèo đói, rách rưới cơ hàn . . . Quan thanh liêm thì ít mà bọn đục nước béo cò , nịnh trên xiểm dưới thí nhiều. Không ít người ngay vẫn còn chết đứng. Giặc giã nổi lên như rươi mà dân chúng không ít người theo giặc. Như mới đây con nghe Phan Bá Vành nổi lên ở phía Bắc, dân chúng đi theo có đến năm bảy ngàn ".
Nhưng thầy VT Nhơn khuyên ông nên ra giúp nước. . .
II.CUỘC ĐỜI LÀM QUAN
PTG ra Kinh, vào triều lãnh chức Hàn Lâm Viện Biên Tu, rất lo lắng thấy bọn nịnh thần thì nhiều mà nguyời trung chính không được bao nhiêu. . .
Năm Minh Mạng thứ 8 ( 1828 ) chỉ 2 năm sau khi bước vào quan trường, giữa mùa mưa rét mướt, dân chúng đói khổ, trong khi đó vua mãi mê tửu sắc, PTG bạo gan dâng sớ lần đầu: " Trời mưa hạt lớn là điều âm thạnh. Xin bệ hạ trau mình sửa đức, bớt hậu đình với kẻ tân phi đặng hạ lòng Trời, dân nhờ hạnh phúc. "
Năm Minh Mạng thứ 11 ( 1831 ), PTG không dẹp xong "giặc mọi" ở Quảng Nam bị giáng chức cho làm "Tiền quân hậu lực"
Năm 1836, PTG nhận chiếu chỉ làm Bố chính Quảng Nam, đúng lúc vua Minh Mạng muốn ngự giá đi thăm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Nhưng ngặt vì bốn tỉnh ấy trời đang hạn, đồng khô, lúa chết, gạo mắc, dân khổ . . . PTG thương dân, e vua ngự vào, dân phải đi phục dịch nặng nề thêm khổ, nên làm sớ can vua . . . Sau bị Võ Duy Tân dèm xiểm, vua lại giáng chức PTG làm " Lục phẩm thuộc viên", giữ việc quét dọn bàn ghế ở công đường tại Quảng Nam. Đến khi Trương Đăng Quế đi công cán ở Quảng Nam về minh oan cho PTG, vua mới cho thăng lên làm "Nội các thừa chỉ". Không bao lâu sau, được giữ chức Thị Lang bộ Hộ sung Cơ mật viện đại thần.
III. PTG & TÌNH HÌNH TRIỀU CHÍNH NHÀ NGUYỄN TRƯỚC NẠN NGOẠI XÂM
Từ ngày vua Minh Mạng qua đời, không lúc nào dân khỏi phu phen tạp dịch. Bên cạnh cung điện xây từ thời Thế tổ Cao Hoàng Đế Gia Long, bây giờ là lăng Minh Mạng tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Kê, cách Huế 12 cây số, ngày ngày hút vào đó hàng ngàn phu dịch. Trăm dâu đổ đầu tằm, người dân gánh hết mọi nổi gian truân . . . Bao nhiêu vàng bạc châu báo đều dồn hết vào lăng tẩm, cung điện, đài thơ . . .Phan Huy Chú từng dâng sớ cho vua Minh Mạng: "Không dẹp giặc bằng sức mạnh gươm giáo mà bằng tấm lòng. Hãy lo cho dân no ấm ắt hẳn dân sẽ không nổi dậy làm giặc . . .". Tờ sớ ấy suýt làm cho Phan Huy Chú rơi đầu, giặc vẫn nổi lên khắp nơi. Đất nước dân tình như thế mà vua vẫn cho là thái bình, hết ngự tuần nơi này đến nơi khác . . . Có năm hậu cần theo xa giá lên đến hơn 17. 0 0 0 người, 44 con voi, 172 con ngựa . . chi phí hàng tăm vạn quan . . .
