Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
11/04/2022
Thiện Chí

YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY


 

                                                                                                                              YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY


                                           I . DẪN  NHÂP: ĐI TÌM NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT

                                            II. YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY

A.      NGUÊN LÝ “THIÊN ĐIA VẠN VẬT NHẤT THỂ

B.      YẾU TỐ  NHẤT THỂ TRONG CÁC TÔN  GIÁO

 

1.       TRONG  BÀ LA MÔN GIÁO

2.       TRONG HỒI GIÁO

3.       TRONG NHO GIAO

4.       TRONG PHẬT GIÁO

5.       TRONG KY TO GIÁO

 

                     III. KẾT LUẬN

 

_____________

I . DẪN NHẬP : ĐI TÌM NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT

Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ này là thực hiện đại cuộc Qui nguyên.
Qui nguyên có nghĩa là trở về nguồn gốc sau những thời kỳ vạn sự, vạn vật được sanh hóa cùng cực, lại đến giai đoạn quay về chỗ khởi sanh. Gốc chỉ có một, mà ngọn thì thành muôn. Vì thiên hình vạn trạng nên các loài đều khác nhau về hình thức. Đối với loài người, chẳng những khác nhau về màu da sắc tóc, mà về tinh thần và tư tưởng lại càng có nhiều dị biệt. Từ đó nảy sinh khái niệm “Bản thể - hiện tượng” là hai phạm trù đi đôi như Âm với Dương, nhưng có những mối tương quan mật thiết.
Để giải thích lý tương quan ấy, các đạo gia nêu lên chủ thuyết “Đạo là Mẹ của muôn loài” (1), Nho gia nói “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”, Phật nói “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Các triết gia thì đề cập khái niệm “phổ quát đối ứng với bản sắc đa thù”. Về văn hóa, một triết gia viết: “Văn hóa nhân loại, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể quy gọn ở mức là tổng số của những nền văn hóa riêng biệt. Bởi vậy, Goethe kêu gọi các nhà thơ, các nghệ sĩ và các nhà tư tưởng hãy ra khỏi cái khung dân tộc mà Herder và các đồ đệ của ông khuôn họ vào.” (2)
Thời nay, sự phân hóa tư tưởng con người ngày càng phức tạp, dẫn đến những mâu thuẫn ý thức hệ, chia rẽ giữa nội bộ các dân tộc, giữa các quốc gia. Chiến tranh và bạo lực liên tiếp bùng nổ, thế giới đang đứng trên bờ vục thẳm, lòng người hoang mang . . . Người ta đang đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi các tôn giáo; nhưng lại thất vọng vì nạn kỳ thị tín ngưỡng. Giữa lúc ấy, Đấng cứu tinh đã đến, trao cho người thời đại thông điệp “đại đồng qui nguyên”:

Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh,
Đông tây, kim cổ lập thành tương lai
. (3)

Đặc biệt, thông điệp này báo hiệu cơ “Thiên nhân hiệp nhất”, giải quyết cuộc diện bế tắc dựa trên năng lực hiệp đồng vạn sanh và vận dụng những giá trị phổ quát rút ra từ trong lịch sử văn minh xa xưa-hiện đại toàn cầu.
Những giá trị phổ quát là những tinh hoa tinh thần nâng cao nhân vị vượt không gian và thời gian. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khẳng định giá trị phổ quát ưu việt đều có trong mỗi cá thể con người không phân biệt giai cấp, chủng tộc hay tôn giáo. Đó là “Đạo tự hữu”. Nên thánh giáo Cao Đài viết: “Cái bản vị cao quí của con người đối với vạn vật vạn linh cũng là cái rất quan trọng với chính nó trong cuộc sống toàn diện là sống theo đúng bản vị của con người trong ý nghĩa bất tử bất biến.” (4)
Sứ mạng trọng đại của Tam Kỳ Phổ Độ là làm thế nào vạch ra đường lối phát huy động lực thăng tiến từ bản vị ấy. Nên Đức Giáo Tông vẫn ưu tư: “Nhưng than ôi! Nào có mấy ai hiểu thấu ý nghĩa đó để chấp nhận cho mình một đời sống chân chính trong sứ mạng hoằng giáo độ đời.”
Thế nên, Đức Chí Tôn Cao Đài mới gióng lên hồi chuông Khai Minh Đại Đạo để thức tỉnh những ai quên lãng Bản thể chơn nhơn của mình. Nhờ đó biết sống lẽ sống đích thực bằng giá trị “thiên hạ tối linh”, và dám lặp lại tuyên ngôn “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” của Đức Thích Ca Như Lai.

Đại Đạo vận hành trong lẽ Một,
Một mà tất cả phải làm sao?
Làm sao từ huệ được viên dung,
Duy ngã độc tôn biết chỗ dùng,
Thiên thượng bao trùm ơn đức cả,
Nhơn gian nhuần gội nghĩa tình chung
. (5)

Vậy những giá trị phổ quát giữa nhân gian là những gì có công dụng đại đồng; ở đâu, đối với bất cứ ai, đều đem lại sự chuyển hóa thân tâm trở nên tươi đẹp an vui, và sự nghiệp thăng tiến như Văn ngôn hào Lục ngũ quẻ Khôn viết: “Quân tử hoàng trung thông lý. Chính vị cư thể. mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi. phát ư sự nghiệp. Mỹ chi chí dã.”(6) Hơn thế nữa, người sứ mạng lại lấy lòng Trời làm lòng mình, bao dung dưỡng dục quần sanh vô tư vô kỷ vô công, đó là giá trị phổ quát của thiên tâm, chân ngã bao trùm vũ trụ vạn vật.

Vi nhân tử tài thành nhân vị,
Phật Thánh Tiên nhất lý do hà,
Vô tư vô dục vô tà,
Từ bi, bác ái, trung hòa lợi sanh
. (7)

Tóm lại, giá trị phổ quát gần gũi thiết thân con người nhất là “tấm lòng”, vì “Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhân loại.” (8)

II. YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY

A.      NGUÊN LÝ “THIÊN ĐIA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Chủ thể con người – đứng giữa Trời Đất và vạn vật – có thể phát biểu một nguyên lý khái quát hóa toàn bộ chân lý của thực tại hiện hữu trước mắt, trong đó có cả chính mình. Bởi vì từ thuở sơ khai của sự sống, sự sinh tồn của vạn vật bao giờ cũng nằm trong môi trường sống của vũ trụ, được tổng hợp từ muôn vàn yếu tố của thiên nhiên, của không thời gian diễn biến không ngừng để sanh hóa và tiến hóa. Cái lẽ sống duy nhất và vĩnh cửu của vạn vật được bao hàm trong Trời Đất chính là Bản thể của vũ trụ. Và nguyên lý nói trên chính là Nguyên lý Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể.

