Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có ...
-
Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh tại Việt Nam, được khai sáng vào đầu thế kỷ XX ...
-
Qua hơn 40 năm học Đạo và hành đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, nhứt là qua những ...
-
Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều ...
-
Bản hợp xướng giữa xuân tâm và xuân cảnh Thiện Quang Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông ...
-
Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...
-
Tân Ước /
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...
-
Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn ...
-
Hội ý bài kệ “Nhãn thị chủ tâm” của Đức Chí Tôn, thì Chánh pháp này cũng đặt tại Tâm ...
-
“Ta có một thang trị về trí ( tánh hiểu biết), một thang trị về hành (làm theo tánh hiểu ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi ...
Sưu tầm
Các núi linh thiêng của Trung Quốc
Các ngọn núi linh thiêng trong cả hai nhóm là các điểm đến rất quan trọng đối với các cuộc hành hương.
Ngũ Nhạc
Ngũ Nhạc được sắp xếp theo bốn hướng chính và trung tâm của vùng đất Trung Hoa cổ đại. Các rặng núi trong nhóm này bao gồm:
hướng bắc: Hằng Sơn (恒山) thuộc tỉnh Sơn Tây cao 2.017 m
hướng nam: Hành Sơn (衡山) thuộc tỉnh Hồ Nam, cao 1.290 m
hướng đông: Thái Sơn (泰山) thuộc tỉnh Sơn Đông, cao 1.545 m
hướng tây: Hoa Sơn (华山) thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997 m
trung tâm: Tung Sơn (嵩山) thuộc tỉnh Hà Nam, cao 1,494 m
Ngoài ra, các rặng núi này đôi khi được nói đến theo hướng tương ứng mà chúng chỉ, tức là "Bắc Nhạc", "Nam Nhạc", "Đông Nhạc", "Tây Nhạc" và "Trung Nhạc".
Theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái Sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Cũng vì cách diễn giải này, nó thông thường được nhắc đến như là ngọn núi linh thiêng nhất trong số Ngũ đại danh sơn. Phù hợp với vị trí đặc biệt của nó, Thái Sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu của Bàn Cổ.
Tứ linh sơn
(Hinh tren :Đại Hùng Bảo điện, ngôi đền trên Cửu Hoa Sơn)
Tứ linh sơn của Phật giáo là:
Ngũ Đài Sơn (五臺山) thuộc tỉnh Sơn Tây cao 3.058 m, thông thường được gắn liền với Văn Thù Bồ Tát
Nga Mi Sơn (峨嵋山) thuộc tỉnh Tứ Xuyên cao 3.099 m, thông thường được gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
Cửu Hoa Sơn (九華山) thuộc tỉnh An Huy, cao 1.341 m , thông thường được gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát
Phổ Đà Sơn (普陀山), thuộc tỉnh Triết Giang cao 284 m, thông thường được gắn liền với Quan Thế Âm Bồ Tát.