Năm 1851, vua Tự Đức hạ chiếu chỉ cho Nguyễn Tri Phương làm kinh lược chánh sứ vào trấn đất Nam Kỳ, Phan Thanh Giản làm kinh lược phó sứ lãnh Gia Định tuần phủ gồm các yỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên để lập đồn điền, khai phá rừng bụi, lập làng ấp, đắp đồn lũy ngăn ngừa giặc Cao Miiên.
Hai vị quan nầy vào Nam rất tâm hợp ý đồng, cùng nhau dâng 8 điều trần lên vua, nội dung khuyên vua bớt vui chơi, tránh xa kẻ xu nịnh, gần người trung lương, tiết kiệm, rèn tập quân binh . . .
Vua Tự Đức xem sớ xong, ban cho PTG tấm kim khánh ghi bốn chữ:"Liêm-Bình-Cẩn-Cán ", nhưng tình hình đất nước vẫn không thay đổi, đi đâu dân cũng kêu oan, trên hiếp đáp dưới . . .Ngoài kia đức vua vẫn say mê thơ văn, hát xướng; giặc giã nổi lên khắp nơi, binh lính mệt mõi.. .
Bên ngoài thì giặc Pha lang sa, giặc Y pha nho đang đe dọa . . . trong khi đó , triều đình vẫn cấm đạo Thiên chúa rất gay gắt, từ đời Minh Mạng, ra 3 dụ cấm đạo trong 10 năm.
Ngày 17 tháng 4 năm Bính Mùi (1847 ), Pháp nổ súng ở Đà Nẳng, cảnh cáo việc cấm đạo và bế quan tỏa cảng, Nguyễn Trường Tộ và các quan thức thời khuyên vua mở cửa giao thương với nước ngoài , nhưng nhà vua còn phán : " Thương giã, mạt dã" và "Hưũ cơ sự tất hữu cơ" ( Buôn bán là mạt hạng – Có việc máy móc tức lòng máy móc )
Ngày 15 tháng 2 1859, Gia Định mất vào tay Pháp
IV. PTG LÀM CHÁNH SỨ SANG PHÁP
N ăm Tự Đức thứ 14, 1862, vua Tự Đức cử PTG làm chánh sứ, Lâm Duy Hiệp làm phó sứ vào Nam Thương nghị với họ ( trong tình hình Pháp hòa hoản nhất thời do thâm thủng công qủy, chiến tranh với Đức và ở Trung Hoa . . .
Nhưng rồi Hòa ước năm Nhâm Tuất, ngày 5 tháng 6 năm Tự Đức thứ 14, 1862 thực chất phải nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa – Gia Định – Định Tường và đảo Côn Lôn , trong bối cảnh triều đình ở thế yếu mà ý kiến của Ngyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký cho rằng không thể làm cách nào khác hơn để tình hình tạm yên lúc này . . .
Năm 1863, PTG được cử cầm đầu phái đoàn gồm 63 người đi sứ sang Pháp để chuộc lại các tỉnh đã mất. Vua căn dặn: Đất đai ấy, nhân dân của tiên triều mở mang nhóm hợp để lại, nay các ngươi phải đồng tâm lo liệu sao cho ta khỏi hổ thẹn, khỏi lo lắng. Tiển PTG đi, vua ra một câu đối:
Lục thủy bổn vô tình, cảnh vị xuân phong nhi náo diện,
( Nước biếc vốn vô tình, bởi ngọn gió xuân mà nhíu mặt, )
PTG ứng đối:
Huỳnh quỳ nguyên hữu ý, khước từ hồng nhât dĩ khuynh tâm. (Quỳ vàng nguyên có ý, do vừng trời đỏ mới nghiêng đài.) Chú giải và dịch nôm của Lê Anh Minh: "cảnh vị" ( đúng ra là cánh vị ) = hòan tòan vì; "khước" = chính ( chính là); "từ"= né tránh. "Hùynh qùy= hoa hướng dương. Câu PTG đối có nghĩa: Luôn hướng về vua (như hoa hướng dương hướng về mặt trời), nhưng chính vì không dám nhìn thẳng mặt vua ( khiên cung với vua ) mà như hoa qùy nghiêng đài hoa.