Nguyên lý này có thể được diễn đạt bằng các mối tương quan giữa các phạm trù "Thiên địa" – "Vạn vật"; "Thiên địa" – "Con người"; "Con người – "Vạn vật; "Con người – "Con người"

1.  Tương quan – tương đồng giữa các phạm trù thiên địa và vạn vật

Thiên Địa. Trong nguyên lý này, Thiên Địa (hay Trời Đất) không phải là không gian vũ trụ vật chất. Con người Đại Đạo nhìn Trời Đất như một tổng thể có sức sống vĩ đại mà giáo lý Đại Đạo có thể diễn giải bằng phạm trù Càn-Khôn. Càn, hay Thiên, là nguyên lý tác động và định hình (principe actif-formatif); Khôn, hay Địa, là nguyên lý tiếp thâu nuôi dưỡng (principe réceptrif-nutritif).

Như thế Thiên Địa là thực tại vĩnh cửu, cho dù các hành tinh hay muôn ngàn thiên thể có di chuyển, đổi thay, nổ vỡ hay biến mất.

Vạn vật. Tất cả vật chất và sinh vật là hiện thân của tiềm năng Trời Đất. Tiềm năng ấy là bản thể của Càn Khôn, cũng là bản thể của vạn vật. Giáo lý Đại Đạo dùng khái niệm LINH QUANG ám chỉ bản thể ấy trong các sở vật thực tại.

Trong phạm trù vạn vật, giáo lý Đại Đạo nhìn nhận rằng: vô số chủng loại đang hiện hữu không chỉ là những tạo vật thụ hưởng một bản thể chung, mà còn đang dự phần vào một dòng tiến hóa liên tục, trong đó, loài thô sơ là tiền thân của loài tinh tấn. Dòng tiến hóa này cuối cùng sẽ mang về cho Trời Đất những chủ thể hoàn hảo nhất, góp phần vào sự thành đạt cứu cánh chân thiện mỹ của Thiên cơ.

Vậy, Thiên Địa là bản thể, bản căn của cuộc sinh hóa, và là tồn tại vĩnh cửu của thực tại vũ trụ vạn vật, cho dù vạn vật cứ tiếp diễn vô số chu trình thành trụ hoại không. Còn bản thân sự hiện hữu của vạn vật là trường tiến hóa.

Giáo lý Đại Đạo gọi bản thể ấy là Khí, bản căn ấy là Lý để nêu lên mối tương đồng tương quan giữ thiên địa vạn vật trong cơ nguyên sinh hóa, biến hóa và tiến hóa của vũ trụ. Khí là tuyệt đối thể thuộc Vô cực; Lý là nguyên lý Am Dương của Thái Cực Đại Linh Quang.

Tóm lại, "Trời Đất" và "vạn vật" có những tương quan mật thiết từ trong nguồn gốc hóa sanh, hình thành, công dụng và tiến hóa. Tất cả, theo giáo lý Đại Đạo, đều được bao hàm trong ĐẠO:

"Đạo dựng nên Đất trời. Trời đất do Đạo [mà] hóa sanh vạn vật. Vạn vật cũng do Đạo [mà] tiến hóa không ngừng. Vì vậy nên trong vạn vật đều có Đất Trời, tức là có Đạo vậy. Từ loài khoáng sản đến côn trùng, thảo mộc, thú cầm, và nhơn loại đều chịu định luật chung của Đạo".[1]

2.  Tương quan - tương đồng giữa thiên địa và con người

Vạn vật – kể cả con người – cũng có Bản thể Linh Quang đồng nhất, nhưng chỉ có con người là loài đạt thành cấu thể của một Tiểu Thiên Địa.

"Người là Tiểu Thiên Địa đó,

Người với Trời nào có khác chi;

Hễ Trời có những món gì,

Người nguời đều cũng đủ y như Trời."[2]

Nói cách khác, Con Người là vũ trụ thu gọn, tức là một Tiểu Càn Khôn, một Tiểu Thái Cực.

Vậy, ngoài Bản thể Linh Quang tương đồng, Đại Thiên Địa và Con Người lại tương đồng ở cơ nguyên vận động nội tại hoàn bị nhất của một Thái Cực.

Nhưng Con Người không phải là một hệ thống vận động vô tri. Giáo lý Đại Đạo xác tín Thượng Đế, Đấng Chủ tể Càn Khôn và cũng nhìn nhận Con Người là một chủ thể, một tiểu ngã tương ứng với Đại Ngã Thái Cực Thánh Hoàng (Thượng Đế).[3]

Cái căn cơ của chủ thể Con Người là Chơn Tánh, là ánh sáng Linh Quang của sinh vật đạt đến nhân vị.

"Tánh ấy là gì? Tánh là NGUYÊN LÝ sở dĩ sanh ra nhân loại; thế nên cái Bản Nguyên về tinh thần của con người là Lý. Lý ấy rất linh diệu thiêng liêng của Trời đã phân ra mà ban cấp cho mỗi người, nên Lý ấy tức là Tánh vậy." [4]

Như thế Thiên Địa và Con Người là hai thực thể thống nhất về bản thể, về cơ cấu, về cơ nguyên vận động nội tại và quyền năng chủ sử. Những mối tương quan nhạy bén giữa hai thực thể đó thường xuyên biểu hiện trên sinh lý lẫn tâm linh con người.

Điểm đặc biệt là khả năng cảm ứng giữa Thượng Đế và Con Người. Chính mối thông linh này là cứu cánh tiến hóa giải thoát, đồng thời là điều kiện thực hành sứ mạng THẾ THIÊN HÀNH HÓA của Con Người Đại Đạo đối với nhân sanh.

"Trời với Người cũng đồng một lý, một khí mà ra thì không cảm ứng nhau sao được."[5]


3. Tương đồng – tương quan giữa con người và vạn vật, giữa con người và con người


3.1. Con người và vạn vật


Vạn vật và con người cùng nguồn gốc với vũ trụ, vì đều là những thực tại được biểu hiện ra từ Đại Bản Thể duy nhất hay Vô Cực. Đương nhiên, hai đối tượng này tương đồng về Bản thể. Nhưng điểm đặc sắc là mối tương quan chặt chẽ trong sự sống và sự tiến hóa.

 

C.    YẾU TỐ  NHẤT THỂ TRONG CÁC TÔN  GIÁO

 

·         1. TRONG  BÀ LA MÔN GIÁO

Yếu tố Cao Đài trong BLM giáo là NHÂT NGUYÊN THUYẾT

Bà La Môn giáo, về phương diện Đại Đạo, được xây dựng trên Nhất Thể Brahman, túc là trên thuyết:

Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể,

Nhất Thể Tán Vạn Thù; Vạn thù Qui Nhất Thể.

 

·         Linh Mục Hoàng Sĩ Quý, trong quyển Triết Sử Ấn Độ của Ông, đã nhận định: “ Có điều là, dù khác nhau đến đâu, thì các Upanishads cũng có chung một số điểm chính yếu. Đó là:

·          

·         -Nhất Nguyên Thuyết.

