Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...
-
Trong một năm, mùa nào cũng có ý nghĩa, có cái quý, cái đẹp do sự chuyển hóa của thiên ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh ...
-
Này các con ! Tiết Xuân hòa dịu đã đến trần gian. Các con đều dừng bước để đón xuân, ...
-
"Ta gởi lời này cho tất cả nhân sinh trên cuộc đời đang có, từ dân tộc nghèo đói dốt ...
-
Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007) Tam ...
-
1) Trươc các tầng trời Ngài rạng rỡ uy nghi, Rộng lớn vô cùng và tế vi khôn tả Kìa, áo khoác ...
-
Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân ...
-
Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...
-
THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ...
-
Một ngày Tết Đoan Ngọ thật tươi trong và đầy ánh Thái dương ấm áp.Cơm nước đã sẵn sàn, tôi ...
Sưu tầm
Ngũ Thời
1. Thời kỳ Hoa nghiêm (Avatamsaka) : Sau khi mới thành đạo, Đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị Đại Bồ Tát và các bậc căn trí Đại thừa đã thuần thục, nên Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những bậc Tiểu thừa ngồi nghe, nhưng lại chẳng hiểu Đức Phật nói gì cả.
2. Thời kỳ A Hàm (Agamas): Thời kỳ Đức Phật nói Kinh "Tứ A Hàm"
- Dirghàgamas sùtra (Trường A Hàm)
- Madhyamàgamas sùtra (Trung A Hàm)
- Ekottarikàgamas sùtra ( Tăng Nhất A Hàm)
- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và
- Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm). Tạp Tạng thì gọi là "Ngũ A Hàm". Bộ kinh này đầu tiên Đức Phật giảng tại vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là thời kỳ Lộc Uyển, vì căn cơ của các hàng Thanh Văn (thuộc Tiểu Thừa) còn thấp kém nên Ngài nói pháp" Tứ Diệu Đế" (Catuariyasaca : Khổ, Tập, Diệt, Đạo); diễn giảng trong bốn bộ kinh thuộc về A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.
3. Thời kỳ Phương đẳng (Vaipulya): " Phương đẳng" có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sanh, gồm có bốn giáo Tạng - Thông - Biệt - Viên. Về thời kỳ này, Đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật), để giáo hóa các bậc Tiểu thừa, rằng giáo pháp thuộc Tiểu Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Ngài có ý gián tiếp quở trách để họ biết tự hối mà ham mộ giáo lý Đại thừa.
- Tạng giáo, tức Tam Tạng giáo pháp của Tiểu thừa, như Đức Phật nói kinh Tứ A Hàm….
- Thông giáo, tức có nghĩa là Đức Phật thuyết pháp cho cả Đại - Tiểu Thừa đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì "thông" vào Tạng giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được "thông" vào Biệt giáo và Viên giáo, nên gọi là Thông giáo.
- Biệt giáo, tức là Đức Phật nói pháp cho hàng Bồ Tát, khác với Tạng giáo, Thông giáo kể trên và Viên giáo sau này, nên gọi là Biệt giáo.
- Viên giáo, Đức Phật đối với các bậc Bồ Tát có căn trí thông tuệ mà nói ra giáo pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Đốn cho nên gọi là Viên giáo.
Trong bốn giáo pháp nói trên, TẠNG, THÔNG, BIỆT là ba giáo thuộc về Quyền giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật giáo.
4. Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãpàramità) tức thời kỳ Đức Phật nói các kinh về Bát Nhã để mở mang Kiến , Văn , giải , cho hàng Tiểu thừa, có khuynh hướng Đại thừa; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Ngài nói Pháp "Bát Nhã không tuệ" để phá chấp, giúp cho họ thông đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các "pháp" (Đấy chẳng qua là "giả tướng", chứ thực ra không có cái gì là thực thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu thừa sớm đạt được Giải thoát.
4. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharma pundarikam - Nirvàna), tức thời kỳ Đức Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Niết Bàn cho mọi căn cơ, mọi loài người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ đến trung căn, bậc căn trí trung bình, và hạ căn, bậc căn trí thấp kém), tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh cũng gọi là " hội tam qui nhất" khi đã thuần thục, nên Đức Phật trực chỉ nghĩa Khai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng thật tánh, thật tướng của các "Pháp"; không ngoài mục đích = Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến" cho chúng sinh đều được chứng đạo quả "Vô Thượng Bồ Đề" (Anuttara Samyak Sambodhi). Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Đức Phật giảng kinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể "đại hải thanh tịnh" chứng đạo quả "giác ngộ" và "giải thoát".