Những ngày lênh đênh trên sóng biển, PTG không khỏi nỗi buồn mênh mông, ngâm khe khẻ bài thơ:
Chút nghĩa vương mang phải gắng đi,
Tang bồng đành rõ chí nam nhi.
Thuyền Ngô phơi phới giăng hòn bạc,
Khói đá phăng phăng lướt tích ti.
La hán giang tay chờ khách đến,
Tướng quân ghé mắt hẹn ngày về.
Phen này nếu được hòa hai nước,
Nỗi nhớ xin đừng bận bịu chi.
Tàu Labrador đưa đòan đi sứ đến cảng Toulon. Những ngày chờ đợi hoàng đế Nã Phá Luân III nghỉ mát trở về là những ngày PTG và sứ bộ Việt Nam sung sướng nhất bởi được tới tận các nhà máy đúc tàu bè, súng ống, đạc dược, và các vật dụng khác . . .
Tại điện Tuileries, ngày 5 tháng 11 năm Tự Đức thứ 15, 1863, PTG đã yết kiến Pháp Hoàng Đế Nã Phá Luân đệ tam. Ông dâng thơ của vua Tự Đức cho hoàng đế Pháp và bày tỏ mong ước được chuộc lại ba tỉnh đã mất.
Tổng trưởng Archille Fould đã mời sứ bộ Việt nam đến Bộ ngọai giao và nói thật tình hình nước Pháp đang thâm thủng hàng tỉ quan, và hứa nghiên cứu cho chuộc đất để lấy tiền bù ngân sách.
Trở về đế đô, sứ bộ được triều đình tiếp đón trọng thể tại điện Thái Hòa, vua nghĩ rằng mình đã gở được mối nhục.
Nhưng thật tế, Pháp đang ngấp nghé lấy luôn 3 tỉnh miền Tây. Trong khi đó , năm 1865, Vua Tự Đức sai PTG vào Nam để thương lượng với Pháp đổi 3 tỉnh miền Tây lấy 3 tỉnh miền Đông để đất đai của triều đình được liền một dãy . . . Còn Nguyễn Tri Phương được cử ra bắc dẹp giặc ở Tuyên Quang, hai vị quan rường cột gặp nhau ở Thị Nại, đồng cảm thông sứ mạng nặng nề trước cảnh nguy vong của đất nước. Khi chia tay, NTP tặng PTG một bài thơ:
Ven trời góc biển dặm chơi vơi,
Vui tẻ phân nhau một bước đời.
Cá lại Long giang hai ngả trước,
Nhạn về du hợp một phương trời.
Nửa hồ cố cựu trăng lai láng,
Cái chén tơ lòng gió lộng khơi.
Chầy kiếp Trường an mau trở lại,
Thăm người viếng cảnh hởi người ơi!
V. PHÁP CHIẾM THÊM BA TỈNH MIỀN TÂY, PTG TUẨN TIẾT.
Đầu năm Tự Đức thứ mười sáu (1866), PTG đến thăm Soái phủ Sài Gòn, mục đích yêu cầu Pháp tôn trọng hòa ước mà hai Hoàng Đế đã bút phê, nhưng Giám đốc Bản xứ vụ Pháp ở Sài Gòn là Vial lấy cớ triều đình âm thầm khuyến khích Thiên Hộ Dương nổi dậy ở Đồng Tháp Mười, Trương Định ở Gò Công, Nguyễn Trung Trực ở Long An, nhất và việc giết hại người theo đạo Thiên chúa, để làm khó ta và để lộ âm mưu muốn chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.
Việc gì đến đã đến, nhày 17-6-1867, Lagrandiere đưa tàu chiến đến trước thành Vĩnh Long, làm áp lực, gởi thơ cho PTG nói thẳng muốn chiếm 3 tỉnh Miền Tây.
Không thể cự nổi với quân Pháp, đồng thời tránh đổ máu cho quân dân, PTG đành xuôi tay!
PTG muốn lấy cái chết để rửa nhục mất nước và tạ tội với triều đình và nhân dân.