·          

·         -Tên Nhất Nguyên: Brahman-Atman.

·          

·         -Mục đích nhằm: Giải Thoát.

·          

·         -Đường dẫn tới mục đích: Minh Minh Trí (Jnana) [1].

·          

·         Tất cả các quan niệm chính yếu nói trên của Upanishads và Veda sau này đã được môn phái Triết Học Vedanta làm sống động lại. Và người đại diện lỗi lạc của môn phái là Samkara ( 778-820) đã toát lược bằng mấy chữ Nhất Nguyên Thuần Tuý (Absolute Monism).

·          

·         Brahman, Nhất Nguyên Thuần Tuý, Căn Nguyên Vũ Trụ là Thực Thể Duy Nhất, Bất Khả Phân, tràn ngập vũ trụ.

·          

Vũ trụ hữu hình này, chẳng qua là do Brahman, tán phân, phóng phát ra, theo trình tự từ Vô Tướng, đến Hữu Tướng; từ Khinh thanh, đến trọng trọc; từ Vi Tế đến Thô Thiển, Hiển Lộ.[2]

Cao Đài :

Con ôi ! Thầy đến lúc đầu canh.
Thông thấu thần quang cõi trọn lành;
Gió núi sóng cồn chưa ổn định,
Sương mai nắng hạ vẫn xoay quanh.
Càn khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên Địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhứt.
Không tìm sao thấy ở hình danh."


"Một là tất cả đó con ơi !
Tất cả biết gom một lẽ Trời;
Mới ứng dụng vào trong thế sự,
Không là những chuyện nói đùa khơi."


"Các con  ơi ! Sự đắc  nhứt đối với người  tu theo Đại Đạo  của Thầy, là một then chốt quan trọng ở mục tiêu, vì mục tiêu  là điểm rốt ráo. Nếu các con không nhìn nhận và nắm được lẽ Một ấy, cứ quanh  quẩn bên ngoài, thì không bao giờ đến chỗ. Nếu không được Một, chẳng những các con  cứ quanh quẩn bên ngoài vòng đạo lý, mà phải chịu  trong sự vô minh  nê chấp riêng rẽ  ở quan niệm cá  nhân hay đoàn thể tông phái của mình."  (
Đức Chí Tôn,CQPTGL , Tuất thời Rằm tháng 3 Tân Hợi (10-4-71)

 

 2.   TRONG HỒI GIÁO

Yếu tố Cao Đài trong Hồi giáo : Thượng Đế (Thánh Allah) là duy nhất và tối cao giữa vũ trụ vạn vật (Càn khôn thế giới)

Những người theo Hồi Giáo tuyệt đối phục tòng Allah.

*Họ giữ Giáo Điều (Iman).

* Ăn ngay, ở lành (Ihsan.-Right Conduct).

* Giữ giáo luật (ibadad).

Giáo Điều quan trọng nhất là câu: Không ai bằng Allah. (la ilaha illa Allah). Allah có 99 tên.

Cao Đài :” Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.” (Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển I, Thầy có dạy ngày 22 tháng 7 năm 1926 (13 tháng 6 Bính Dần) 

 

Ăn ngay ở lành:

Phải đối xử huynh đệ với nhau, phải trọng nữ quyền, không rượu chè, cờ bạc, thương xót người cô quả, không hiếp đáp họ, thương xót kẻ già yếu, người bần cùng, nghèo khổ v.v...[3]

Giáo Luật.

Giáo Luật Hồi Giáo có 5 điều gọi là 5 cột trụ (“Five Pillars”= Al-arkan).

1. Nhắc lại đức Tin (Shahada):

La ilaha illa Allah; Muhammad rasul Allah: Không có Chúa nào ngoài Allah; Mahommed là tiên tri của Allah.

2. Kinh (Salad).

Ngượi khen Chúa muôn loài,

Đấng lân tuất, nhân từ.

Đấng phán xét thiên hạ.

Chúng con chỉ thờ Ngài,

Chỉ xin Ngài giúp đỡ.

Xin dẫn chúng con trên đường ngay,

Đường của những người Ngài chúc phúc,

Không phải đường của những người ngài giận ghét.

Không phải đường của kẻ lầm sai. (Koran Sura I)

Một ngày 5 lần phải đọc kinh như vậy: Sáng sớm, trưa, giữa chiều, lúc mặt trời lặn, lúc chập tối.

Đi đâu giáo hữu cũng phải đem theo thảm để trải đọc kinh. Trước khi đọc kinh, phải rửa chân tay, mặt mũi. Ở sa mạc, thì rửa bằng cát. Đọc kinh, phải lạy về hướng Mecca.

Nam giáo hữu, mỗi thứ Sáu, vào buổi trưa hay tối, phải đọc kinh chung tại đền thờ, do một Imam hướng dẫn.

Sau buổi kinh, Imam có thể giảng giáo lý.

Cao Đài : “ Con có thánh tâm sẽ có Thầy,

Thầy là cha cả khắp Đông Tây,

Tây đông dầu biết hay không biết,        

Thì đức háo sanh vẫn thế này. “

 

3. Bố thí. (Zakat).

Bố thí là làm phúc cho người nghèo khó. Bố thí là tuỳ hỉ, không còn được coi là một loại thuế.

4. Ăn chay trong tháng Ramadan.

Trừ người dau ốm còn ai cũng phải ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9, theo lịch Hồi giáo) từ bình minh đến mặt trời lặn, không được làm tình, không được ăn hay uống bất cứ vật gì.

5. Hành Hương. (Hajj)

Ai cũng nên hành hương Mecca, trong cuộc đời mình, nhất là vào tháng Dhu-Al-Hijja (Tháng 12, Hồi Giáo), để cùng mọi người đi quanh đá Ka’ba.

3. TRONG  NHO GIÁO

Yếu tố Cao Đài trong Nho giáo : Thầy là Bản thể , là Thái cực là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật. Cốt tủy Nho giáo : HAI CHỮ TRUNG DUNG.

Chữ Trung, theo Từ Nguyên, là một mũi tên bắn trúng hồng tâm.

Trình Tử và Chu Hi giải Trung là bất thiên, bất uỷ, nghĩa là không thiên lệch, không dựa vào đâu.

Chữ Dung, theo Trịnh Huyền, có nghĩa là dùng, là áp dụng, còn theo Trình Tử, thì có nghĩa là không biến đổi.

Sau khi hội ý tiên nho,  giải thích 2 chữ Trung Dung một cách thông thường như sau:

Trung là Tâm Điểm.

Dung là bất biến,

Trong vòng biến thiên, ảo hoá của vũ trụ, vạn hữu này, chỉ có một Tâm Điểm bất biến, hằng cửu, ấy là Bản Thể, là Tuyệt đối, là Vô Cực, là Thái Cực, là Đạo, là Trời.

Chính vì thế, mà Dịch Kinh đã vẽ Thái Cực ở Tâm Điểm vòng Dịch, còn các hào quái, tượng trưng cho vạn hữu, hình tướng bên ngoài, thì vẽ lên trên vòng tròn bên ngoài, lên trên vòng Dịch bên ngoài.

