Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Thực hiện đồng nhân chính là xây dựng thế nhân hòa trên nền tảng chân vạc: "nhân bản, an lạc ...
-
SOUFISME /
Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...
-
Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết ...
-
Cuối năm 2014, sau khi hoàn thành sách về “Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương” – Giáo tông Hội thánh ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
-
Ngươi dám đóng lại khung trời Đại Đạo,? Có biết từ đâu ngươi đã sinh ra? Cái nốt bụi được mặt trời ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...
-
"Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...
-
Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Có công bình mới có hòa bình
Như thế, sự mất công bình trong xã hội và trên thế giới là do con người thiếu đạo, nhân quần vô đạo.
Nhìn lại lịch sử cổ kim, quả thật sự bất công đã và đang xảy ra hằng ngày hằng giờ ở khắp mọi nơi, mặc dù bao nhiêu cuộc cải cách xã hội,bao nhiêu thể chế canh tân nhằm đem lại sự công bình giữa người và người, kết quả chỉ được trong muôn một, hoặc chỉ trên hình thức.
Tại sao ? Bởi vì lẽ công bình ở trong lòng người chứ không ở nơi văn kiện luật pháp. Luật pháp chỉ ngăn ngừa sự bất công chứ không chuyển hóa đựoc nội tâm con người. Nên gần đây, trước thảm trạng các dân tộc tàn sát lẫn nhau, tại diển đàn Liên Hiệp Quốc, TTK Kofi Annan đã cảnh báo: "Nếu không có sự công bình thì không thể nào chấm dứt chiến tranh". Chứng tỏ cơ quan bảo vệ hòa bình thế giới cũng đã bất lực trước mọi bất công giữa các quốc gia dân tộc. Nguyên nhân do cán cân công lý nằm trong tay kẻ mạnh chứ không ở lương tâm. Nhưng liệu kẻ mạnh có an nhiên thụ hưởng sự chiếm đọat của mình chăng ?
Lịch sử cho thấy kẻ mạnh có thể chiếm đọat tài sản và sinh mạng kẻ khác chứ chưa bao giờ chiếm đọat được lòng người bằng hành vi vô đạo cả ! Thế nên nhân tâm là điều kiện vô giá để xây dựng xã hội và thế giới an lạc hòa bình. Mất nhân tâm sẽ mất tất cả !
Lòng người ở đâu ? Lòng người chính là lòng mình. Điều gì thuận lòng ta thì thuận lòng người, trái với lòng ta ắt trái lòng người. Chừng nào còn phân biệt hơn thua ta người, còn tự tôn tự đại thì sự tương đồng không còn, sẽ xãy ra tương phản và tương tranh.
Vậy đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên các bậc giáo tổ, thánh nhân lập đạo đều nhắm mục đích dạy nguời đời thực hiện đạo lý ấy. Đó là Bình đẳng quan của Phật, Tề vật luận của Lão Trang, Trung đạo của Nho, mà thời Tam Kỳ Phổ độ nầy Cao Đài dung hợp trong đường lối "Đại đồng công dụng".
Ôi ! "Thế đạo đại đồng" hãy còn xa xăm nếu lòng người hãy còn nhân ngã.
"Nhìn thế sự loạn ly chinh chiến,
Trông nhân loài diễn biến tương tàn;
Thành sầu bể hận dọc ngang,
Do mầm thị dục ngập tràn ngã nhân.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhân chấp ngã để đời truyền kiếp,
Quả chiến tranh cộng ngiệp nhơn sanh;
Giang sơn cẩm tú Trời dành,
Sao không cùng hưởng mà đành xé xâu.?" [2] Đức Di Lạc Thiên Tôn, Trúc Lâm Thiền Điện, 13.4. Đinh Mùi, 1967