Trước tiên ông viết một bức thư cho Tổng đốc An giang và Hà tiên :
" Hởi các quan và dân chúng !
[...]Bản chức buộc phải lựa theo thế Trời mà đứt ruột giao 3 tỉnh miền Đông cho họ ngõ hầu mưu sự yên hòa cho dân chúng. Nay người Phú Lang sa lại lấy cớ nghĩa quân ta nổi lên chông họ để buộc ta giao 3 tỉnh miền Tây cho họ. Ta đã nói với họ rằng ta chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất ! [ . . .]
Nhưng lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên thành lũy mà nơi ấy PTG còn sống ! "
Rồi ông viết sớ dâng vua: " . . . Việc ở Nam kỳ một chốc đến thế này, không thể ngăn cản nổi. Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ . . ."
PTG mặc áo rộng, bịt khăn đen, gọi các con lại căn dăn những lời cuối cùng: " Khi ta thác rồi, phải đem linh cửu của ta về chôn tại làng Bảo Thạnh, bên phần mộ tổ tiên. Còn tấm minh sinh ( tấm triệu ) hãy đề: " Đại Nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cửu, diệc dĩ thử chi mộ "
( Phần mộ của thơ sanh già họ Phan ở góc biển Đại Nam )
Sắp đặt xong mọi việc, PTG sau khi tuyệt thực 15 ngày đã tuẫn tiết bằng một chén độc dược. Người hầu thân tín của ông là Trùm Đức cũng cắn lưỡi chết theo chủ.. .
Hàng ngàn người dân Vĩnh Long đổ ra bờ sôngcúi đầu tiển đưa ông về cái Gãnh Mù U, làng Bảo Thạnh khô cằn nơi ông đã ra đời !
* * *
Sau khi PTG mất, vua Tự Đức ra chiếu chỉ ( năm thứ 20, nhằm 21-10-1867 ) kể tội các quan không chống nổi goặc Pháp, để mất 6 tỉnh Nam kỳ. Riêng PTG, " Mặc dầu đã lấy cái chết tự phạt nhưng cũng chưa đủ đền bù cho trách nhiệm ! "
* * *
Trich chỉ dụ của vua Tự Đức ( năm thứ 21, 1868)
. . . Cách chức Phan Thanh Giãn và Lâm DuyHiệp – PTG bị án trảm hậu, truy đọat chức hàm và đục tên ở bia Tiến sĩ.
* * *
BÀI CHẾ CỦA VUA ĐỒNG KHÁNH CHO PHAN THANH GIÃN PHỤC CHỨC HÀM
" . . . Ngươi vừa nhận lệnh quan trọng của vua ra coi ngoài trăm dặm, vụt ba tỉnh ngoài biên gặp lúc lầm lẫn. . . .
" Nhưng muốn phán đoán sự phải trái của người sau khi đã chết, sao chẳng biết trung với lời bàn bạc chung?
"Nay cho ngươi khôi phục hàm cũ là Hiệp –tá Đại học sĩ cho hay cáo mệnh này.
"Than ôi! Xem bản văn cất ở chỗ Thanh Biên, bùi ngùi nhới lại phong cách ngươi khi xưa.
"Theo dõi cuộc đời thanh bạch của người khi làm việc tại Hoàng-các, hận rằng chẳng đặng sống đồng thời.
"Cầu khôn thiêng ngươi được an ủi!
"Cầu cho ngươi được đời đời tiếng thơm!Khâm tai! "
_______________________________________
PHAN THANH GIÃN TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời Mùng 2 tháng Giêng Bính Ngủ (22/1/1966)
THI :
Biến đổi tang thương mấy nước non,
Tuế nguyệt trường lưu chí chẳng mòn;
Xuân sắc đượm nhuần Trời đất đẹp,
Trở về trần tục gọi lòng son.
Tiền trào PHAN THANH GIẢN - Bổn Thánh chào chư hiền đệ, hiền muội. Bổn Thánh vâng chỉ TAM GIÁO TÒA đến viếng Thiền Điện Trúc Lâm để cùng chư hiền đệ, hiền muội đôi lời tâm huyết. Miễn lễ đồng an tọa.