Tâm điểm, vì ở giữa vòng biến thiên của vạn hữu, nên không hề nghiêng lệch về bên nào. Tâm điểm, vì là cơ cấu, là căn cơ, gốc gác muôn loài, nên cũng không hề phải dựa nương vào đâu. Vì thế Trình Tử mới nói Trung là bất thiên, bất ỷ.

-Cái gì biến thiên thì còn ở trong vòng sinh tử, khổ đau. Cái gì bất biến mới thoát ra ngoài vòng biến thiên, sinh tử, khổ đau.

-Thế nên, con người, muốn thoát vòng sinh tử, khổ đau, phải đạt cho tới Tâm Điểm bất biến, đạt cho tới Trung Dung.

Cao Đài : Theo Đại-Thừa Chơn Giáo, trang 63, bản in 1956:

"Khí Hư Vô tạo ngôi Thái Cực,
Tức là Ngôi Độc Nhứt quang minh.
Vô-vi, vô ảnh, vô hình,
Thần thông quảng đại, chí linh diệu huyền.

                                                                 
Trong Võ Trụ trọn quyền sanh hóa,
Nắm trong tay khắp cả Càn Khôn.
Nấng nuôi vĩnh kiếp trường tồn,
Làm cho xác thịt, linh hồn an vui.”

 

Trong Vũ Trụ Càn Khôn lấy cái lý Thái Cực làm chủ tể của muôn triệu ức sanh linh và chưởng quản vật chất hữu hình (linh hồn và xác thịt).

Trong Trời Ðất có cái lý nhất định thanh quang là Thái Cực làm trung tâm điểm cho Vũ Trụ Càn Khôn muôn loài vạn vật. Cái lý độc nhất ấy toàn tri, toàn năng, biến hóa vô cùng vô tận, dưỡng dục cả sanh linh, bảo tồn vạn loại.

( ĐTCG , 18 tháng 8 Bính Tý (1936)

 

4. TRONG TINH HOA PHẬT GIÁO

Yếu tố Cao Đài: “Ðạo đâu? Ðạo ở nơi tâm, Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa.” ( Đạo là chân tâm, là nguyên thần)

(Đại thừa chân giáo, Ngày 17 tháng 8 Bính Tý (1936)

 

NHỮNG NGUYÊN TẮC TU THÂN CĂN BẢN.

1. Băng qua Vạn Pháp biến thiên, trở về với Chân Như Bản Thể.

Khi nhận thấy rằng chỉ có một Bản Thể duy nhất bao trùm không gian và thời gian, bao trùm cả vạn hữu, khi đã chấp nhận rằng Bản Thể ví như Đại Dươnghiện tượng và quần sinh ví như muôn nghìn sóng cả, hay như những bọt nước bồng bềnh trên mặt, thì điều kết luận dĩ nhiên sẽ là:

a. Bản Thể thì trường tồn, vĩnh cửu.

b. Hiện Tượng, quần sinh thì phù du, hư ảo.

c. Cho nên, phải bỏ phù du, để trở về với vĩnh cửu; bỏ hiện tượng để tìm về Bản Thể Chân Như.[1]

Phật xưa đã ba lần chuyển Pháp Luân:

Lần thứ Nhất: Giảng kinh Hoa Nghiêm, để chỉ vẽ gốc rễ, căn bản con người.

Lần thứ hai: thuyết kinh A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng, để chỉ vẽ chi mạt, ngọn ngành con người.

Lần thứ ba: thuyết kinh Pháp Hoa, Niết Bàn để dạy đời thu nhiếp ngọn ngành để trở về cội gốc, bỏ Hiện Tượng để trở về với Bản Thể, Chân Như. Đó là thành Phật, thành Đạo, đó là vào Niết Bàn.[2]

 

2. Tìm ra Chân Tâm, Chân Như Bản Thể dưới lớp Vọng Tâm, Vọng Ngã.

Sau khi đã dùng 2 chữ Bản Thể và Hiện Tượng để bao quát hết mọi lớp lang đại vũ trụ từ vô hình đến hữu hình, ta trở lại tiểu vũ trụ là con người chúng ta.

Như trên đă nói, trong vũ trụ, một Bản Thể Duy Nhất phát sinh muôn ngàn hiện tượng, nay trở lại con người, ta cũng thấy vẫn một Bản Thể Duy Nhất, Tuyệt đối ấy phát sinh ra mưôn vàn hiện trạng, điều động mọi suy tư, hướng dẫn mọi hành động. Bản thể ấy, theo từ ngữ Phật Giáo, chính là Phật Tính, làm căn cốt cho mọi người, cũng như làm căn cốt cho vũ trụ và muôn vật, vì thế nói: Chúng sinh đều có Phật Tính (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật Tính).

Cũng như vũ trụ có 2 phương diện Biến Thiên và Hằng Cửu, mỗi một người chúng ta cũng có 2 bộ mặt, 2 con người. Bộ mặt bên ngoài, con người bên ngoài thì nhem nhuốc, biến thiên chịu định luật thành, trụ, dị, không của thời gian; một bộ mặt, một con người bên trong thì uy nghi, rực rỡ, siêu thoát trên mọi hình, thức, sắc, tướng, và không điêu tàn với quang âm, tuế nguyệt. [3]

Vì thế mà Phật giáo mới phân Chân Tâm, Vọng Tâm, Chân Ngã, Vọng Ngã.

Vọng Tâm, Vọng ngã gồm tất cả những trạng thái biến thiên của tâm hồn, gồm thất tình, lục dục, tri giác, cảm giác, hoài bão, lý luận, tư tưởng, sinh sinh, diệt diệt với các hiện tượng bên ngoài.

Còn Chân Tâm, Chân Ngã thời tế vi, huyền diệu, bất biến trường tồn.

Chân Tâm, Chân Ngã còn gọi là Đại Ngã. Vọng tâm, Vọng Ngã gọi là Tiểu Ngã. Đại Ngã là có.

 

Cao Đài : THẦY LÀ BẢN THỂ CỦA CHÚNG SANH

Thánh ngôn:
Thầy đã từng dạy các con: Thầy sanh trưởng bảo tồn các con. Thầy đến nước Việt Nam này mở đạo dạy dỗ các con, Thầy không đòi hỏi các con làm những gì đem lại riêng tư cho Thầy, Thầy luôn luôn dạy các con phải thực hành đạo lý cho các con cái của Thầy, nghĩa là phải giác ngộ cho nhau, thương yêu dạy dỗ, đùm bọc cho nhau, bảo tồn cho nhau để cùng nhau được sống trong cảnh thái hòa, cùng hưởng hạnh phúc với nhau mãi mãi, chớ không được thù hằn ganh tị ghen ghét hại nhau rồi tự diệt nhau, vì các con là một trong vạn vật chúng sinh mà vạn vật chúng sinh là bản thể của Đạo, mà bản thể của Đạo tức là bản thể của Thầy. Các con có thương nhau tức là các con đã thương Thầy. Nếu các con ghét nhau, chính là các con ghét Thầy. Mà Thầy có bao giờ làm gì đến nỗi để các con ghét Thầy, có phải vậy hôn các con?

 

5.TRONG CỐT TỦY KITO GIÁO

 

Yếu tố Cao Đài: “ Thầy là các con, các con là Thầy”

 

Vậy phần Mật Giáo nội truyền đó có thể được trình bày như sau:

1. Con người có Thiên Tính hay Thiên Chúa hằng ngự trị trong tâm hồn mọi người.

2. Nước Trời đã ở ngay trong tâm khảm con người.

3. Mọi người đều có đấng Kitô trong tâm khảm.

4. Hai phương diện một con người: TÂM và THẦN.

5. Ý nghĩa cuộc tiến hoá quần sinh:

-Từ phàm phu con người sẽ trở thành Thần Linh.

-Từ phàm phu, con người sẽ tiến hoá, sẽ triển dương tới tuyệt đỉnh, để trở nên những con Thiên Chúa, đđạt đúng tầm kích như Chúa Kitô.

6. Đại Đạo chân truyền:

-Đi vào Tâm mà tìm Đạo, tìm Trời.

-Tỉnh giảm mọi lễ nghi, hình thức.

-Tìm cho ra luật lệ Trời ghi tạc trong tâm can.

-Sống kết hợp với Thiên Chúa.

 

 

Con người có Thiên Tính hay Thiên Chúa hằng ngự trong tâm hồn mọi người.

Thánh Paul viết:Chỉ có một Thiên Chúa là cha chung mọi loài. Ngài ở trên mọi loài, xuyên thấu mọi sự, mọi loài, và ở trong mọi người chúng ta[1]

Ngài lại nói: Nhưng cũng chỉ là một Thiên Chúa tác động mọi sự trong mọi người. Mọi người đều được một phần hiển dương của Thần Chúa để góp phần vào ích chung.[2]

Ngài cũng nói: Anh Em há chẳng biết Anh Em là đền thờ. Chúa và Thần Chúa ở trong anh em sao?[3]

Ngài viết thêm:Anh em chẳng phải sống bằng xác mà bằng Thần, vì Thần Chúa ở trong anh em.[4]

2. Nước Trời đã ở ngay trong tâm khảm con người.

Nước Trời kề cận. [5]

Nước Trời không đến một cách lộ liễu, và không thể nói được: Nước Trời ở đây, nước Trời ở đó, vì anh em hãy biết: Nước Trời ở trong anh em. [6]

Tiếc thay những câu đó xưa nay được hiểu như là Nước Trời đã gần tới...Nước Trời ở giữa Anh em.

Vả lại niềm tin rằng nước Trời ở ngay trong tâm khảm mỗi người, chỉ là một hệ luận tự nhiên của niềm tin rằng: Chúa, Thần Chúa đã ngự trị trong tâm khảm mỗi người, như đã chứng minh ở trên.

3. Mọi người đều có đấng Kitô trong tâm khảm.

Ernest Bosc gọi đó là Huyền Nhiệm Đấng Kitô (le mystère du Christ) hay là Huyền Nhiệm Phúc Âm (mystère de lévangile)[7]

Như vậy, theo Ernest Bosc, hiểu được huyền nhiệm đấng Kitô, nghĩa là linh cảm được rằng mình có Chúa Kitô trong lòng mình, là sẽ hiểu được tinh hoa Phúc Âm, nắm được cốt tuỷ Phúc Âm.

Ernest Bosc cho rằng: không nên hiểu Đấng Kitô là Ngôi Hai chỉ giáng trần một lần duy nhất trong Chúa Giêsu, mà phải hiểu đó chính là Ánh Linh Quang tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người, Ánh Linh Quang phát xuất từ Đại Linh Quang bao quát toàn thể vũ trụ. Như vậy trong mỗi người đều có sẵn đấng Kitô, mỗi con người đều là một Tiểu Linh Quang, một phần tử bất khả ly của Đại Linh Quang.[8]

Thánh Paul viết: Anh em há chẳng biết thể xác anh em là thân thể đấng Kitô...Anh em hãy ngợi khen và mang Thiên Chúa trong thể xác anh em.[9] Câu Kinh Thánh trên là dịch nguyên văn từ Thánh Kinh Vulgate, nguyên bản Latinh. Trong các bản Thánh Kinh sau này, bất kỳ bằng tiếnh Anh, Pháp hay Việt, đều bỏ không dịch mấy chữ hãy mang thiên chúa trong thể xác anh em.

Thánh Paul cho rằng: Cái điều huyền diệu trên đây, từ bao thế kỷ trước ngài, người ta đã quên khuấy mất, và Ngài có trách nhiệm tuyên xưng lại điều ấy. Đó là: Đấng Kitô ở trong Anh Em.[10]

Chính là vì trong mỗi người chúng ta, có cái Mầm Mộng Kitô đó, cho nên thánh Paul mới chủ trương rằng chúng ta có thể triển dương tới viên mãn, để thực sự đạt tới tầm kích của đấng Kitô. [11]

Như vậy, cái điều huyền diệu, cái điều bí ẩn của Phúc Âm chính là chỉ vẽ cho mọi người biết rằng: Trong lòng họ có Thượng đế hiện diện. Hồng ân này không rành riêng cho ai. Người Do Thái hay người muôn phương cũng được diễm phúc đó đồng đều như nhau. [12]

Thánh Paul cho rằng: Ngài đã chịu đau khổ, chịu vất vả để cho đấng Kitô được hình thành trong tâm hồn các giáo hữu.[13]

Như vậy lúc thì Phúc Âm nói: Trong ta có Thiên Chúa, lúc thì nói trong ta có đấng Kitô, lúc thì nói trong ta có Thần Chúa . Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa há đã chẳng mãi mãi ngự trị trọn vẹn trong tâm hồn ta hay sao?

Đây là lời Thánh Paul về Thần Chúa hiện diện trong ta: Chính vì chúng ta có Thần Chúa, nên chúng ta mới có thể gọi Chúa là Cha. [14] và mới có thể cộng hưởng gia nghiệp Thượng Đế như Chúa Giêsu. [15] Chính vì chúng ta có Thần Chúa, nên chúng ta mới có sự hiểu biết về Chúa.[16]

Thánh John cũng chủ trương: Chúng ta biết được rằng: ta ở trong Chúa và Chúa ở trong ta, chính là vì Ngài đã cho chúng ta Thần Chúa. [17]

Riêng tôi, từ lâu đọc Thánh Kinh, tôi thấy rằng, nếu Phúc Âm là một Tin Mừng, thì Tin Mừng ấy sẽ là như sau:

*Anh em chẳng phải là nhửng kẻ phàm hèn, chẳng phải là con nuôi, con nhặt, con đòi, mà anh em cũng y thức như tôi, chúng ta là con một Cha Chung. Vì thế mà Ngài mới lập ra Kinh Lạy Cha Chúng Tôi[18]

*Nước Trời đã ở ngay trong lòng chúng ta.[19]

*Nếu Nước Trời ở trong ta, thì dĩ nhiên Vua Nước Trời không thể sống lưu vong ngoài nước Ngài, mà chắc chắn là phải sống động trong lòng chúng ta.