Bổn Thánh xin tựa vào đề tài của Đức THIÊN TÔN để minh định thiên ý giữa tình chủng tộc nước non.
Chư hiền đệ thân mến! Dân là hồn của nước, ví như Đạo là của đời. Nếu dân không đồng tâm nhứt trí, dân sanh bất lực, dân trí suy đồi, dân tâm loạn lạc, thì nước phải nguy vong, đạo chẳng xương minh chánh pháp, sáng tỏ lý chơn, thì đời phải lạc lầm mê tín. Nên chi trải bốn ngàn năm có lẻ, dân tộc chúng ta đã hấp thụ từ bi Phật Giáo, nhơn luân Thánh Giáo, bác ái Tiên Giáo. . .
THI :
Đổi dời lắm lúc mấy sơn hà,
Xuân vẫn riêng tình với cỏ hoa;
Sắc lẫn hương Xuân phơi rở rở,
Mây lồng ánh nguyệt chiếu lòa lòa.
Rau vi thà trọn ơn Thương quốc,
Độc dược cho nên nghĩa Kiến Hòa;
Hết hạ thu đông xuân cũng đến,
Trời xuân xuân khắp cả bao la.
* * *
Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời mùng 8 tháng 4 Tân Hợi (2-5-71)
THI:
Vạn đóa hoa thơm một cội cành,
Nào người sứ mạng biết cho chăng ?
Tình non đi với tình nhơn loại,
Nghĩa nước chung nguồn nghĩa chúng sanh.
PHAN THANH GIảN, Lão Thần chào chư Thiên mạng Tam Kỳ Phổ Độ, mừng chư hiền sĩ, hiền muội trung đàn hiện diện và mừng các đại diện hội thánh, thánh thất, thánh tịnh tề tựu hôm nay.
Lão được lịnh TAM GIÁO TÒA và TAM TRẤN OAI NGHIÊM giáng đàn giờ này thể theo lịnh dạy nơi Trước Lâm Thiền Điện này. [ . . .]
BÀI
Đi về câu Việt Nam ơi !
Về nơi nhân bản của Trời trước kia;
Non sông một dải kia kìa,
Đừng cho ai cắt ai chia giống nòi.
Tinh thần đạo đức hằng noi,
Phát huy khắp chỗ cùng nơi hoàn cầu;
Đời đang dao động muôn màu.
Là người khoác tấm sòng nâu tháng ngày !
Tâm điền khuấy lặng sớm mai,
Xứng danh cho kẻ lạt chay khổ mình;
Tình dân như nước Thái Bình
Tình người như thể công trình Tạo Đoan.
Trải qua bao cuộc thương tang,
Đều trong tự thấy bẽ bàng cho chung;
Nào người đạo đức anh hùng,
Đừng bi thiết lắm mà đừng đôi chơn.
Nào đâu những bậc hiền nhơn,
Đừng chôn chí cả trong cơn ngặt nghèo;
Giông to nhờ những tay lèo,
Sóng về lòng nước, gió vèo không trung.
Đó là bỉ thới kiết hung,
Thời cơ vận mệnh đắc trung mới thành;
Loạn ly danh những là danh,
Trời trong gió lặng mới rành khúc nôi.
Chỉ toan vững bước người ôi,
Kia nguồn suối cũ chớ bồi bụi nhơ;
Ta về bên cảnh trời thơ,
Xây cho nhà Việt nên cơ nghiệp Trời.
Bao niềm tâm sự đầy vơi,
Tương phùng cửa Phật tỏ lời thiệt hơn;
Nhắn cho các bậc tu chơn,
Tam Kỳ Phổ Độ keo sơn đạt thành.
Có keo sơn vạn lòng thành,
Mới ngăn được những sóng thần hiểm nguy;
Đường đi ta hãy cùng đi,
Lời lành ta cứ vân vi lời lành.
Mặc ai trong chốn phù sanh,
Đặt bày xuôi ngược toan tranh với mình;
Đó là Đại Đạo chi tình.