*Như vậy anh em chính là đền thờ của Ngài. [20]

*Như vậy, việc gì phải xây cất những đền đài, những thánh đường, thánh thất nguy nga cho Ngài ở, vì Ngài đâu có thèm ở trong những đền đài đó. Thánh Stephen, vị thánh tử đạo đầu tiên, và Thánh Paul, một trong những vị sáng lập ra Đạo Thiên Chúa đã long trọng tuyên xưng: Chúa Trời Đất chẳng bao giờ ở trong những đền đài do tay người tạo dựng nên.[21]

*Nếu Chúa ở trong mọi người, thì dĩ nhiên yêu người là mến Chúa. Cho nên Chúa Giêsu chung qui, chỉ dạy mến Chúa và yêu người, và bao giờ cũng chủ trương yêu người là mến Chúa.[22]

*Hơn thế nữa, con người chẳng bao giờ có thể tách rời Thiên Chúa dù là một phút, một giây. [23]

 

CAO ĐÀI : ““Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi”

 

Có phải Đạo vừa là “con đường ”, vừa là “Bản thể ”? - Thầy đã dạy tiếp: “Nên chi, trong thời kỳ Hạ Nguơn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm linh quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại linh quang.”

. Nghiên cứu thánh ngôn trên, chúng ta thấy Thầy đã dạy rất rõ ràng sự đồng nhất giữa “đường Đạo” (Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm linh quang Thầy đã cho đến trần gian) và “Bản thể ” (trở về khối Đại linh quang)
Tóm lại, giáo lý Đại Đạo đã xác minh Bản thể của Vũ trụ vạn vật là Đại linh quang, hàm tàng Thượng Đế hữu ngã, Thượng Đế vô ngã, Chúng sanh, Con đường tiến hóa tâm linh của chúng sanh. Nói chung là Đại Đạo.

                                                                        *  *  *

“Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa, để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian mà các con gọi là đời. Mọi sự vật trên đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại.
Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực. ”

(nhipcaugiaoly.com Đạo là con đường duy nhất . . .http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=641)

 

KẾT LUẬN : TÔN CHỈ ĐẠI ĐẠO
Tý thời 15 tháng 8 Tân Sửu Đ.Đ. 36 (24-9-1961)
                 
“. . .Hôm nay, Thầy chuyển lập Tam Kỳ Phổ Độ để
chấn hưng chánh lý đồng nguyên, để xóa bỏ những
cạnh khía ngã chấp sắc màu mà dung hiệp phần tinh
ba cổ kim Âu Á trên lập trường duy nhứt, nghĩa là xóa
bỏ cái Dị mà đem lại cái Đồng giữa các sắc giáo, để
làm phương định cứu thế độ hồn cho đẳng chúng sanh
thoát vòng mê tân khổ hải. Các con khá hiểu: tôn giáo
chỉ là một phương thức tổ chức, là một sự sắp đặt có
đường lối, được mệnh danh theo từng thời kỳ khai lập
cho lý Đạo truyền thành. Tuy nhiên, để minh định cho
cơ khai triển tinh thần; danh từ tôn giáo cũng được đề
cao trong sử độ, nhưng điều đáng quý nhất là tinh thần
đạo đức được thực dụng rõ ràng trong mỗi hiện thân
sanh chúng mới bảo tồn cho thể thống trang nghiêm


Giờ này Thầy không muốn cho cả thế gian ca ngợi
Thầy hoặc xưng tụng Thầy một cách ảo huyền, mà
mong sao tất cả con cái của Thầy đã nhập vào trường
Đạo đều lập trọn công tu, đầy lòng từ bi, bác ái, công
bình; không phân chi rẽ phái, không biệt dị giữa tôn
giáo này tôn giáo khác, mà quan trọng hóa chánh lý
đồng nguyên và khắc mình trong nhiệm vụ thế Thiên
hành đạo
của mỗi con có chức vụ hoặc lớn hoặc nhỏ.
Như thế là các con đã làm đúng với tôn chỉ của Thầy.
Xét vì thời xưa sự giao tiếp không được giao thông
trên hoàn vũ, cho nên mỗi giáo chủ thọ lãnh sắc chỉ
nơi Thầy lập giáo từng nơi để dạy dỗ chúng sanh, cảm
hóa tục đời trở về lý Đạo; tất nhiên mỗi hình thức tôn
giáo có mang theo một bản sắc địa phương trong quá
độ. Ấy là cái biệt dị của thông quán tục truyền trong
mỗi tôn giáo, nhưng trên phương diện triết lý cao siêu,
với mục đích tối thượng là truyền phương định lập tinh
thần thuần chơn khiết tịnh để đem lại cuộc đời thuần
đức thiện lương, thì dù trên phương diện nào cũng vẫn
nằm trong yếu lý.
[ . . .] Vậy, tôn chỉ lập giáo của Thầy là sứ mạng của mỗi
con làm cho đường đạo đức được minh hiện rõ ràng
trên phương diện thừa truyền thực thọ, để chỉnh đốn tất
cả những gì gọi rằng lầm lạc tội lỗi của thế gian, để
nêu cao bức tranh thần hội tổng hợp linh huyền cho
giữa các tôn giáo nhìn lại cái huyễn ngã của mình mà
tầm về sự thật.
Thầy khuyên tất cả các con hãy tránh
những sự tự tôn, sự công kích hẹp hòi, sự biện phân
chia rẽ giữa nhau mà thu hồi cõi lòng an tịnh thân yêu
hòa ái đặt theo hướng định Thầy truyền. Nhứt là những
con chức sắc chức việc cần trau luyện phẩm độ nhiều
hơn, vì là biểu chánh ảnh tùy, gương trong hình sáng.
Có như thế các con mới đủ điều kiện xây dựng cho
tiền đồ Đại Đạo ngày một hanh thông sáng tỏ và công
tu hành của mỗi con khỏi phải phai nhạt theo thời gian
kế hậu.
Khi nay Thầy dạy các con lo xây dựng phần tôn
giáo để phản ảnh cái lãnh vực tinh thần đạo đức của 5
lớp học là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo,
Phật đạo. Các con sẽ có chương trình đối chiếu và
cảnh minh những nguyên do lầm lạc, những di truyền
thủ lệ; đồng thời các con có dịp tạo nên những phước
quả chánh đáng trong quá trình hành đạo tiến lên một
mức độ cao hơn và các con sẽ được toại nguyền là
ngày nhân loại biết hồi đầu hướng thiện, biết sùng tôn

chánh đạo để cứu rỗi phần chơn hồn thì không còn
thiên lệch cái danh từ tôn giáo và chi phái nữa, mà chỉ
trực nhìn ở chỗ chí yếu là chánh pháp siêu nhiên mới
đủ hiệu lực để đem lại cuộc thanh bình hạnh phúc giữa
lớp sống đời người và mới là nơi định lập vĩnh viễn cho
linh hồn, ấy là ngày Đại Đạo hoằng khai, là sự kết quả
của nền Chơn Đạo vận hành từ chỗ Hữu đi đến chỗ Vô
vậy.
Thi bài:
Để thế gian phục hồi lý đạo,
Thầy chuyển cơ lập giáo Cao Đài,
Chấn hưng chánh pháp truyền khai,
Cổ kim dung hiệp đề tài giác linh.
Nêu tôn chỉ xương minh nguồn sáng,
Tam giáo quy căn bản hội thần,
Mở đường thế giới canh tân,
Đại đồng thiết lập chọn phần tinh ba.
Con hữu duyên Đạo nhà trước gặp,
Lập thân tu xây đắp thống đồ,
Khuếch trương nền tảng quy mô,
Theo cơ linh chuyển lần vô đức thành.
Trao Thiên mạng Thầy dành ban phước,
Chỉ lối đi mực thước con làm,
Chương trình Hiệp Ngũ Quy Tam,
Bản đồ Thiên hóa tiếp đem hội nầy.
Con nhận thức đủ đầy hư thiệt,
Bước công trình chi tiết lưu thông,
Còn ngày gặp gỡ Tây Đông,
Nêu cao đại thể từ trong thực hành.
Để khái niệm trọn lành chung cả,
Phẩm Trung thừa Thầy hạ sắc phê,
Trước tiên dẫn khởi nhập đề,
Tường minh tôn chỉ luận về căn nguyên.
Kể nhân loại đầu tiên từ thuở,
Người sanh ra ghi nhớ thiện từ,
Hồn nhiên một khối vô tư,
Năm châu tản mát định cư từng vùng.
Vui lẽ đạo thung dung nhàn lạc,
Thú thiên nhiên thuần phát cõi lòng,
Lần hồi tập nhiễm phần đông,
Mưu cầu lẽ sống tầm trong lợi quyền.
Chinh phục nhau đặt riêng giai cấp,
Giữa phú bần cao thấp phân tranh,
Làm cho mất vẻ thiên thành,
Cảnh đời mâu thuẫn biến sanh dục tình.
Thầy: THƯỢNG ĐẾ dưỡng sanh vạn loại,
Thấy nhơn sanh đi sái công truyền,
Nhứt kỳ chuyển lập phước duyên,
Đạo trường đem lại hương nguyền vạn linh.
Chiết dương quang mượn hình giả thể,
Tam giáo đồng đại để nêu lên,
NHIÊN ĐĂNG PHẬT độ tạo nền,
Định cơ siêu thoát vượt trên cảnh đời.
Tiếp hư vô sáng ngời bửu phẩm,
Nếp Tiên phong sưởi ấm chơn hồn,
THÁI THƯỢNG thuyết hóa cao tôn,
Minh minh diệu diệu Càn Khôn hiệp thành.

TAM THỪA CHƠN GIÁO • TRUNG THỪA 97
Hoạch bát quái đồ sanh biến hoá,
Chưởng thánh thơ giải tỏa nhơn tình,
PHỤC HY khai sáng đạo huỳnh,
Truyền cơ nhân bản khai sinh giác đồ.
Miền Đông Á điểm tô ba nhánh,
Phương Tây Âu một cảnh sơn hà,
MOISE thánh thể lập ra,
Mở đường cứu thế thông qua lý Trời.
Ba giải pháp một thời sáng tỏ,
Dạy thế gian lần bỏ tà tâm,
Cải trang từ chỗ sai lầm,
Định chơn thần huệ phương châm lưu hành.
Qua nguơn hội nguồn sanh dinh trưởng,
Cơ tiêu hao đối tượng theo ngày,
Theo đà vật dục chuyển xoay,
Lý đương mòn mỏi thay vô giả hình.
Trước trạng thái điêu linh chơn tánh.
Giữa màn trần tranh cạnh xôn xao,
Nhấp nhô biển khổ sóng gào,
Vợi hồn nhân loại bước vào sông mê.
Nhị kỳ chuyển tiếp đề phổ hoá,
Cho kỷ nguơn thừa hạ minh khai,
THÍCH CA chấn chỉnh Phật đài,
LÃO ĐAM điều dưỡng thoát thai Tiên hành.
Trên thực tế lưu thanh phẩm độ,
Sau định thành công bổ thần quang,
TRỌNG NI thánh đức dẫn đàng,
JÉSUS tiếp chuyển cứu an tục đời.
98 TAM THỪA CHƠN GIÁO • TRUNG THỪA
Đem giáo lý nơi nơi cảnh tỉnh,
Tùy cơ năng phân định giác đồ,
Lập thành thể thống quy mô,
Phổ thông chánh pháp diễn phô chơn truyền.
Thầy biện giải căn nguyên con rõ,
Lý Tam Tông hóa độ xưa nay,
Để còn hội lãnh trong ngày,
Khỏi điều sai lạc dở hay hiểu lầm.
Tiếp Phật độ cao thâm huệ mạng,
Minh tâm rồi chánh đáng giải mê,
Tiên gia siêu việt đường về,
Tu tâm luyện tánh mở đề HƯ VÔ.
Phật Tiên vốn khởi hồ thượng đẳng,
Phải minh trai mới đặng kim đơn,
Mới thông hư thiệt tuần hườn,
Chơn hồn trực tiếp linh sơn điểm thành.
Lòng bác ái từ sanh vạn loại,
Kịp thú cầm trang trải niềm thương,
Nuôi cơ cảm ứng thông thường,
Từ bi phổ cập âm dương vận hành.
Đường Thánh đạo phân ranh xử thế,
Chỉnh phong cương lập thể đại đồng,
Chí thành dưỡng tánh tồn tâm,
Thứ trung, tinh nhất uyên thâm phước đời.
Phần Thánh đạo sáng ngời nhân phẩm,
Định cang thường tưới tẩm thiên lương,
Hiếu, trung, tín, nghĩa lập trường,
Dựng xây nền tảng trên đường tu thân.
Sống giữa cuộc trọng phần hòa lạc,

TAM THỪA CHƠN GIÁO • TRUNG THỪA 99
Đúc nên người thuần phát thế gian,
Chánh danh ngôn thuận đoan trang,
Công bình xử sự một đàng lối chung.
Thoáng nhận thức hình dung ranh giới,
Nhưng tinh thần tiến tới không hai,
Vì rằng Nhân đạo cao dày,
Mới mong Thiên đạo còn ngày linh thông.
Cơ nhập thế nếu không trọn cả,
Mà vội cầu điểm họa kim thân,
Khác nào lầu cất chín tầng,
Móng khơi bãi cát bao lần tốn công.
Nhưng trái lại nếu không Phật pháp,
Không đoạt cơ linh tháp Tiên gia,
Thì đâu chứng hưởng bửu tòa,
Vô vi nhi hiện vượt qua lý đời.
Bởi thế nên đồng thời sứ mạng,
Phật, Thánh, Tiên nhứt bản cơ vi,
Hễ là cách vật trí tri,
Xử thông thế đạo đúng kỳ luyện phanh.
Nhưng yếu tố nay thành nan giải,
Giữa môn đồ biện cãi thấp cao,
Trọng phần ngã chấp hô hào,
Không nhìn toàn diện tiếp giao tinh thần.
Thêm một nỗi chơn thân tiêu tứ,
Phương thực hành khó giữ vẹn nguyên,
Bên trong không đạt chí thiền,
Bên ngoài thủ lệ lệch thiên giả trần.
Thử xét kỹ từng phần nêu rõ,
Lời giáo truyền bày tỏ còn ghi,
Rồi nay thể hiện những gì?
Gọi rằng cứu cánh mầu vi độ hồn?
Phật không dạy cao tôn lễ bái,
Tiên đâu bày tệ hại sát sanh,
Thánh môn sao chẳng đức thành,
Ôi, thời mạt pháp phải đành tổn thương!
Theo màu sắc biến thường cõi tục,
Bụi trần nhơ pha đục nguồn Thiên,
Nổi sôi vật chất kim tiền,
Làm cho hương vị đạo nguyên lặng tờ.
Thầy đau đớn con thơ có biết,
Mỗi một phen phải chiết linh quang,
Vì con, con quá bạo tàn,
Chôn vùi ngọc thể diễn màn trái oan.
Nay giữa cuộc thương tang kỷ hạ,
Cả toàn cầu san phả nghĩa nhân,
Vòng quanh theo bóng hung thần,
Giục lòng sát phạt giữ phần lợi danh.
Danh lợi khổ rấp ranh giờ phút,
Ác khí tăng từng khúc lên cao,
Bên đài nghiệt cảnh thét gào,
Tiếng than đồng loại dẫm màu máu xương.
Đời đã lắm tai ương dồn dập,
Đạo còn mang tranh chấp giả hình,
Duy nguy đời đạo nan minh,
Sông mê nhồi khúc, sóng tình nhiễu nhương.
Đâu tìm thấy an bường cảnh lạc,
Hỏi này con đài các mà chi?
Màn trần nhuộm vẻ ai bi,

TAM THỪA CHƠN GIÁO • TRUNG THỪA 101
Sầu đông càng lắc, càng khi dẫy đầy.
Tam kỳ chuyển hội này cảnh tỉnh,
Đưa nhã thoàn ổn định căn duyên,
CAO ĐÀI Thầy lập Nam miền,
Chấn hưng thuyết hóa khai nguyên mạch hồng.
Vẹt thành kiến Tây Đông từ thuở,
Hiệp ngã đường rộng mở năm chi,
Truyền thông đẳng cấp tu trì,
Phục hồi lý đạo cho y thống đồ.
Với sứ mạng thể hồ trọng đại,
Nên trước tiên Thầy giải rõ ràng,
Quy nguyên Tam giáo chánh đoan,
Mở đường ái chủng nhân hoàn soi chung.
Khuyên con gắng nấu nung chí cả,
Học cho rành phước họa vô môn,
Để còn nuôi dưỡng linh hồn,
Để còn giữ trọn thần hôn thiện từ.
Con có biết con hư Thầy khổ,
Khổ vì con chưa độ lập thân,
Mỗi khi xao xuyến tinh thần,
Là cơ xúc động chơn thân bửu đồ.
Thầy không dạy Hớn Hồ phân niệm,
Mà mở đầu trang điểm tâm linh,
Dạy con trên quãng hành trình,
Chung đồng nhứt trí xương minh giác thần.
Con rõ biết đừng phân đây đó,
Việc phái chi dứt bỏ tục thường,
Dung hòa sắc giáo truyền phương,
Tạo nên đường lối thông thường gặp nhau.

(Trung Thừa Chơn Giáo,TÔN CHỈ ĐẠI ĐẠO
Tý thời 15 tháng 8 Tân Sửu Đ.Đ. 36 (24-9-1961)

 


________________
(1) Thượng h hu thy, dĩ vi thiên h mu. Ký đắc k mu, dĩ tri k t. Ký tri k t phc th k mu. Mt thân bt đãi. (Thiên h có khi đim. Khi đim y là m thiên h. Đã được m, thi biết con, tr v gi m, thân đến chết vn không nguy.) (Đao Đức Kinh, ch.52, Nhân T Nguyn Văn Th dch)
(2) Ngun: ALAIN FINKIELKRAUT, Tp chí Người đưa tin UNESCO. Chuyên đề 1789 Mt ý tưởng đã làm thay đổi thế gii. S tháng Sáu 1989, trang 30-33. Bn đin t do triethoc.edu.vn thc hin
(3) Đức Chí Tôn, 15-02 Quý Hi (29-3-1983).
(4) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Ph Thông Giáo Lý, 15-4 Tân Du (18-5-1981).
(5) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, 15-01 K Mùi (11-2-1979).
(6) Quân t hoàng trung thông lý. Chính v cư th. m ti k trung, nhi sướng ư t chi. phát ư s nghip. M chi chí dã. Trình Di chú hoàng trung là «văn v bên trong.» (Hoàng trung, văn cư trung dã , ). Hoàng (màu vàng) là màu trung hoà, th hin đức trung, nên Chu Hi chú: «Hoàng trung ý nói đức trung bên trong.» (Hoàng trung ngôn trung đức ti ni ). Hoàng trung thông lý, chính v cư th , = văn v bên trong và thông đạt s lý; bn thân ngôi chính đáng.
(7) Hun t ca Đức Chí Tôn, Cơ Quan Ph Thông Giáo Lý, 29-02 Mu Ng (06-3-1978).
(8) Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bch Kim Tinh, 15-01 Giáp Dn (06-02-1974).

 

Tài liệu Tham Khảo : _Tinh hoa các Đạo giáo, Nguyễn Văn Thọ ( nhantu.net)

_ ĐạiThừa Chân Giáo, Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh

_ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q1, Tòa Thánh Tây Ninh,

_ Trung Thừa Chơn Giáo, HT. Tam Quan Cấu Kho, Tòa Thánh Trung Ương Bình Định,

Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

"Quân tử là một người đức tài xuất chúng, phẩm hạnh nhân cách hoàn toàn, tánh tình cao thượng. Người Quân tử bao giờ cũng ung dung thư thái, ưa làm sự phải điều hay, thuận thiên lý lưu hành, đem chơn đạo mà khuyên đời tùng lương cải ác. . .

Thánh giáo Cao Đài

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây